Lọ Lem tự lái xe hơi đi học.
Nhằm ngăn bản thân mua sắm quá nhiều thứ, Kiều Tang xóa tất cả các ứng dụng trên điện thoại và vứt đi rất nhiều đồ đạc. Cô cho biết mình đã cho đi 7 - 8 bao quần áo, hơn 100 đôi giày. Nhờ đó, nhà cửa trông gọn gàng hơn rất nhiều.
Để bớt đi cảm giác cô đơn, trống trải, cô nuôi một chú mèo để bầu bạn.
Kiều Tang hạ mức chi tiêu hàng tháng của mình xuống còn 500 Nhân dân tệ (1,7 triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi thực hiện, cô thấy 300 Nhân dân tệ cũng vẫn đủ.
Cô thường tự nấu nướng, không mua đồ bên ngoài, nhờ đó tiết kiệm đáng kể tiền ăn. Ngoài ra, cô thường xuyên trao đổi đồ đạc, tặng những thứ mình không dùng cho bạn bè hoặc hàng xóm, sau đó đổi lấy những thứ mình cần.
Trong nhà cô có rất ít đồ, chỉ có 7 món nội thất cơ bản như bàn ăn, ghế, tủ quần áo, tủ lạnh, máy giặt, robot hút bụi và giường ngủ.
Cô cố gắng tiết kiệm chi phí đi lại, thường chọn tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Giao thông công cộng tại một số khu vực ở Hà Bắc được miễn phí trong những tháng mùa đông và nơi cô ở nằm trong số đó.
Dù bến xe cách xa nhà và phải chạy 2km mỗi ngày để đến nơi, nhưng cô rất thích và cho rằng đây là cơ hội để tiết kiệm và rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, cô còn có thói quen tập yoga hằng ngày.
Từ tháng 4/2020, cô chia sẻ lối sống của mình lên mạng xã hội và nhận được sự chú ý. Cư dân mạng cho rằng cô sống như vậy là vì hoàn cảnh nghèo khó, nhưng sự thực lại khiến nhiều người choáng váng.
Kiều Tang giàu có nhưng không thích tiêu xài
Kiều Tang là một nhân viên bán hàng cấp cao, lương hàng tháng vượt xa mức trung bình. Đối với cô, chuyện đổi một căn nhà lớn hơn, mua thêm nội thất, mua ô tô không hề khó. Thế nhưng, cô không muốn.
Điều ý nghĩa nhất với cô chính là đọc sách. Mặc dù ngôi nhà của cô rất ít đồ đạc nhưng lại có rất nhiều sách. Trong góc phòng có những chồng sách cao ngất.
Kiều Tang thích đọc sách, những ngày không làm việc cô thích nằm trên giường lật từng trang sách, bên cạnh là chú mèo ngủ ngon lành, mang lại cảm giác rất bình yên.
Không chỉ thích đọc sách, cô còn thích kết bạn với những người yêu thích đọc sách. Cô thường xuyên gặp bạn bè để trao đổi sách, thảo luận về nội dung cũng như hiểu biết của bản thân về sách.
Chỉ riêng năm 2021, cô đã đọc được 160 cuốn sách. Nhưng điều này vẫn chưa đủ nên cô đã mở một hiệu sách để có thể đọc những cuốn sách mình thích và muốn giúp đỡ những người thích đọc sách.
Có lẽ vì những điều này mà danh tiếng của cô ngày càng được biết tới nhiều hơn, thu hút được sự chú ý của đài CCTV.
Kiều Tang không phải thuộc thế hệ thứ hai giàu có, nhưng gia đình cô rất khá giả. Điều này khiến cô luôn cảm thấy mình muốn gì cũng được và không có khái niệm về tiền bạc.
Cho đến khi cha mẹ cô gửi cô đến một trường quốc tế tư thục, cũng là một trường học quý tộc. Học sinh có xuất thân đều từ những gia đình giàu có, cô trở nên lạc lõng ở đây.
