Mục tiêu cụ thể tỉnh Yên Bái đặt ra trong năm 2022 là 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên được đưa lên các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò; 100% hộ SXNN lên sàn thương mại điện tử được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn; thiết lập 10.000 tài khoản hoạt động trên sàn thương mại điện tử - tài khoản mua và bán có 1 trong các hoạt động đăng bán sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, trao đổi thông tin, giao dịch mua bán; đồng thời thúc đẩy gia tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên các sàn Postmart, Vỏ Sò.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, kế hoạch của UBND tỉnh Yên Bái đã đưa ra hàng loạt nội dung công việc cần tập trung triển khai trong thời gian tới như: Tổ chức thu thập và xây dựng danh sách hộ SXNN trên địa bàn tỉnh, xác định sản phẩm và thông tin đăng bán trên các sàn thương mại điện tử; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ SXNN khởi tạo tài khoản, đăng bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, kèm theo các kỹ năng cần thiết phục vụ bán hàng, quảng bá sản phẩm trên nền tảng số;
Tổ chức bán hàng và kết nối với các đơn vị thu mua, tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản; Tạo dựng nguồn cung cấp các thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người nông dân, doanh nghiệp SXNN; Truyền thông, tạo dựng lòng tin của người dùng khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử...
Số liệu thống kê từ Cổng thông tin điện tử 1034 cho hay, đến nay Yên Bái đã có 95.775 hộ SXNN được tạo tài khoản trên các sàn thương mại điện tử; số hộ được đào tạo kỹ năng số là 102.073; sổ sản phẩm được đưa lên sàn là 567; và số giao dịch trên các sàn thương mại điện tử là 1.159.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, đến hết quý I/2022, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã được tạo tài khoản trên Postmart, Vỏ Sò là gần 5,4 triệu, trong đó số tài khoản đủ điều kiện tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử là 1,2 triệu (chiếm 21,5%), đã đưa lên 2 sàn hơn 80.000 sản phẩm nông nghiệp. Tổng số giao dịch trên 2 sàn trong quý I/2022 đạt 109.670 giao dịch, tổng giá trị ước đạt 7 tỷ đồng.
Vân Anh
Một trong những mục tiêu của kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022 là thiết lập 10 triệu tài khoản hoạt động trên các sàn Postmart, Vỏ Sò.
" alt=""/>Yên Bái sẽ hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp sốTại Trung Quốc, một xu hướng mới vừa xuất hiện, đó là các bà mẹ đơn thân dọn về sống chung để hỗ trợ nhau (Ảnh: SCMP).
Theo một khảo sát của tờ tin tức China Women's Newsđối với 271 bà mẹ đơn thân nuôi con sau ly hôn, có tới 59,4% trong số này chưa từng nhận được sự hỗ trợ nào từ chồng trong việc nuôi con sau ly hôn, hoặc họ phải nhận số tiền hỗ trợ nuôi con thấp hơn mức đã thống nhất khi ly hôn.
Nhiều bà mẹ đơn thân nhìn nhận việc tìm người có cùng hoàn cảnh để chuyển về sống chung là cách hay để họ có người chia sẻ việc chăm sóc con cái, trong khi đôi bên vẫn cần đi làm để có thu nhập.
Thậm chí, đôi bên thống nhất để một người ở nhà toàn thời gian chăm sóc những đứa trẻ, người còn lại đi làm để chu cấp cho "cả nhà". Đây là hướng đi mà chị Lin Jingwen đến từ tỉnh Quảng Đông và chị Chen Xiaoli đến từ tỉnh Sơn Đông lựa chọn. Dù vậy, sau khi chung sống với nhau, họ chỉ ở bên nhau được 108 ngày rồi phải nói lời từ biệt.
Lin sinh con một mình và làm mẹ đơn thân từ năm 2022. Cô gặp phải khó khăn kinh tế bởi việc nuôi con nhỏ khiến cô tốn rất nhiều thời gian và năng lượng. Lin buộc phải nghỉ việc để chăm con và tạm thời sống bằng tiền tiết kiệm.
Đến tháng 9/2023, cô chia sẻ trên mạng xã hội rằng muốn tìm một bà mẹ đơn thân để hỗ trợ nhau trong việc chăm nuôi con cái, bởi Lin muốn đi làm trở lại. Đăng tải này đã giúp Lin quen với Chen. Sau khi thống nhất phương án, Chen là người ở nhà chăm sóc những đứa trẻ, Lin đi làm trở lại và chu cấp cho "cả nhà".
Dù vậy, quá trình hai bà mẹ đơn thân dọn về sống chung chỉ kéo dài được 108 ngày, bởi Lin nhận thấy cô không thể kiếm đủ tiền lo cho "cả nhà".
Hiện tượng mẹ đơn thân công khai tìm nữ giới có cùng hoàn cảnh để chung sống đang thu hút dư luận Trung Quốc (Ảnh: SCMP).
Thoạt tiên, để gia tăng thu nhập, hai người phụ nữ thử bán hàng ở chợ đêm, nhưng việc bán hàng không đưa lại lợi nhuận như mong đợi, họ còn thiệt hại 3.000 tệ (hơn 10 triệu đồng) trong một tháng thử mở quầy hàng ngoài chợ. Trước hàng loạt những khó khăn bày ra, hai người quyết định nói lời từ biệt và lại quay trở lại cuộc sống đơn thân lúc trước.
Trước hiện tượng nhiều bà mẹ đơn thân tìm bạn chung sống để hỗ trợ nhau, giáo sư Chen Yijun đến từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cảnh báo tình trạng này sẽ mang đến nhiều rủi ro đối với những người không có thu nhập. Việc ở với một người lạ cũng khiến phụ nữ gặp nhiều nguy hiểm, thậm chí khó đảm bảo an toàn tính mạng.
Bà Chen Yijun cho rằng những bà mẹ đơn thân tìm đến sống với nhau để "nương tựa" nhau cho thấy rằng sau ly hôn, nhiều phụ nữ đang rất vất vả, chật vật trong cuộc sống.
Họ là những phụ nữ không có học vấn cao, không có kỹ năng nghề nghiệp thế mạnh và có thể còn không có sự độc lập kinh tế trước khi ly hôn. Vì vậy, phụ nữ cần cân nhắc kỹ trước khi ly hôn hoặc lựa chọn phương thức sống chung với người đồng giới sau ly hôn.
" alt=""/>Xu hướng mẹ đơn thân tìm người đồng giới để "nương tựa"