Theo Bộ TT&TT, chuyển đổi số là cuộc cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ, không chỉ là xu hướng toàn cầu, mà còn là mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cùng nhiều Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Những năm qua, với vai trò đầu mối điều phối triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia cùng các chiến lược phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Bộ TT&TT đã có nhiều văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai chuyển đổi số. Trong đó, tiêu biểu là hướng dẫn xây dựng Kế hoạch, Đề án chuyển đổi số 5 năm và hằng năm, hướng dẫn xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai chuyển đổi số và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Bộ TT&TT cho rằng, để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra về chuyển đổi số đến năm 2025, các bộ, ngành cần tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm, theo cách làm mới, để có kết quả đột phá.
Cũng vì thế, nhằm hướng dẫn các bộ, ngành triển khai chuyển đổi số khả thi và hiệu quả, Bộ TT&TT đã xây dựng tài liệu "Hướng dẫn khung chuyển đổi số cấp bộ" bao gồm các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm các bộ, ngành cần tập trung triển khai trong thời gian tới, kèm theo là hướng dẫn chi tiết các bước, cách làm.
Cụ thể, trong tài liệu hướng dẫn, Bộ TT&TT nêu rõ các nội dung và cách triển khai các thành phần quan trọng để chuyển đổi số 1 bộ, ngành, bao gồm: Thể chế số; Hạ tầng chuyển đổi số; Nhân lực số; Dữ liệu số; Nền tảng số dùng chung cấp bộ, ngành; Ứng dụng số; An toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Điểm khác biệt của "Hướng dẫn khung chuyển đổi số cấp bộ" là các nội dung hướng dẫn với từng nhóm nhiệm vụ đều ngắn gọn, cụ thể, nêu trực tiếp vào những việc cần làm, đồng thời khuyến nghị cách tiếp cận và triển khai sao cho hiệu quả.
Đơn cử như, về nền tảng số dùng chung cấp bộ, ngành, trong tài liệu hướng dẫn, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành tập trung triển khai một số nền tảng như: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ; Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu cấp bộ; Nền tảng trợ lý ảo cấp bộ; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cấp bộ; Hệ thống thông tin báo cáo cấp bộ; Cổng dữ liệu cấp bộ.
Bên cạnh việc chỉ ra các nguyên tắc chung trong phát triển các nền tảng số, hệ thống thông tin và ứng dụng, Bộ TT&TT còn hướng dẫn cụ thể cách triển khai với từng nền tảng số dùng chung cấp bộ, ngành.
Trong tài liệu hướng dẫn, Bộ TT&TT lưu ý thêm, các bộ, ngành cần lựa chọn đối tác chiến lược, doanh nghiệp số để đồng hành trong tiến trình chuyển đổi số của mình. Doanh nghiệp cần cam kết có nguồn lực để duy trì, phát triển các nền tảng, hệ thống thông tin cho chuyển đổi số của bộ, ngành.
“Các bộ, ngành cần đưa ra rõ yêu cầu chuyển đổi số của mình, cung cấp dữ liệu của ngành mình, là căn cứ để các doanh nghiệp đề xuất giải pháp triển khai, phối hợp”, Bộ TT&TT khuyến nghị.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, trong quá trình triển khai theo "Hướng dẫn khung chuyển đổi số cấp bộ", các bộ, ngành cần căn cứ hiện trạng và các mục tiêu định hướng chuyển đổi số của mình để lựa chọn thành phần, lộ trình thực hiện phù hợp, đảm bảo không đề xuất đầu tư chồng chéo; Đồng thời, cũng đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng, kế thừa có hiệu quả các hệ thống thông tin, dịch vụ do các cơ quan nhà nước triển khai.
Kết luận hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các bộ trưởng, trưởng ngành và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương diễn ra ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đánh giá: Chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021 - 2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh: Công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, có kết quả tốt hơn. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người". Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. |
Toàn bản Khe Ngát (Thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) có 95 hộ với 350 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Bru – Vân Kiều. Cũng như nhiều bản làng khác ở Quảng Bình, người dân bản Khe Ngát chủ yếu sống dựa vào việc phát nương, làm rẫy nên cuộc sống còn rất nhiều vất vả.
![]() |
Lớp trẻ học tại nhà kho của nhà văn hóa bản Khe Ngát |
Trước đây đường sá đi lại khó khăn nên trẻ em ở bản này không được đi học lớp mầm non. Khoảng 8 năm trước, số lượng trẻ đã đủ để mở lớp nên chính quyền địa phương và các cô giáo đã phối hợp mượn 1 phòng chức năng và một nhà kho của nhà văn hóa để làm lớp học cho các cháu.
