Theo chia sẻ của bác sĩ Linh, tình trạng tai biến sau sửa ngực khá nhiều. Các bệnh viện tại Hà Nội liên tục tiếp nhận các ca vào viện vì biến chứng sau tiêm filler nâng ngực, phẫu thuật ngực (nâng, thu gọn ngực...) tại các cơ sở thẩm mỹ. Riêng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, mỗi tháng tiếp nhận từ 2 tới 4 ca.
Trước cô gái 22 tuổi này, bệnh viện cũng xử trí một trường hợp nhiễm trùng khi phẫu thuật thu gọn quầng vú tại một cơ sở thẩm mỹ. Cô gái 23 tuổi bị phì đại vùng ngực, chi phí phẫu thuật hết khoảng 5 triệu đồng.
Sau phẫu thuật, người bệnh có tình trạng chảy dịch mủ, vết mổ bị toác, nứt, làm cho vết mổ bị hở và nhiễm trùng. Cơ sở thẩm mỹ cũng điều trị cho bệnh nhân, khâu vết mổ vài lần nhưng tình trạng nhiễm khuẩn nặng thêm.
Vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bác sĩ phải phẫu thuật cắt lọc, làm sạch ổ mủ, cho bệnh nhân dùng kháng sinh, tiêm phòng, truyền dịch. Tới ngày thứ 5, vết thương tiến triển tốt, hết tình trạng chảy mủ, chảy dịch. Cô gái phải điều trị tại bệnh viện hơn hai tuần, mất thời gian hơn so với các ca nhiễm khuẩn thông thường.
Bác sĩ Linh khuyến cáo chị em muốn phẫu thuật thẩm mỹ cần tìm địa chỉ uy tín, được cấp phép, phòng mổ đảm bảo, bác sĩ và nhân viên thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề để được làm đẹp an toàn.
Với những trường hợp có tuyến vú quá to, bác sĩ khuyên nên đến gặp, thăm khám, tư vấn ở những nơi có các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám để loại trừ những tổn thương ác tính, đo đạc các chỉ số để đánh giá mức độ phì đại, sa trễ để đưa ra kế hoạch phẫu thuật cụ thể.
Ngoài các xét nghiệm toàn thân giúp đảm bảo cho một ca mổ an toàn, bệnh nhân có thể sẽ cần phải làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm Doppler mạch máu, chụp mạch máu vùng ngực để đánh giá cấp máu nuôi dưỡng cho quầng núm vú.
Việc đo vẽ một cách chính xác cũng như tính toán dựa trên đường đi của mạch máu giúp các bác sĩ tính toán đường mổ, cách thức mổ cho phù hợp để đạt được kết quả tốt cả về mặt chức năng và thẩm mỹ, tránh các kết quả không mong muốn như tuyến vú không cân đối, hoại tử quầng núm vú, đường sẹo quá dài và xấu…
Với nghề chạy xe thuê của anh Vương cùng việc buôn bán quần áo cũ ở chợ của chị Thương, mỗi tháng anh chị kiếm được hơn 10 triệu đồng để lo cho 6 miệng ăn và trả tiền thuê nhà.
Vào năm 2019, người chồng phát hiện bệnh tiểu đường nặng, buộc phải nghỉ lái xe rồi ở nhà. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến anh gặp khó khăn khi tìm việc làm khác phù hợp với sức khoẻ của mình.
"Lúc đó ai gọi gì thì anh làm đó nhưng vì sức khỏe yếu nên làm 1, 2 ngày lại phải nghỉ. Từ phụ thợ nề đến bốc vác chồng tôi đều trải qua cả”, chị Thương trầm tư.
Đến 9/2020, Tuấn bỗng dưng có triệu chứng phù mặt, bụng chướng lên cộng với những cơn đau liên hồi nhiều ngày liền. Hoảng hốt mang con trai vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. Gia đình lúc này vét hết số tiền dành dụm còn lại để chạy chữa cho Tuấn.
Chị Thương rưng rưng: “Còn bao nhiêu thì đưa ra để lo cho con chứ cũng không suy nghĩ gì nữa. Hết thì lại vay chứ mình không thể nào bỏ con như vậy được”.
Bệnh tật và nợ nần
Từ lúc Tuấn mắc bệnh, chị phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Thu nhập không có, người con trai đầu dù đi làm cũng không giúp được nhiều, mỗi tháng chỉ phụ thêm được cha mẹ khoảng 2 triệu đồng. Anh Vương bị tiểu đường vẫn cố xin đi làm bảo vệ ở một công ty trên địa bàn, lương hơn 4 triệu đồng/tháng vừa đủ mua thuốc cho bản thân.
Chị Thương bên con trai |
Trong khi đó, trung bình mỗi tháng, gia đình tiêu tốn hơn 10 triệu đồng tiền thuốc men và viện phí cho Tuấn. “Bệnh của con đau lúc nào chạy lúc đó nên đôi lúc mỗi tháng nằm viện đến 2 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 tuần…”.
