Tính tới tính lui, chúng tôi chọn thuê nhà hàng giá phải chăng, làm lễ thành hôn, đãi khách nhà trai và nhà gái chung một tiệc.
Tổng số khách mời gói gọn khoảng 28 bàn tiệc. Tôi đặt thêm 2 bàn dự phòng nhưng đinh ninh sẽ không phải dùng đến.
Do tiệc ở nhà hàng, hạn chế trẻ em nên tôi nói chồng dặn bố mẹ chồng mời khách thì nói khéo để họ không dẫn theo con cháu. Tôi chỉ muốn hạn chế tối đa sự cố ngoài dự tính và không phát sinh chi phí.
Ngày cưới trời mưa khá to, nhưng khách đến đông đủ khiến vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm. Càng gần giờ làm lễ, họ hàng nhà trai đến càng nhiều. Tôi chưa kịp mừng thì thấy họ dẫn theo con cháu rất đông.
Tôi nghĩ thầm, chắc họ sẽ kê thêm ghế cho các cháu nhỏ ngồi chung bàn. 30 phút trước khi buổi lễ diễn ra, tôi choáng váng khi nhân viên nhà hàng ra báo phải dùng đến 2 bàn tiệc dự phòng.
Điều đáng trách, khách nhà trai dồn trẻ em đi kèm sang 2 bàn dự phòng, chứ không ngồi xen kẽ như tôi dự tính.
Với 2 bàn trẻ em ngồi kín, tôi phải trả chi phí tính thêm là 6 triệu đồng. Như vậy, tiệc chưa tàn mà vợ chồng tôi đã mất trắng nửa tháng lương.
Không thể làm gì khác, tôi chuyển sang giận dỗi chồng, hỏi anh tại sao không nhắc bố mẹ nói khách hạn chế dẫn theo con cháu. Anh ấy thề thốt đã nhắc bố mẹ không dưới 3 lần.
Tôi không nén được cơn giận, mặt mày cau có. Lúc lên sân khấu làm lễ, vẻ mặt khó chịu của tôi rơi vào tầm ngắm của nhà chồng.
Thế nên, trong lúc chúng tôi đến chào bàn, một người họ hàng bên chồng cợt nhả: “Chưa mở phong bì mừng cưới mà mặt cô dâu đã nặng như đeo đá thế kia”.
Cơn giận bị châm ngòi, tôi chẳng chịu thua, lên tiếng cạnh khóe: “Cần gì kiểm đếm nữa ạ? Nhìn khách thế kia thì xác định vui là chính thôi ạ”.
Tôi đang nói thì chồng giật tay ra hiệu dừng lại. Nụ cười chào khách của mẹ chồng đanh lại. Bà ra hiệu tôi vào phòng thay đồ nói chuyện.
Vào phòng, mẹ chồng trách tôi ăn nói thiếu chừng mực, hỗn láo với họ hàng. Tôi không nhịn, bật lại: “Bố mẹ hỗ trợ đồng nào cho vợ chồng con làm đám cưới không? Bố mẹ không phụ một đồng nào thì làm sao hiểu được cảm giác người ta dẫn con cháu đến “ăn chùa”.
Chưa cần kiểm tra thùng tiền mà thấy gánh nợ 2 bàn tiệc toàn trẻ con. Chưa kể, đám trẻ con ấy toàn là người bên họ hàng nhà trai, nhà gái của con không có ai dẫn theo con cháu”.
Mẹ chồng quay sang chồng tôi đay nghiến: “Con chọn vợ giỏi lắm, chưa bước vào nhà đã dạy đời mẹ”.
Nói xong, bà vội vã ra ngoài tiếp khách. Từ đó đến nay, bà không hỏi han đến vợ chồng tôi. Có lần, chồng tôi hỏi thăm, hứa Tết về quê chơi thì mẹ chồng bảo không cần.
Tôi không biết mình sai chỗ nào mà mẹ chồng lại giận dỗi như thế. Đáng ra, bà phải xuống nước, nhận sai mới đúng.
Bà đâu có biết, sau đám cưới, vợ chồng tôi phải nhịn ăn nhịn mặc để trả thêm nợ cưới, trong khi bố mẹ chồng không cho một xu.
Tết này, tôi dự định vẫn về quê cho tròn bổn phận. Mẹ chồng đối xử ra sao thì ra, dẫu gì tôi cũng đâu có sống chung.
Mời độc giả chia sẻ ý kiến về câu chuyện này qua địa chỉ mail: [email protected] hoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng! |
Độc giả giấu tên
TS Lại Xuân Môn, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ương, cho biết Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, phát biểu gần đây đã đề cập đến kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Tổng Bí thư đã được Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 thống nhất.
"Đây là chủ trương, định hướng mới có tầm chiến lược phát triển đất nước, có ý nghĩa chính trị to lớn, cần đưa vào văn kiện Đại hội 14", ông Môn nói. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, cần được nghiên cứu, thảo luận, để tạo thống nhất cao về nhận thức, hành động. Vì vậy, cuộc thảo luận đầu tiên được tổ chức tạo cơ sở tiếp tục đi sâu nghiên cứu, bàn thảo, làm sáng tỏ và đầy đủ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn của "kỷ nguyên mới".
Ngày biết tôi không phải là giọt máu của bố, ông bà nội tôi sốc nặng. Ông bà gọi mẹ tôi ra giữa nhà để tra khảo, chì chiết bằng những lời lẽ cay nghiệt nhất.
Họ muốn biết tôi là "dòng giống của ai", mẹ tôi đã "lang chạ, bôi tro trát trấu vào dòng họ" nhà ông bà tự bao giờ?
Lúc ấy, mẹ tôi quỳ gối trên nền đá hoa cương lạnh ngắt. Bên cạnh, bố tôi cũng quỳ, cúi đầu như kẻ đồng phạm.
Thời trai trẻ, bố tôi yêu mẹ hơn tất cả những gì ông có. Tình yêu của ông dành cho mẹ tôi lớn đến nỗi, ông thà ở lại Việt Nam để theo đuổi bà chứ không chịu xuất ngoại học lên tiến sĩ.
Dẫu vậy, đối với bố, trái tim mẹ tôi hoàn toàn nguội lạnh. Bà đã trót yêu và dành trọn tình cảm cho anh thợ sửa đàn mandolin.
Cả hai tưởng đã cưới nhau nếu như bố tôi không xuất hiện. Ông bà ngoại tôi áp lực, buộc mẹ phải cưới bố tôi như một cách cám ơn ông vì đã thay mình trả những món nợ khổng lồ.
Về nhà chồng, dẫu không yêu bố nhưng mẹ tôi vẫn luôn giữ trọn đạo làm dâu, làm vợ. Bố tôi vẫn biết mẹ còn thương nhớ người cũ nên hết mực yêu chiều.
Ông hy vọng tấm chân tình của mình sẽ khiến mẹ dần quên đi anh sửa đàn nơi xóm cũ. Thế mà chỉ một lần gặp lại nhau sau 2 năm đi lấy chồng, mẹ tôi lại ngã vào lòng anh thợ sửa đàn.
Tôi là kết quả của phút yếu lòng duy nhất ấy của mẹ. Ngày bị bố mẹ chồng tra khảo, mẹ tôi kể lại câu chuyện trên trong nước mắt.
Nhưng những giọt nước mắt ấy không làm vơi dịu cơn thịnh nộ, uất ức của ông bà nội tôi. Cả hai yêu cầu bố tôi chấm dứt cuộc hôn nhân oan trái. Mẹ và tôi không được ở lại trong ngôi nhà này.
Bố tôi nghe xong cũng khóc. Sau ít phút nghĩ suy, ông dìu mẹ tôi đứng dậy. Ông cúi đầu xin phép cha mẹ để được nói chuyện với mẹ tôi.
Ông nói: “Sau hôm nay, sẽ không còn ai trong gia đình nhắc đến chuyện này. Em vẫn sẽ là vợ anh, Linh vẫn sẽ là con của chúng ta nếu em quên đi anh ta, nếu em chỉ sống vì con và gia đình này”.
“Còn nếu không, em cứ ra đi. Anh luôn trọng quyết định của em. Nhưng nếu em chọn lựa chọn này, hãy để anh được chăm sóc, nuôi dạy con cùng với cha ruột của bé”.
Lúc ấy mẹ tôi chỉ biết khóc rồi ôm lấy bố tôi. Sau cùng, bà không chơi đàn mandolin nữa. Bà cũng xin nghỉ việc ở nhạc viện để ở nhà chăm sóc chồng, con.
Và sau đó, bố cho tôi đến thăm, chơi cùng ông thợ sửa đàn. Vào dịp sinh nhật, lễ, Tết, tôi luôn có 2 món quà đặc biệt. Bên ngoài một trong 2 món quà này luôn dán hình ảnh chiếc đàn mandolin.
Cho đến tận bây giờ, bố tôi và ông thợ ấy vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Tôi luôn biết ơn bố. Nhờ ông, tôi có thêm những tình yêu thương thật khác, thật đặc biệt từ ông thợ sửa đàn.
Tôi vẫn nhớ lời ông nói với tôi năm tôi 18 tuổi. “Bố của con không phải là người cha vĩ đại như con nghĩ đâu. Bố vẫn ích kỷ khi ước ao con là giọt máu của mình, là con của chỉ mình bố thôi”.
“Thế nhưng, ở đời không phải lúc nào ta cũng có được điều mình muốn. Sau cùng, bố chỉ muốn con có được tình yêu trọn vẹn và biết được nguồn cội của mình”.
Bây giờ, mỗi dịp Ngày của cha, tôi đều nhớ như in lần bố dẫn tôi đến gặp ông thợ sửa đàn. Đó là lần đầu tiên tôi biết mình có đến 2 người bố. Cũng như bố, "ông thợ sửa đàn" cho mẹ tôi ngày nào không bao giờ đòi hỏi, thúc ép tôi chọn lựa phải về sống với ai.
Ông và bố tôi đều để tôi tự do sống với tình cảm của mình. Tôi có thể thoải mái đến ở, thăm, chăm sóc hai người bất cứ lúc nào. Mỗi lúc buồn, bế tắc trong cuộc sống, hai người vẫn ở bên và cho tôi những lời khuyên bằng chính những trải nghiệm của mình.
Đến bây giờ, tôi mới cảm nhận hết tình yêu thương và sự hy sinh của bố dành cho mình. Tình yêu thương và sự hy sinh ấy không chỉ cho tôi cuộc sống vật chất đủ đầy mà còn giúp tôi có 2 người cha.
Tôi vẫn hay tự hào và khoe với chúng bạn rằng mình có đến hai "ngọn núi Thái Sơn" nên sẽ chẳng bao giờ cô đơn hay sụp đổ.
Độc giảN.S.