1. Infiniti Q40
Quá khó để tìm ra một lí do rõ ràng cho việc khai tử chiếc xe thể thao sedan hạng sang này của Infiniti, tuy nhiên dường như Q40 không còn được hãng xe Nhật coi là sản phẩm quan trọng trong danh mục của mình khi mẫu Q60 IPL Convertible đang dần chiếm được sự quan tâm của khách hàng. Ngoài ra, một lí do đơn giản hơn để Infiniti tuyên bố dừng sản xuất Q40 chính là vì lí do tình hình kinh doanh không khả quan.
2. Land Rover Freelander
Người “làm cách mạng triệt để” sẽ nói Freelander đã chết, còn những ai trót đam mê những đường nét thiết kế, những triết lí kinh doanh “khác người” của hãng xe xứ sở sương mù thì sẽ nói: Freelander vẫn sống mãi… trong hình hài của Land Rover Discovery Sport.
3. Mazda5
Cái chết của Mazda5 có thể coi là lí do từ thị trường Bắc Mỹ, nơi Mazda đặt nhiều kì vọng cho chiếc Minivan cỡ nhỏ này. Vậy điều gì đã khiến chiếc xe kinh tế, tiết kiệm nhiên liệu, giá rẻ… lại không được quan tâm? Đơn giản, không người Mỹ nào muốn mua một chiếc minivan cỡ nhỏ, khi mà trong văn hóa sử dụng xe của người Mỹ - những chiếc minivan luôn phải rộng rãi, vận hành mạnh mẽ chứ không phải là một mẫu xe nho nhỏ, xinh xắn...
4. MINI Roadster / MINI Coupe
Cặp đôi này được rút khỏi danh mục sản phẩm của MINI trong một đợt “thanh lọc” tái cơ cấu sản phẩm để tìm đến những mục tiêu kinh doanh khả thi hơn, nhường chỗ cho những mẫu xe cá tính và trẻ trung hơn.
5. Mitsubishi Lancer Evolution
“Cái chết” được báo trước của Mitsubishi Lancer Evolution khi hãng xe Nhật tuyên bố 1.600 chiếc Mitsubishi Lancer Evolution Final Edition cuối cùng được sản xuất và bán tại Mỹ. Đây được xem là một trong những điều đáng tiếc nhất trong số những chiếc xe cùng chung số phận. Trong số này có khoảng 600 được đưa về chính quốc, đặt dấu chấm hết cho giai đoạn thành công của mẫu xe thể thao này. Có lẽ người ta sẽ còn nhớ Mitsubishi Lancer Evolution khi mà hiếm có một chiếc xe mạnh mẽ, giá bán hợp lí và phù hợp với nhiều tầng lớp khách hàng.
6. Mercedes-Benz GLK-Class
Không chỉ đơn thuần là việc những chiếc GLK-Class sẽ được thay thế bởi những chiếc GLC-Class mới, mà những chiếc xe từng được biết đến trong bộ phim truyền hình đầy lãng mạn Sex and City sẽ được một thế hệ xe “đàn em” mới thay thế, trẻ trung và đầy sức sống hơn và mang một niềm hy vọng lớn của hãng xe Đức trong việc giành thị phần trong một phân khúc sôi động nhất hiện nay.
7. Nissan Xterra
Câu hỏi “tại sao” được đặt ra khi mà Nissan quyết định khai tử mẫu SUV Xterra khi mà chiếc xe sử dụng hệ thống khung gầm nguyên khối (body-on-frame) này đang được khá nhiều người quan tâm bởi chi phí sở hữu và tính năng vận hành khá hợp lí. Ngoài ra, một vấn đề nữa khiến không ít người ngạc nhiên khi mà Nissan loại bỏ Xterra khỏi danh mục sản phẩm của mình mà hiện chưa có một mẫu xe nào thay thế, kể cả trong những kế hoạch dài hơi.
8. Scion iQ
Có lẽ đây là lần hiếm hoi ông lớn Toyota (nắm quyền quản lí Scion) chấp nhận thất bại trong nỗ lực chiếm lĩnh thị trường Bắc Mỹ. Dường như triết lí; nhỏ gọn, vận hành linh hoạt, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí thấp... thực sự không là điều mà người tiêu dùng Bắc Mỹ cần đến, ít nhất là cho tới thời điểm này, kể từ khi Scion lĩnh ấn “tấn công” thị trường Mỹ năm 1999.
9. Toyota Venza
Những kết quả kinh doanh “tồi tệ” một phần do khách hàng đánh giá là không phù hợp đã khiến hãng xe Nhật Bản quyết định khai tử mẫu xe này, mặc dù khi mới ra đời, chiếc wagon sử dụng khung gầm của chiếc sedan hạng trung Camry đã được người Nhật rất kì vọng vào một chiếc xe “cho cả gia đình với rất nhiều hành lí”...
