"Vậy mà giờ này đang bị người ta doạ nạt là sắp tới phải đi học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp. Nếu không có chứng chỉ đó, sau này, sẽ không được hành nghề giảng viên nữa" - vị giáo sư này than.
![]() |
Giáo sư cũng phải đi học nghiệp vụ sư phạm |
Giáo sư này cho biết lúc thi vào biên chế, ông đã phải có chứng chỉ phương pháp giảng dạy đại học, nhưng chứng chỉ này hiện không được chấp nhận mà bắt buộc phải là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Lời than thở của ông đang là thực tế "dở khóc, dở cười" trong môi trường giáo dục hiện nay.
Vì sao có yêu cầu này?
Đó là do có sự chênh lệch giữa Thông tư 12/2013 về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT ban hành và Thông tư 36 (năm 2014) liên Bộ Nội vụ và Bộ GD- ĐT, quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các sơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo đó, trong Thông tư 12/2013 của Bộ GD-ĐT quy định đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục ĐH thì mới phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Mặt khác, Thông tư này cũng quy định các đối tượng đã qua đào tạo sư phạm nhưng chưa tham gia giảng dạy trong cơ sở giáo dục ĐH phải được học đầy đủ cả 2 phần kiến thức bắt buộc và tự chọn, được miễn trừ 2 học phần 7, 8 của chương trình bồi dưỡng này.
Các đối tượng đang giảng dạy cơ sở giáo dục ĐH phải được học đầy đủ 10 tín chỉ phần nội dung kiến thức bắt buộc tối thiểu (từ học phần 1 đến học phần 6) của chương trình bồi dưỡng.
Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 36 ban hành năm 2014 của Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT (quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp và chức danh của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập) lại yêu cầu giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Giáo sư từng được miễn học chứng chỉ sư phạm
Nhưng cách đây 12 năm, GS, PGS không phải thực hiện các yêu cầu trên.
Cụ thể, khi Thông tư 61/2007 do Bộ GD-ĐT ban hành về chương trình bồi dưỡng nghiệp cho giảng viên ĐH, CĐ đã yêu cầu giảng viên phải được học đầy đủ phần nội dung kiến thức bắt buộc tối thiểu của chương trình bồi dưỡng.
Các đối tượng chưa tham gia giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ phải được học đầy đủ cả 2 phần kiến thức bắt buộc và tự chọn của chương trình.
Tới năm 2008, khi Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định 31 về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm lại nêu đối tượng áp dụng là giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp chưa có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm và chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; Giảng viên giảng dạy trình độ ĐH, CĐ chưa có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm và chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm...
Tuy nhiên, văn bản này miễn áp dụng đối với các giáo viên, giảng viên đã có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên và những người đã có chức danh PGS, GS.
Như vậy, có nghĩa từ năm 2008, những người có 20 năm giảng dạy và có học hàm PGS, GS sẽ không phải bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, cấp chứng chỉ sư phạm.
Vậy tại sao 5 năm sau, Bộ GD-ĐT lại quy định bắt buộc GS, PGS phải có chứng chỉ sư phạm?
Mang vấn đề này đi hỏi hai vị là PGS trong ngành giáo dục, chúng tôi nhận được ý kiến trái ngược nhau.
Một vị đang công tác ở trường đại học cho rằng đây là điều “bất hợp lý” nhất mà ông từng thấy.
Theo ông, việc các cơ quan quản lý yêu cầu GS, PGS có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng như việc phải chuẩn hóa mọi thứ. Và cái lý của cơ quan quản lý là giảng viên có học hàm, học vị ra sao cũng phải có đầy đủ chứng chỉ như là hành trang để hành nghề, nhưng giá trị thực sự lại không chứng minh được điều này.
“Điều đáng nói là nội dung của chương trình nghiệp vụ sư phạm là gì, sau khi học lớp đó có làm tăng năng lực giảng dạy không hay chỉ là cái cớ để cấp một loại chứng chỉ” - ông băn khoăn.
Trong khi đó, PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thì cho rằng GS, PGS là học hàm, được phong dựa chủ yếu vào thành tích nghiên cứu khoa học, chứ không có đánh giá năng lực sư phạm. Hiện nay, có nhiều giáo sư rất giỏi chuyên môn nhưng dạy sinh viên không hiểu do không được huấn luyện về sư phạm. Vì vậy, GS, PGS phải học để có chứng chỉ sư phạm là chuyện bình thường.
Theo ông Dũng, chứng chỉ sư phạm ĐH hiện nay có nhiều điểm khác so với chứng chỉ sư phạm bậc 2 lúc trước, do đó, việc học này là cần thiết, chứ không thừa.
Lê Huyền
- Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
" alt=""/>Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm?Đặc biệt, một số người dân sau khi thả cá "tiễn ông Táo về trời" sớm đã chủ động đưa túi nilon cho các bạn gom lại một chỗ và không thả bát hương, tờ tiền hay bàn thờ xuống sông.
