Khoản thanh toán cuối cùng từ Barca cho cựu phó chủ tịch Ủy ban kỹ thuật trọng tài (CTA) Enriquez Negreira là năm 2018.
Tuy vậy, trong diễn biến mới nhất, Barca có thể bị FIFA và UEFA xử phạt về mặt thể thao.
Văn phòng Công tố Barcelona nhận thấy có dấu hiệu tham nhũng giữa các cá nhân, bên cạnh việc quản lý không công bằng, trong khoản tiền 7 triệu euro mà Barca trả cho công ty Dasnil của cựu trọng tài Enriquez Negreira, trong khoảng thời gian 2001-2018.
Nếu các cuộc điều tra đang diễn ra cho thấy có gian lận về trọng tài có lợi cho Barca, được thúc đẩy bởi các khoản thanh toán của họ cho Negreira, LĐBĐ thế giới (FIFA) và LĐBĐ châu Âu (UEFA) có khả năng đưa các điều khoản xử phạt.
Những điều này sẽ được áp dụng cho vụ việc, bất kể các quy định của Tây Ban Nha trong thủ tục tố tụng hành chính, thông qua Luật thể thao sửa đổi, có ngăn cản điều đó hay không.
Khoản 6 Điều 27 Quy định kỷ luật của FIFA, trong phần về tổ chức và quyền hạn, quy định: "Các cơ quan tư pháp của FIFA có quyền điều tra, truy tố và trừng phạt các hành vi phạm tội nghiêm trọng thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và trong quyền tài phán của liên đoàn, liên đoàn thành viên hoặc các tổ chức thể thao khác nếu họ cho là phù hợp trong một trường hợp nhất định, đặc biệt nếu liên đoàn, liên đoàn thành viên hoặc tổ chức thể thao không truy tố một hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm vi phạm được báo cáo cho Ủy ban kỷ luật".
FIFA thường áp dụng quy định đặc biệt này khi một liên đoàn không thể hoặc chọn không can thiệp vào các trường hợp dàn xếp tỷ số, hay thậm chí là lạm dụng tình dục.
Các chuyên gia về luật thể thao cảnh báo rằng, nếu FIFA vào cuộc, cơ quan quản lý bóng đá thế giớicó thể áp đặt việc xuống hạng hoặc tước danh hiệu.
LĐBĐ Tây Ban Nha (RFEF) đã mở cuộc điều tra, nếu không dẫn đến xử phạt vì quy định trên, sẽ mở cửa cho FIFA vào cuộc.
Về phía UEFA, với việc các điều 4.02 và 4.03 có hiệu lực từ năm 2007 trong các quy định về thi đấu của mình, cảnh báo rằng họ có thể phạt "bất kỳ hoạt động nào nhằm dàn xếp hoặc ảnh hưởng đến kết quả của một trận đấu ở cấp quốc gia hoặc quốc tế", và "sẽ tuyên bố rằng CLB nói trên sẽ không thể tham gia cuộc thi. Việc không đủ tư cách này chỉ có hiệu lực trong một mùa giải".
UEFA đã mặc nhiên can thiệp vào các trường hợp dàn xếp tỷ số trong các giải đấu cấp quốc gia và trục xuất các CLB vi phạm khỏi các giải đấu của họ.
Theo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, các cơ quan truyền thông có phản ánh tình trạng thực hiện dự án bất động sản, hiến đất làm đường, phân lô bán nền trên đất nông nghiệp… gây biến dạng cảnh quan môi trường trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Đất phân lô bán nền nhưng lại được gắn mác dự án thương mại tràn lan ở TP.Bảo Lộc. |
Để chủ động trong việc thông tin, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP.Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Lâm Hà kiểm tra, xác minh hiện trạng đất của 19 khu đất đang được rao bán với tên dự án nhà ở thương mại.
Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nói trên phải xác minh hiện trạng sử dụng đất như việc xây dựng nhà ở, sản xuất nông nghiệp, san gạt để làm đường giao thông; cung cấp thông tin về nguồn gốc đất; tổng số thửa sau khi tách; đã chuyển mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang đất ở hay chưa?; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kiến trúc, cảnh quan được duyệt…
19 khu đất được phản ánh không phải dự án nhưng vẫn rao bán dưới thông tin là dự án nhà ở thương mại gồm:
![]() |
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị báo cáo, cung cấp thông tin và các nội dung, văn bản có liên quan trước ngày 5/3/2021.
Tìm hiểu của PV VietNamNet, hầu hết các dự án thương mại được quảng bá trong danh sách nói trên thực chất là những khu đất nông nghiệp do cá nhân, hộ gia đình đứng tên sử dụng.
Chủ sử dụng xin hiến đất mở đường, sau đó tiến hành các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa. Cùng với đó, chủ đất kết hợp với một doanh nghiệp bất động sản vẽ sơ đồ phân lô, đặt tên dự án và rao bán.
Lợi dụng “chiêu” xin hiến đất làm đường để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhiều chủ đất đã biến những đồi chè ô lông hoặc cà phê bạt ngàn ở TP.Bảo Lộc thành dự án bất động sản.
![]() |
Khu đất do cá nhân đứng tên sử dụng được quảng bá là dự án khu sinh thái nghỉ dưỡng La Beaute ở TP.Bảo Lộc |
Theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng, trường hợp hình thành đường giao thông mới để đủ điều kiện xem xét tách thừa thì chiều rộng mặt đường tối thiểu 5,5m tại khu vực đô thị, tối thiểu 7m tại khu vực nông thôn. Trước đó, cuối tháng 3/2021, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã có hướng dẫn TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc và các huyện đối với trường hợp hình thành đường giao thông mới để đủ điều kiện xem xét tách thửa đất.
Chiều rộng mặt đường tối thiểu như nói trên chỉ áp dụng cho các tuyến đường không nằm trong quy hoạch. Còn những tuyến đường nằm trong quy hoạch xây dựng phải thực hiện theo quy hoạch.
Việc hình thành đường giao thông này phải được cấp có thẩm quyền cho phép và nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tất cả các tuyến đường cho mở mới phải được đấu nối với hệ thống giao thông theo quy hoạch và được đầu tư hoàn thiện mặt đường, hệ thống thoát nước ngang và dọc. Riêng đường ở đô thị phải đầu tư bó vỉa.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
" alt=""/>Lâm Đồng kiểm tra loạt khu đất phân lô bán nền gắn mác dự án bất động sản