Bị ảnh hưởng bởi thói quen mua sắm vô tội vạ của bạn bè, cô thậm chí còn mua sắm nhiều hơn trước. Cô tùy ý mua nhiều thứ nhưng lại chẳng sử dụng. Gia đình cô cũng có điều kiện nên những chuyện này không bị xem là nghiêm trọng.
Đến khi tốt nghiệp và bắt đầu đi làm, cô tự mình kiếm được tiền và việc mua sắm của cô thậm chí còn tệ hơn.
Sau khi xem một buổi biểu diễn ở thủy cung, cô muốn học lặn liền chi hơn 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 34 triệu đồng) để tới Philippines. Sau khi có được giấy chứng nhận, cô vứt đó không sử dụng.
Thấy yoga có thể cải thiện thể chất và tinh thần, cô bỏ ra 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 68 triệu đồng) để đăng ký một lớp học. Tuy nhiên, cô không có thời gian tới lớp nên lãng phí hết số tiền này.
Trong nhà chất đầy những thứ cô thường mua mà không dùng tới, chiếm dụng nhiều không gian nhưng cô vẫn luôn cảm thấy còn nhiều thứ mình cần mua. Cứ như vậy, cô rơi vào một vòng luẩn quẩn, phải đến khi cô và bạn trai đặt vấn đề kết hôn, cô mới phát hiện ra một vấn đề quan trọng.
Đột ngột thức tỉnh
Muốn kết hôn cần rất nhiều tiền, nhưng Kiều Tang lại không có đủ tiền. Bạn trai từ lâu đã phản đối thói quen sinh hoạt của cô. Anh đặt vấn đề, sau khi kết hôn vẫn tiêu tiền như vậy thì cô sẽ sống như thế nào?
Sau đó, cô chia tay bạn trai và bắt đầu nhận ra mình đã mua rất nhiều thứ vô dụng.
Để tạm biệt con người cũ của mình, cô rời thành phố lớn và quay trở lại Thạch Gia Trang. Với sự giúp đỡ của bố mẹ, cô đã mua được căn nhà rộng 88m2.
Khi chuyển nhà, cô đã bỏ đi nhiều thứ không dùng đến. Đối mặt với một căn phòng trống rỗng, cô cảm thấy mình có thể bắt đầu lại một cuộc sống mới. Hiện tại, cô cảm thấy rất hài lòng với lối sống của mình.
Sống ở cả thành phố và vùng quê cũng là lựa chọn của gia đình chị Đào Thị Hải Yến (Yến Magui, 34 tuổi), chủ chuỗi 4 tiệm trà và bánh ở tỉnh Bình Dương. Chị lớn lên ở thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và hiện sinh sống tại TP Dĩ An.
“Làm trong ngành F&B có rất nhiều khó khăn và áp lực. Nhiều khi mệt mỏi quá, mình lại ước được về quê sống cho thoải mái. Bố mẹ vẫn ở Madagui nên nhà mình vẫn hay về thăm. Lý do chưa về quê hẳn là công việc kinh doanh của vợ chồng mình đều ở Bình Dương, con cũng đi học ở đây nên chỉ có thể đi lại mỗi khi rảnh”, chị nói.
Theo chị Yến, từ Dĩ An về Madagui chỉ tốn 3 tiếng chạy ôtô nên cứ cách 1-2 tháng gia đình chị lại di chuyển. Mỗi lần, họ ở quê cả tuần do tính chất công việc có thể điều hành từ xa.
Cách đây 3 năm, vợ chồng chị Yến mua mảnh đồi đá hoang 5.500 m2 ở Madagui và quyết định biến nơi này thành đồi hoa giấy rực rỡ.
“Mình rất yêu loài hoa giấy, đi đâu thấy cũng trầm trồ, ao ước. Chồng bảo trồng cho mình cả đồi hoa. Ban đầu, mình tưởng nói đùa nhưng anh mua 2.000 cây giống ở miền Tây, thuê người làm vườn, xẻ taluy làm đường đi. Mỗi năm, vợ chồng mình đầu tư chi phí để cải tạo, thuê người dọn cỏ, tỉa cành, bón phân”, chị nói.
![]() |
Vợ chồng chị Đào Thị Hải Yến đi lại giữa Dĩ An - Madagui để vừa kinh doanh, vừa tận hưởng cuộc sống yên bình. |
Với chị Yến, cuộc sống ở thành phố luôn diễn ra hối hả, ăn uống, đi lại cũng đặt sự tiện lợi lên hàng đầu và cả ngày chỉ xoay quanh công việc. Còn khi ở quê, gia đình chị có thể thức dậy sớm, thảnh thơi uống cà phê, tận hưởng không khí trong lành, ánh nắng ấm áp, đồ ăn cũng giản đơn và tự nấu nhiều hơn.
“Tuy nhiên, để lựa chọn về quê hẳn chắc về già mình mới nghĩ đến”, chị Yến nói.
Chị giải thích: “Ở hiện tại, thành phố cho cả gia đình mình nhiều cơ hội học hỏi và tiến bộ hơn. Còn về quê sống chậm hơn một chút, thư giãn là chủ yếu. Việc cân bằng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của con mình”.
Lựa chọn khó
“Bỏ phố về rừng nghe thì đơn giản nhưng đối với những người từng rời rừng lên phố như mình lại là bao đắn đo”, chị Võ Ngọc Mai (30 tuổi, Đắk Lắk), hiện sinh sống và làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ở TP.HCM, nói với Zing.
Vợ chồng chị Mai đều sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng, gió. Tuổi thơ chứng kiến cuộc sống lam lũ của bố mẹ với cây cà phê, bắp và trụ tiêu, cả hai cố gắng học để thoát cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Quen nhau cả tuổi thơ, yêu 9 năm, cùng lên TP.HCM lập nghiệp, về chung nhà 3 năm và sinh con gái nhỏ, vợ chồng chị Mai tự hào khi mua được nhà riêng và có của để dành sau thời gian dài phấn đấu, lăn lộn nơi phố thị.
“Khi đại dịch ập tới, vợ chồng mình đều làm ở mảng ngân hàng nên được làm việc tại nhà. Suốt 8 tháng, chúng mình không dám đi đâu vì có con nhỏ sợ bị nhiễm virus. Nhưng rồi Sài Gòn dịch cao điểm, vì lo cho an toàn của con, cả hai bàn nhau chỉ về quê 1-2 tháng đợi tình hình ổn rồi lên. Ấy vậy mà ngót nghét 4 tháng trời, vợ chồng mình không ai nhắc tới việc trở lại thành phố nữa”, chị nói.
![]() |
Vợ chồng chị Võ Ngọc Mai chưa muốn trở lại thành phố sau 4 tháng về quê tránh dịch. |
Trước dịch, vợ chồng chị Mai chỉ về quê 3-4 lần/năm. Nhờ Covid-19, họ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở quê lâu nhất tính từ lúc rời khỏi nhà năm 18 tuổi.
Không gian rộng rãi, thoải mái khiến tinh thần lẫn sức khỏe của gia đình chị Mai đều tốt lên. Trong đó, con gái chị vui vẻ và hiếu động hơn rất nhiều khi được quan sát, chạy nhảy trong vườn.
Vợ chồng chị Mai cũng có thời gian chia sẻ và quan tâm tới bố mẹ 2 bên, cháu được gần ông bà nên cả gia đình đều hạnh phúc.
Bên cạnh đó, họ cũng ngạc nhiên bởi chính sự đổi thay của quê hương, rằng người dân đã áp dụng khoa học, máy móc vào nông nghiệp khiến mọi thứ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
“Vợ chồng mình thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng mà ở thành phố cũng không dư nhiều, chủ yếu là khoản đầu tư và buôn bán ngoài. Đi làm từ sáng tới tối mới về, ăn với nhau bữa cơm cũng chờ mệt mỏi. Bởi vậy, vợ chồng mình cũng từng nghĩ về quê, thu nhập thấp nhưng bớt chi phí và có nhiều thời gian cho gia đình. Nhưng cuối cùng, cả hai vẫn bị cuốn theo công việc”.
Gần đây, vợ chồng chị Mai quyết định mua mảnh đất rộng gần 8.000 m2 với căn nhà nhỏ, vườn cây ăn trái, ao cá và tiện đường đi lại ở huyện Lắk - nơi họ được sinh ra. Cả hai lên nhiều ý tưởng xây dựng khu vườn và muốn ở lại quê sinh sống, làm việc.
“Nói là vậy nhưng còn biết bao nhiêu bộn bề, lo toan cho tương lai: nhà cửa, môi trường sống và con cái. Mình vẫn thấy thành phố sẽ là môi trường giáo dục tốt và cơ hội phát triển cho con sau này. Nếu tình hình dịch ổn lại, mình nghĩ vợ chồng mình vẫn còn trẻ và vẫn nên lăn lộn để tương lai tốt hơn. ‘Cuộc sống hưu trí sớm thoải mái nhưng có thật sự đầy đủ và tốt cho tương lai xa hay không?’, mình luôn băn khoăn câu hỏi này”, chị nói.
Sẽ về hẳn khi kinh tế ổn định
Chị Võ Ngọc Mai dự định khi lên lại thành phố sẽ cho thuê lại khu vườn ở quê để vừa giữ đất, vừa có người chăm sóc cây trái. Nếu không vướng bận công việc, vợ chồng chị sẽ chăm về quê hơn.
“Vợ chồng mình xác định sau này sẽ về quê hẳn, chỉ là đợi đến lúc phù hợp. Trước tiên là phải sắp xếp cho con môi trường phù hợp và tốt cho bé sau này. Vấn đề tài chính cũng quan trọng và phải được đảm bảo dù ở đâu. Vợ chồng mình đang từng bước chuẩn bị cho điều đó. Nhà cửa trên Sài Gòn vẫn giữ, ở quê cũng tích trữ đất cho thuê, trồng vườn cây ăn trái để sau này có nguồn thu lâu dài. Vợ chồng mình cũng thử một số công việc ở quê để nếu có về sẽ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống ổn định”, chị Mai nói.
![]() |
Chị Mai, chị Bình và chị Yến đều có chung lựa chọn là sẽ bỏ hẳn phố về rừng khi chuẩn bị điều kiện kinh tế vững chắc. |
Hiện tại, chị Dương Bình cũng cảm thấy đi lại giữa TP.HCM - Đắk Lắk tốt và phù hợp với bản thân hơn là bỏ hẳn phố về quê.
“Điều mình cảm thấy thú vị là được thay đổi môi trường sống thường xuyên. Hai môi trường đối lập, hai không khí khác biệt khiến mình luôn có cảm giác mới mẻ, giúp tạo hứng khởi trong công việc chuyên môn rất nhiều. Khó khăn đối với mình có lẽ là say xe nhưng vì đi lại nhiều nên cũng quen dần”, chị nói.
Chị Bình dự định về hẳn quê khi điều kiện kinh tế vững vàng hơn. Chị đang lên kế hoạch phát triển mảng kinh doanh nông sản của nhà trồng được để có thể tạo nền tảng vững chắc, đảm bảo điều kiện sống tốt cho mình dù ở bất kỳ đâu.
Trong khi đó, chị Đào Thị Hải Yến nhắn nhủ: “Bỏ phố về rừng hiện là xu hướng của các gia đình trẻ ở thành phố, có nền tảng kinh tế ít nhiều. Mình có lời khuyên nhỏ rằng hãy chọn nơi mà bạn hiểu về vùng đất, con người và văn hóa ở đó. Bạn chọn rừng, nhưng rừng có chọn bạn không? Nếu chỉ vì chút mệt mỏi thành thị mà bỏ hẳn về rừng, mà có lẽ bản thân cũng chưa hình dung được còn rất nhiều thử thách đang chờ phía trước. Hãy chuẩn bị tinh thần và kiến thức thật vững chắc trước khi quyết định”.
Theo Zing
Sau khi chọn cuộc sống ở làng quê, người đàn ông cùng các thành viên trong gia đình biến nhà đổ nát thành không gian sống xanh với vườn rau trên cao.
" alt=""/>Những người sống ở cả thành phố và vùng quê