Nước Mỹ cũng như nhiều nước khác ráo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho những lĩnh vực kinh tế và ngành nghề mới này.
Chuẩn bị từ mầm non cho tới đại học
Ủy ban giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỉ 21 đã và đang hoạch định chiến lược chuẩn bị một môn học mới ở cấp mầm non phổ thông và một chuyên ngành đào tạo mới ở cấp đại học gọi là “Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỉ 21” (21st Century Cyber - Physical Systems Education: CPS).
![]() |
Hệ thống này có hai phần gắn với nhau: Phần "cyber" bao gồm các máy tính, phần mềm, cấu trúc dữ liệu và mạng hỗ trợ quá trình ra quyết định trong hệ thống; Phần "vật lí" chỉ các bộ phận của hệ thống vật thể (ví dụ: các thành phần cơ khí và điện của hệ thống xe tự động) và thế giới vật chất trong đó diễn ra các tương tác (ví dụ: đường bộ và người đi bộ).
CPS có liên quan chặt chẽ với các thuật ngữ đang được sử dụng ngày nay, chẳng hạn như Internet of Things (IoT), Internet công nghiệp, thành phố thông minh và các lĩnh vực của người máy và kỹ thuật hệ thống.
Ở mầm non và phổ thông các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán) và môn máy tính hiện nay trong trường học sẽ được sử dụng để đưa CPS vào. Ở các cấp học này kiến thức và kĩ năng CPS cần hình thành cho học sinh bao gồm tính toán cơ bản, vật lý, lập trình, hoặc chế tạo robot nhằm giúp giảm một số áp lực về chương trình CPS được giảng dạy ở bậc đại học. Ở cấp này môn học sẽ giúp đảm bảo rằng học sinh sẵn sàng để học CPS khi các em bắt đầu học đại học.
Ở bậc dạy nghề CPS được đưa vào chương trình để chuẩn bị cho học sinh/ sinh viên học tiếp lên đại học học hoặc làm việc ở các ngành nghề liên quan CPS.
Ở đại học sẽ đào tạo và cấp bằng cử nhân lĩnh vực CPS cho các kĩ sư có trình độ chuyên gia về CSP. Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị chương trình thạc sĩ và tiến sĩ thuộc lĩnh vực này. Ngoài ra còn có các khóa học riêng về CSP cho những người có nhu cầu hay được lồng ghép vào các chương trình đào tạo kĩ sư công nghệ và kĩ sư máy tính hiện hành.
Đội ngũ giảng dạy thực sự là chuyên gia
Đây là môn học mới mang tính liên ngành nên Ủy ban CPS khuyến cáo cần có các chuẩn bị cẩn thận về người dạy, chương trình học, phương tiện thí nghiệm thực hành, môi trường học tập.
![]() |
Một trong những khuyến nghị đưa ra là trong khi các trường đang thiếu đội ngũ giảng dạy CPS thì cần dành kinh phí và cá tài trợ tài chính để đào tạo đội ngũ giảng viên hiện có của nhà trường từ những người đang dạy các khóa học về máy tính, đào tạo kĩ sư cơ giới và sử dụng những người đang làm việc ở các công ty CPS.
Ngoài ra chiến lược lâu dài là đào tạo các thạc sĩ và tiến sĩ cho chuyên ngành này để đội ngũ giảng dạy thực sự là những chuyên gia của lĩnh vực CPS.
Đây là lĩnh vực mới nên cần có chương trình đào tạo mới. CSP được đưa vào không chỉ cho các chương trình đào tạo chuyên về CPS mà còn được yêu cầu bắt buộc đưa vào như một môn dẫn dắt về CPS ở tất cả các chuyên ngành cử nhân khác. Việc tuyển sinh sinh viên học chuyên ngành CPS cần xem xét hứng thú của các em về internet vạn vật, robot, các loại hình công nghệ thông minh, tự động hóa…
Không chỉ nước Mĩ mà các nước khác cũng áo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới này. Chương trình công nghiệp 4.0 của Đức tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo của lĩnh vực CPS, đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ, công nghiệp thiết kế hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Liên minh Châu Âu bằng nguồn kinh phí công và tư chi 7 tỉ đô la để nghiên cứu về hệ thống trí tuệ nhân tạo, tạo nền tảng công nghệ Châu Âu dựa trên các hệ thống tích hợp thông minh (EPoSS). Hàn Quốc cũng là nước tiên phong trong lĩnh vực này và CPS là trọng tâm thảo luận của họ về chính sách phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.