Đây là một trong 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Nông trường Việt Trung. Năm học 2017-2018, điểm bản Khe Ngát đón 29 cháu chia làm 2 lớp, 10 cháu 5 tuổi và 19 cháu 3 và 4 tuổi.
Cô Hoàng Thị Vương, lớp trẻ 5 tuổi ở bản cho biết: “Phòng chức năng được sử dụng để làm phòng học cho các cháu 3 đến 4 tuổi, phòng rộng nhưng đã bị xuống cấp. Đặc biệt là trong đợt bão vừa qua, ngói bị hất tung nên cứ hễ mưa là cô trò phải di chuyển tránh những chỗ bị dột".
Cô Vương dạy lớp 5 tuổi ở nhà kho cũ phía dưới cầu thang nhà văn hóa, phòng chật và rất thấp, từ nền nhà đến trần cao chưa đầy 2,5m. "Ngày thường còn đỡ, những khi bản làng có họp hành là lớp 3,4 tuổi phải xuống học nhờ lớp trẻ 5 tuổi nên rất chật chội”.
Ở đây cũng chưa có nước sạch nên cứ mỗi sáng, 2 cô giáo dạy tại đây phải đi xách từng xô nước về để cô trò sử dụng trong ngày. Vì cơ sở vật chất thiếu thốn nên các cháu ở đây không có bếp ăn bán trú, buổi trưa các cháu tự về nhà ăn cơm rồi chiều lại đến học.
![]() |
Chị Hồ Thị Khun đã hiến gần 800m2 đất vườn để xây dựng điểm trường mầm non cho các cháu |
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, mới đây UBND huyện Bố Trạch đã quyết định trích ngân sách để xây dựng điểm trường cho các em học sinh mầm non tại bản Khe Ngát, dự kiến công trình sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2017. Tuy nhiên vì thiếu mặt bằng thích hợp nên chính quyền thị trấn Nông trường Việt Trung đã vận động các hộ dân trong bản hiến đất làm trường.
Hộ nhà chị Hồ Thị Khun (45 tuổi) sống ngay phía sau nhà văn hóa đã đồng ý hiến gần 800 m2 đất vườn để xây điểm trường cho các cháu.
Chồng chị Khun đã mất. Chị có 6 người con, đứa lớn đã đi lấy chồng. Hiện chị đang sống cùng 5 con nhỏ và mẹ chồng cao tuổi.
Con gái thứ hai của chị là Hồ Thị Siểu (17 tuổi). Học xong THCS, Siểu ở nhà đi làm thuê phụ mẹ nuôi các em. Sau Siểu còn một em học lớp 8,một em học lớp 4, một em học mẫu giáo bé và một em nhỏ mới một tuổi rưỡi.
![]() |
Mặc dù quanh năm phải đi làm thuê kiếm sống, nhưng chị Khun không ngần ngại hiến gần 800m2 đất vườn để chuẩn bị xây điểm trường mầm non cho các cháu trong bản |
Chị Khun nói chị cũng đang có con học lớp bé tại điểm trường này, “biết các cháu chuẩn bị có điểm trường mới tôi thấy vui cái bụng nên đã hiến đất”.
Ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch UBND Thị trấn Nông trường Việt Trung cho hay “Biết gia đình chị Khun có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hiến đất để làm điểm trường cho các cháu, chính quyền địa phương đã có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho gia đình để sớm ổn định cuộc sống”.
Hải Sâm - Phạm Việt
" alt=""/>Người phụ nữ Bru – Vân Kiều hiến 800 m2 đất làm điểm trường mầm nonĐồng thời, giao quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho PGS.TS Trần Hoàng Hải.
Ông Trần Hoàng Hải giữ quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM |
Ông Trần Hoàng Hải là phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM sau khi GS.TS Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu từ tháng 3/2018 đến nay.
Giữ quyền hiệu trưởng, ông Trần Hoàng Hải cho biết sẽ đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chuyển số trong giáo dục.
Ngoài ra, thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với ngành luật và triển khai đào tạo ngành luật bằng tiếng nước ngoài. Đặc biệt, chú trọng thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ nhân sự chủ chốt trong giai đoạn tới.
Lê Huyền
Nhiều trường ĐH công lập hiện nay đang khuyết vị trí hiệu trưởng, thậm chí toàn bộ ban giám hiệu. Thời gian khuyết hiệu trưởng kéo dài từ vài tháng đến cả vài năm.
" alt=""/>Ông Trần Hoàng Hải giữ quyền hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM