Từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2011, Vietradico đã chuyển cho Tổng công ty Coma 94 tỷ đồng, tương đương 671.492 cổ phần Comaland. Số cổ phần Vietradico chưa thanh toán hơn 328.500 cổ phần, tương đương hơn 46 tỷ đồng.
Ngày 5/4/2013, Tổng công ty Coma và Vietradico ký biên bản thanh lý hợp đồng số 430 xác nhận Vietradico đã thanh toán cho Tổng công ty Coma 94 tỷ đồng và nợ 46 tỷ đồng.
Dù đã thanh lý hợp đồng 430 nhưng tới ngày 25/6/2014, Tổng công ty Coma và Vietradico vẫn ký bổ sung phụ lục hợp đồng số 02 điều chỉnh giá bán hơn 328.500 cổ phần Comaland từ 140.000 đồng/cổ phần xuống còn 48.000 đồng/cổ phần.
"Việc điều chỉnh giảm này không có căn cứ, không đúng quy định về chuyển nhượng vốn đầu tư tại doanh nghiệp, làm giảm giá trị hợp đồng ký ban đầu tạm tính là hơn 30,2 tỷ đồng" - kết luận thanh tra nêu.
Đề nghị Bộ Xây dựng kiểm tra việc lập khống tài liệu, chuyển nhượng dự án
Liên quan tới vụ việc này, năm 2018, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ (Bộ Công an) đã vào cuộc và sau đó có văn bản gửi Bộ Xây dựng nêu rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật trong chuyển nhượng cổ phần của Comaland xảy ra tại Tổng công ty Coma.
Cụ thể, Vietradico và Tổng công ty Coma có hành vi lập khống tài liệu, chứng từ giảm giá cổ phần Comaland quay ngược thời gian trước thời điểm định giá trị Coma để phục vụ quá trình cổ phần hoá.
Việc này nhằm hợp lý hoá việc giảm giá chuyển nhượng cổ phần cho phù hợp với quyết định của Bộ Xây dựng về cổ phần hoá Coma vào ngày 1/7/2014. Hành vi trên là thực hiện không đúng về nghiệp vụ hạch toán, kế toán.
Sau khi thực hiện hành vi gian dối hợp thức, số nợ tiền mua cổ phần phải thu của Vietradico với Coma giảm hơn 30,2 tỷ đồng và số tiền này không còn trong tài sản của Coma.
Ngày 20/1/2015, Coma và Vietradico ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án trên lô đất 2.5HH với giá trị chuyển nhượng 299,5 tỷ đồng, bao gồm giá trị tiền sử dụng đất 235,9 tỷ đồng và lãi cố định 57,7 tỷ đồng. Thời điểm này, số tiền hơn 30,2 tỷ đồng không được đưa vào tính giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
Qua điều tra xác minh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ nhận thấy hành vi lập khống tài liệu, chứng từ giảm giá cổ phần Comaland là để hợp lý hóa việc giảm giá cổ phần, tuy nhiên hành vi sai phạm này chưa gây thiệt hại, thất thoát tài sản, nguồn vốn nhà nước trong hoạt động kinh doanh dự án 2.5HH.
Vì thế, cơ quan này thấy chưa đủ căn cứ để xử lý về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm thuộc ông Dương Văn Hồng, Tổng giám đốc Coma. Cơ quan điều tra đã đề nghị Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền.
Theo kết luận thanh tra mới đây, TTCP vẫn đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương kiểm tra việc góp vốn, thoái vốn của Tổng công ty Coma tại Comaland, việc lập khống tài liệu, chứng từ, việc chuyển nhượng dự án 2.5HH Lê Văn Thiêm nhất là các nội dung mà C03 - Bộ Công an đã nêu trước đó. Trong đó làm rõ việc xác định giá trị doanh nghiệp có liên quan đến dự án này...
Bệnh nhân T. vào viện lúc 22h42 ngày 7/9. Tại đây, chị T. được chẩn đoán thai con so đủ tháng chuyển dạ. Đến 0h45 ngày 8/9, sản phụ T. đẻ thường bé gái nặng 2,9kg. Khoảng 4h40 ngày 9/9, sản phụ tỉnh, đau bụng, ra máu âm đạo, đau rát vết khâu cắt tầng sinh môn...
Đến 5h cùng ngày, sản phụ tỉnh nhưng khó thở, máu âm đạo ra ít, cầu bàng quang dương tính, được chẩn đoán: Suy hô hấp/hậu sản thường ngày thứ 2/theo dõi sốc phản vệ.
Ngay sau đó, các y bác sĩ đã tiến hành các bước xử lý, đồng thời mời trực lãnh đạo và bác sĩ Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu hội chẩn.
Khoảng 10 phút sau, chị T. tỉnh, vã mồ hôi, co cứng người, mạch nhanh nhỏ. Sau đó, bệnh nhân hôn mê, kích thích vật vã, tình trạng diễn biến không thuận lợi...
Đến 5h30 cùng ngày, chị T. tiếp tục hôn mê, ngừng thở, ngừng tim. Khoảng 2 tiếng đồng hồ được hồi sức cấp cứu, nhịp tim đập trở lại, bệnh nhân tự thở được nhưng không đều.
Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã mời hội chẩn toàn viện thống nhất chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn hô hấp do sốc phản vệ độ IV, xử lý tiếp tục hồi sức, chuyển Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã cử ê-kíp chuyển viện gồm 3 bác sĩ, 3 điều dưỡng.
Đến 18h ngày 9/9, bệnh nhân T. đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Trước đó, gia đình sản phụ T. đã đăng tải lên mạng xã hội phản ánh việc ngày 8/9, chị T. sinh 1 bé gái nặng 2,9kg tại Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk.
Đến khoảng 4h ngày 9/9, chị T. lên cơn đau nên người nhà đi tìm y tá đến xem xét tình hình và được tiêm 1 liều thuốc kháng sinh. Khoảng 30 phút sau, chị T. lên cơn co giật và được bác sĩ trưởng khoa sản vào cấp cứu hồi sức. Quá trình hồi sức khoảng 2 giờ, tim của chị T. đã đập trở lại và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên...
Người nhà sản phụ cho rằng, vì phát hiện muộn của bác sĩ Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk nên dẫn đến tình trạng trên.
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk, đây là một sự cố y khoa không ai mong muốn. Sau khi tiêm thuốc, sản phụ có dấu hiệu sốc phản vệ, đơn vị cũng đã xử lý, cấp cứu hết khả năng.
Những ngày qua, trung tâm cũng liên tục thăm hỏi, động viên gia đình, chăm sóc cho cháu bé. Đối với việc gia đình sản phụ có những bức xúc trong lúc đau buồn, trung tâm y tế không có ý kiến gì, chỉ biết chia sẻ, động viên.
Chí Kiên
Điện thoại di động, máy tính bảng, máy ảnh kỹ thuật số, tai nghe và bộ tai nghe, máy chơi game cầm tay và loa di động, có thể sạc lại qua cáp có dây, sẽ phải được trang bị cổng USB Type-C, bất kể nhà sản xuất nào. Chỉ áp dụng các trường hợp miễn trừ dành cho các thiết bị quá nhỏ để có cổng USB Type-C, chẳng hạn như đồng hồ thông minh, thiết bị theo dõi sức khỏe và một số thiết bị thể thao".
Cổng sạc Lightning truyền thống trong các sản phẩm iPhone của Apple.
" alt=""/>EU sắp tiến thêm một bước tới việc biến bộ sạc iPhone trở nên 'vô dụng'