Tiến sĩ giáo dụcTrần Thị Bích Liễu
" alt=""/>Mỹ ráo riết chuẩn bị giáo dục 4.0 cho học sinh phổ thôngTheo lịch, ngày mai, 24/9, nhạc sĩ Lê Quang sẽ được mổ nhưng khi các bác sĩ kiểm tra, sức khỏe của tác giả ca khúc "Niềm tin chiến thắng" chưa đảm bảo nên ca mổ phải dời lại.
Cách đây ít phút, ca sĩ Cam Thơ - vợ nhạc sĩ Lê Quang cũng chia sẻ thông tin nhạc sĩ Lê Quang nhập viện. "Tin từ bệnh viện anh Lê Quang chưa đuợc mổ vào ngày mai nhưng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho anh đến ngày được mổ nhé. Cám ơn mọi người nhiều lắm" - ca sĩ Cam Thơ viết.
Hồi đầu năm, nhạc sĩ Lê Quang từng bị bị tắc mạch máu ở tai và phải uống thuốc, nghỉ ngơi tại nhà. Ngoài ra, nhạc sĩ còn có tiền sử bệnh tiểu đường nặng.
![]() |
Nhạc sĩ Lê Quang và vợ ca sĩ Cam Thơ. |
Nhạc sĩ Lê Quang là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Tên tuổi của anh gắn liền với nhiều ca khúc đình đám như: Đi về nơi xa, Dòng máu lạc hồng, Mưa trên cuộc tình, Chờ trên tháng năm,... Anh từng là cây guitar bass khá nổi tiếng của ban nhạc Da vàng.
Anh là nhạc sĩ có ảnh hưởng đặc biệt trong sự nghiệp âm nhạc của ca sĩ Mỹ Tâm. Hai người kết hợp tạo nên những bản nhạc nổi tiếng như: Giấc mơ muôn màu, Mãi yêu, Đợi yêu, Tình về mai sau…
Đặc biệt ca khúc Niềm tin chiến thắngmà Lê Quang sáng tác cho Mỹ Tâm hát tại SeaGame 22 vẫn được xem là một trong những ca khúc đáng nhớ nhất của giọng ca gốc Đà Nẵng.
![]() |
Nhạc sĩ Lê Quang và ca sĩ Mỹ Tâm. |
Nhạc sĩ Lê Quang có bà xã là ca sĩ Cam Thơ. Họ kết hôn năm 1994 và có một con gái. Gia đình nhạc sĩ đang sinh sống tại California, Mỹ.
Xem Đan Trường hát ca khúc "Đi về nơi xa" - sáng tác của Lê Quang:
M.D
“Nỗi đau đáu lớn nhất của anh Phương có lẽ là về con trai Phó Đức Hoàng… Anh cứ canh cánh “Sao mình lại ốm lúc này để làm vướng chân con”, bà Lan Anh - vợ của nhạc sĩ Phó Đức Phương tâm sự.
" alt=""/>Nhạc sĩ Lê Quang nhập viện chờ mổ nghẽn mạch máu ở đầuGiải thưởng Công nghệ Giáo dục - Edutech Awards là Giải thưởng chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ giáo dục. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ của EDU4.0 và được tổ chức hàng năm. Tất cả những sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ ứng dụng trong giáo dục tại Việt Nam và được đưa vào sử dụng tối thiểu từ 01 năm trở lên đều có thể tham gia đề cử.
Chia sẻ về Giải thưởng Công nghệ Giáo dục 2022, TS. Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng nhận định: “Giải thưởng Công nghệ Giáo dục 2022 là giải thưởng chuyên ngành tiên phong nhằm tìm kiếm, vinh danh các sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ tiêu biểu ứng dụng trong lĩnh vực GD&ĐT tại Việt Nam. Đây là một hoạt động thiết thực giúp thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số”.
Bà Trang Bùi, Giám đốc BHub Group, sáng lập EDU4.0 cho biết: “EDU4.0 là mô hình sự kiện truyền thông, kết nối hiệu quả giúp nâng cao nhận thức về chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam, tăng cường ứng dụng công nghệ giáo dục, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
" alt=""/>Lần đầu tiên EDU4.0 có chương trình “Giải thưởng công nghệ giáo dục”