Chị khoe: “HTX Lanh Trắng đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí cho các chị em phụ nữ. Thậm chí, mỗi chị em đến đây học nghề còn được hỗ trợ 30.000 đồng/ngày”.
Cũng từ đó đến nay, HTX trở thành nơi dạy nghề cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật hay là chốn tìm về của nhiều cảnh đời éo le, khốn khổ… Và sau khi được dạy nghề, họ sẽ trở thành thành viên của HTX, tham gia vào các công đoạn làm lanh.
Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Đồng Văn Vàng Thị Cầu cho hay, HTX đã có những phát triển nhất định, tạo công ăn việc làm cho trên 95 hội viên phụ nữ là những chị em khó khăn. Thành viên HTX đã dạy nghề thêm được 2 lớp và thành lập được 3 tổ hợp tác liên kết.
Sau đào tạo, nhiều hộ nông dân thu nhập 4-10 triệu đồng/tháng
Sau khi được học nghề dệt lanh trắng, đến nay đã có 4 hộ gia đình ở xã Sà Phìn thoát nghèo, có cuộc sống ổn định với khoản thu nhập trên từ 4-10 triệu đồng/tháng.
Là một trong những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Sà Phìn, nhưng nay cuộc sống ổn định nhờ được dạy nghề dệt lanh trắng, chị Sùng Thị Sy khoe chị là một trong những người được HTX dạy nghề, sau đó trở thành thành viên của HTX. Đến nay, chồng chị cũng bắt đầu tham gia nên thu nhập của gia đình chị ngày càng ổn định, không còn cảnh đói kém như trước.
“Mới đây tôi vừa cùng HTX Lanh Trắng bảo vệ thành công “Đề án phát triển các sản phẩm thổ cẩm từ vải lanh tự nhiên”. Đây là 1 trong 5 đề án khởi nghiệp xuất sắc được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hỗ trợ vốn mức cao nhất (100 triệu đồng) để tiếp tục phát triển”, chị Sy chia sẻ.
Tương tự, bà Sùng Thị Say, 55 tuổi – là một trong một trường hợp bị tàn tật ở chân, hay em Giàng Thị Già, 23 tuổi do nhẹ dạ cả tin đã từng bị lừa bán sang Trung Quốc, may mắn được cứu thoát trở về… đều được HTX đón nhận và dạy nghề, tạo công ăn việc làm với mức thu nhập 3-4,5 triệu đồng/người/tháng.
![]() |
Có những người đã thoát nghèo nhờ được đào tạo nghề |
Theo chị Vàng Thị Cầu, HTX Lanh Trắng đảm nhận công đoạn khép kín từ trồng lanh đến đầu ra sản phẩm. Tất cả đều trong địa bàn huyện, không nhập gì từ bên ngoài. Bởi chị mong muốn tạo công ăn việc làm cho chị em ở trong huyện.
Hiện trên địa bàn huyện có 15 trên tổng số 19 xã thị trấn tham gia mô hình liên kết với Lanh trắng, mỗi xã/thị trấn ít nhất có 1 nhóm khoảng 7-10 người tham gia”, chị Vàng Thị Cầu, cho biết.
“Chúng tôi đã có những đơn hàng như từ Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật. Đơn hàng nước ngoài đầu tiên là túi đựng tài liệu cho các đại biểu dự hội nghị của UNESCO. Sau đó, chúng tôi đã phát triển đi Nhật khá là nhiều sản phẩm khác”. Chị Cầu khoe và cho biết, hiện nay nhiều khách hàng tìm đến HTX nhập vải lanh để về may các sản phẩm thời trang thiết kế chất lượng cao.
Tương lại, HTX mong muốn thiết lập vùng trồng cây lanh quy mô, mở rộng ra khoảng 3 tổ hợp tác, mỗi tổ 10-15 người và tổ chức các lớp dạy nghề, phát triển quy mô sản xuất đáp ứng các đơn hàng lớn, để hỗ trợ được nhiều hơn nữa những mảnh đời bất hạnh ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, chị Cầu chia sẻ.
Châu Giang
" alt=""/>Ấn tượng lớp dạy nghề miễn phí cho phụ nữ nông thôn Sà Phìn![]() |
Hơn 2.200 sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM tự ý bỏ học, học kỳ I năm 2019-2020 |
Những sinh viên này được nhà trường công khai đầy đủ tên, tuổi, mã số sinh viên, ngày tháng năm sinh trên website của trường.
Trong 2.252 sinh viên bị cảnh báo vì tự ý bỏ học kỳ I có 393 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2017-2021.
Có 282 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2016 -2020.
Có 162 sinh viên hệ CĐ hệ chính quy khóa 2017-2020.
Có 897 sinh viên hệ CĐ hệ chính quy khóa học 2018-2021.
Có 507 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2018-2022.
Có 11 sinh viên hệ đại học liên thông vừa học vừa làm 2018-2020.
Theo quy định của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu tự ý bỏ học 2 học kỳ liên tiếp.
Lê Huyền
-Có trường cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý tới 28 ngày, trường cho nghỉ ngắn nhất cũng gần nửa tháng.
" alt=""/>Hơn 2.200 sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM tự ý bỏ họcNữ Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề khiến các doanh nghiệp chuyển ra nước ngoài hoạt động.
“Chúng tôi biết nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp đang tìm kiếm các lao động lành nghề. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để tuyển dụng đủ những người có chuyên môn cao. Nếu không, các công ty sẽ chuyển sang quốc gia khác và tất nhiên, chúng ta không muốn điều đó”, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh.
Đức hiện đang cần một lượng lớn các kỹ sư điện, công nhân cơ khí, đầu bếp, y tá, nhân viên chăm sóc người già, nhà khoa học máy tính và nhà phát triển phần mềm. Chính phủ đã tìm cách thu hút những người trình độ cao từ Việt Nam, Mexico, Philippines, Brazil và Ấn Độ đến đây làm việc.
Hiện có khoảng 2,5 triệu lao động từ các quốc gia EU đến làm việc tại Đức. Tuy nhiên, bà Merkel cho rằng, con số trên là chưa đủ nên Berlin đang mở rộng phạm vi tuyển dụng lao động.
Luật nhập cứ cho lao động lành nghề, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/3/2020, được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động không phải đến từ các quốc gia EU tới Đức làm việc.
Trường Giang (Theo DW)
- Dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thi tay nghề (kỹ năng nghề) các cấp mà Bộ LĐ-TB&XH vừa giới thiệu để xin góp ý nêu rõ về chế độ đối với thí sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế.
" alt=""/>“Khát” lao động có tay nghề, Đức để mắt đến thợ lành nghề Việt Nam