![]() |
Các bạn sinh viên tình nguyện giơ cao khẩu hiệu “Thả cá đừng thả túi nilon”, vận động người dân không xả rác bừa bãi, chung tay bảo vệ môi trường. |
Trước đó hơn một tuần, các bạn đã tiến hành đạp xe qua những tuyến đường đông người qua lại như: đường Thanh Niên, cầu Long Biên, hồ Thiền Quang, Trần Nhật Duật, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Nguyễn Hữu Huân, đê Yên Phụ,… tuyên truyền thông điệp, chụp ảnh với người dân.
Các bạn trẻ đã lên kế hoạch cho chiến dịch“Đường Táo quân”từ tháng 10 năm ngoái và bắt đầu triển khai từ đầu tháng 12/2014.
![]() |
Các bạn tập trung đông nhất ở khu vực giữa cầu, thỉnh thoảng lại hô vang khẩu hiệu “Thả cá đừng thả túi nilon” để gây chú ý với người qua đường. |
Nhóm chính thức hoạt động cách đây hơn một tuần, làm gần 100 tấm biển vận động với hơn 50 tình nguyện viên tham gia.
Bạn Hoàng Hồng Vi – phụ trách điều hành nhóm cho biết: “Sau một ngày làm việc nhóm thu lại được kết quả khá tốt. Đa số những người dân khi được vận động đều cam kết sẽ không vứt rác bừa bãi.
![]() |
Đi dọc cầu Long Biên để người qua đường nhìn rõ khẩu hiệu. |
![]() |
Giữa trưa, nhóm tập hợp lại giao ca và ăn trưa để chiều tiếp tục hoạt động. |
Đây là năm thứ 2 chiến dịch này được tổ chức và chúng mình sẽ còn hoạt động cho đến khi nào người dân không xả rác xuống sông hồ ngày này nữa”.
Mỗi ngày có 2 ca hoạt động, ca sáng bắt đầu làm việc từ 7h30’ – 11h00’, ca chiều bắt đầu từ 13h00’ – 18h00’.
Cứ sau mỗi ca các bạn tình nguyện viên nhóm cá chép lại tập hợp lại kiểm kê số rác “xin” được, mang rác để đúng nơi quy định và phân công công việc cho ca hoạt động tiếp.
![]() |
Tập kết rác lại một chỗ trước khi mang đi để vào đúng nơi quy định. |
Ban tổ chức Mrs Grand Vietnam 2024 vừa thông báo, cuộc thi chính thức được khởi động. Vòng sơ khảo dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới. Ngày 17/9 các thí sinh sẽ có mặt trong ngôi nhà chung tại Hà Nội để tham gia các hoạt động trải nghiệm, thiện nguyện, quảng bá du lịch...
Vòng bán kết sẽ diễn ra ngày 21/9 với 3 phần thi: Trang phục áo dài; Trang phục dạ hội; Tài năng. Đêm chung kết diễn ra ngày 22/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
Người đẹp đăng quang Mrs Grand Vietnam sẽ trở thành gương mặt đại diện của Việt Nam tham gia Mrs Grand International 2024 - Hoa hậu Quý bà Hòa bình quốc tế 2024 tổ chức tại Myanmar vào tháng 11/2024.
Hoa hậu Phan Kim Oanh - Trưởng BTC cuộc thi cho biết, năm nay sẽ mở rộng độ tuổi thí sinh tham dự từ 20 - 45 tuổi, đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam, có vẻ đẹp hài hòa; đã lập gia đình, ly hôn, hoặc làm mẹ đơn thân. Thí sinh cao từ 1,55m trở lên, đã qua phẫu thuật thẩm mỹ đều có thể tham dự.
Dàn giám khảo Mrs Grand Vietnam 2024 gồm: Hoa hậu Phan Kim Oanh, Chủ tịch Mrs Grand International Khunn Hset Han, hoa hậu Sao Mai, NSND Vương Duy Biên, NSND Nguyễn Hải, NSƯT Tiến Quang, ca sĩ Minh Quân, nghệ sĩ Minh Tuấn, á hậu Quách Thị Thân, á hậu Minh Huệ.
Hoa hậu Phan Kim Oanh cho biết, mở rộng độ tuổi và giảm chiều cao cho thí sinh bởi cuộc thi không nhấn quá nhiều vào hình thể mà muốn tìm được thí sinh có vẻ đẹp của sự trưởng thành, hiện đại, tự tin, bản lĩnh, thông minh. Đặc biệt, thí sinh tham dự phải là người nhân hậu, yêu hoà bình.
Mrs Grand International là cuộc thi sắc đẹp uy tín dành cho các quý bà diễn ra hàng năm. Cuộc thi nhằm truyền tải thông điệp phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình, đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ trên toàn thế giới, ngăn chặn bạo lực và bất bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.