10. Honda Crosstour
Cùng số phận với mẫu Venza của Toyota đó là người đồng hương Honda với chiếc Crosstour. Dường như thị trường Bắc Mỹ không muốn "một chiếc xe làm được nhiều việc”, và người tiêu dùng không chấp nhận sử dụng một chiếc xe được “lai tạo” giữa một chiếc xe gia đình và một chiếc crossover.
(Theo Dân trí)
Siêu xe Ferrari F12 Berlinetta giá 21 tỷ tại Hà Nội" alt=""/>10 mẫu xe bị 'bỏ quên' trong năm 2016Năm 2016, Walmart mua lại Jet.com với giá 3 tỷ USD. Tuy nhiên thời điểm đó, Walmart có lẽ vẫn chưa có thói quen bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, "Marc Lore (CEO Walmart) mua Jet.com để đẩy mạnh sự hiệu quả trong các hoạt động thương mại, chính sách giá minh bạch và tiết kiệm phí vận chuyển bằng cách nhận hàng tại cửa hàng mà thôi" - Scott Galloway nhận xét.
Trong lúc Walmart nỗ lực đem mô hình thương mại điện tử vào bán lẻ truyền thống thì Amazon cũng đồng thời xây dựng và thu mua các cửa hàng (trong đó có Whole Food) để bổ sung đầy đủ mô hình bán lẻ trực tuyến của mình. Walmart không thành công lắm trong việc cải thiện mảng bán hàng trực tuyến vì khi Amazon "hành quân" thì mảng trực tuyến của Walmart khó mà tăng trưởng được.
Thương hiệu tiêu dùng gặp khó
"Nhiều bạn bè của tôi ở các trường đại học và doanh nghiệp đều tin rằng xây dựng thương hiệu luôn luôn là một chiến lược đúng đắn. Họ đã sai lầm" - Scott Galloway viết.
Ông lấy dẫn chứng, trong số 13 công ty được xem là hoạt động tốt nhất trên bảng xếp hạng S&P trong 5 năm liền, chỉ có duy nhất một thương hiệu bán lẻ là Under Armour. Những nhãn hiệu tiêu dùng nhanh như bột giặt Tide và nước giải khát Coke đã chi ra hàng tỷ USD và hàng chục năm để xây dựng thương hiệu thông qua các thông điệp, cách đóng gói, nơi đặt cửa hàng, chính sách giá và phương thức bán hàng.
Nhưng khi thói quen mua sắm chuyển dần sang môi trường trực tuyến, thiết kế đống gói cảm nhận về sản phẩm sẽ ít nhiều mất đi tác dụng. Không còn cơ hội bài trí không gian cửa hàng để hút khách, không còn những lợi thế về cách xếp hàng hóa trong cửa hàng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ càng ngày càng ít đề cập cụ thể đến một nhãn hàng nào trong lời yêu cầu của mình. Càng ngày sẽ càng có ít tìm kiếm kèm theo nhãn hàng cụ thể. Thay vào đó họ chờ đợi kết quả hiện lên, một loạt các hãng khác nhau, so sánh giá, xem mặt hàng nào có nhiều "sao" nhất rồi ra quyết định.
Thậm chí, bản thân Amazon cũng đã có những sản phẩm mang thương hiệu của riêng họ. Trong một số hạng mục hàng hóa, chẳng hạn như pin, Amazon sẽ chào mời Amazon Basics (nhãn riêng của Amazon) trước. Nếu bạn ấn "tìm thêm" thì kết quả đôi khi trả về là "Xin lỗi! Đó là tất cả những gì mà chúng tôi tìm thấy!".
Masan - Vingroup
Phó Tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin của tập đoàn Masan Nguyễn Anh Nguyên từng chia sẻ: "Không chỉ riêng Masan đâu, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không cẩn thận có khi chỉ 3 - 5 năm nữa, khả năng xây dựng thương hiệu có thể vẫn còn, khả năng sản xuất có thể vẫn còn, nhưng khả năng bán hàng sẽ mất".
"Masan là công ty ngành hàng tiêu dùng. Sức mạnh lớn nhất của các công ty hàng tiêu dùng trên địa cầu, không chỉ ở Việt Nam, là thương hiệu. Có thương hiệu sẽ có tiền. Có thương hiệu được tin dùng sẽ có lợi nhuận", ông Nguyễn Anh Nguyên nói.
Thế thì rõ ràng, với những thông tin kể trên, nếu một ngày nào đó Amazon thực sự vào Việt Nam thì cả các nhà bán lẻ lẫn các nhà sản xuất đều sẽ lo lắng.
"Hoặc họ sẽ bòn rút tất cả lợi nhuận bạn có thể có mới cho phép bạn đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Bạn mất kênh phân phối. Và điều đó rất nguy hiểm. Bán gói mỳ có lời bao nhiêu đâu, nhưng bạn phải đóng 24% lợi nhuận biên ra siêu thị thì chắc chắn đổ máu", Phó TGĐ Masan cảnh báo.