Tổng số tiền mua thuốc cho hai bố con mất gần 15 triệu. Hiện vợ chồng chị Thương còn gánh số nợ hơn 150 triệu đồng để chữa bệnh cho anh Vương và Tuấn.
“Trong đó, có 50 triệu tôi phải nhờ người em đứng tên để vay ngân hàng vì tôi không có gì thế chấp. 100 triệu còn lại được bà con, họ hàng xóm láng giềng gom góp lại cho mượn, không biết lúc nào trả được nữa…”, chị Thương nghẹn giọng.
Hiện tại, anh chị đang thuê trọ tại phường An Phú, chủ nhà thương tình nên lấy giá 1 triệu đồng/tháng. "Anh chị em cũng gom góp trả giúp tiền trọ mấy tháng nay. Chắc ra tết chúng tôi tiếp tục tìm một căn trọ khác khoảng 500 nghìn đồng/tháng để ở thôi. Miễn có chỗ ăn, chỗ ở là tốt lắm rồi, giờ chỉ mong chồng và con khỏe lại…”.
Tuy nhiên, tình hình của Tuấn hiện giờ không mấy khả quan. Những liều thuốc bổ sung đạm và canxi đều đã không dung nạp được, phải tăng liều nặng để thích ứng với cơ thể. Việc tăng liều vừa thêm gánh nặng tiền thuốc, vừa đẩy cơ thể của Tuấn cần có sức khỏe tiếp nhận được thuốc.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Tam Kỳ) Nguyễn Thị Phúc Xuân cho hay, hiểu được hoàn cảnh của gia đình Tuấn, nhà trường luôn tạo điều kiện để em có được tinh thần học tập cũng như thời gian đến lớp thuận lợi nhất.
“Giáo viên chủ nhiệm luôn gửi bài và hướng dẫn cháu học tập nếu như cháu nghỉ. Bên cạnh đó cũng nhờ phụ huynh hỗ trợ mỗi lúc Tuấn sức khỏe ổn định”, cô Xuân nói.
Theo bà Nguyễn Thị Đào, Trưởng phòng LĐ-TBXH TP Tam Kỳ, thấy được hoàn cảnh trên, Phòng đã hỗ trợ 3 triệu đồng cho em Tuấn.
“Số tiền không là bao so với những gì gia đình Tuấn phải gánh vác. Phòng mong muốn các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh để em mau chóng hồi phục, sức khỏe ổn định, tiếp tục được cắp sách đến trường như các bạn cùng trang lứa”, bà Đào nói.
Công Sáng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Lĩnh vực BĐS được ước tính chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc và gắn liền với tài chính của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, chính sách "ba lằn ranh đỏ” của Chính phủ đã khiến các nhà phát triển bất động sản thiếu tiền mặt, một số vỡ nợ, ngưng xây dự án. Điều này dẫn đến doanh số bán nhà và giá nhà sụt giảm.
Theo Wind, một nhà cung cấp dữ liệu tài chính, doanh số bán nhà mới xây tại 30 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 31% trong năm 2022 và tiếp tục giảm trong tháng trước.
Tại Vu Hồ, một căn hộ trung bình 90m2 có giá khoảng 133.000 USD vào tháng trước, vẫn giảm 1/5 so với một năm trước.
Bo Zhuang, chuyên gia kinh tế tại Loomis Sayles cho biết, ngay cả khi Trung Quốc mở cửa trở lại và nới lỏng giới hạn đòn bẩy tài chính để thúc đẩy tăng trưởng thì “các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn quá yếu để hỗ trợ lĩnh vực BĐS”.
Trong bối cảnh đó, các nhà phát triển phải tự tìm hướng đi để phục hồi doanh số bán hàng thay vì tuân theo mức giá sàn do chính phủ quy định. Mức giá sàn này được đưa ra để duy trì nguồn thu của chính quyền địa phương.
Golden Scale House, một dự án khu dân cư ở ngoại ô Vu Hồ, có chính sách hỗ trợ lên đến 33.776 USD cho khách hàng sau 1 tháng hoàn tất việc mua bán. Đại diện nhà phát triển dự án này cho hay, mức này bằng 20% giá bán một căn hộ 3 phòng ngủ và doanh nghiệp gần như không có lãi.
Người mua nhà không vội xuống tiền
Dân số già cũng là nguyên nhân khiến giá nhà tại Vu Hồ giảm. Như nhiều thành phố khác, những năm gần đây, Vu Hồ phải đối mặt với làn sóng người trẻ chuyển đi nơi khác làm việc.
“Những người tuổi đôi mươi thà thuê một tầng hầm ở Thượng Hải để có tương lai hơn là ở với cha mẹ và làm việc 12 giờ mỗi ngày tại một nhà máy có ít tiềm năng phát triển ở đây”, một quan chức tại Vu Hồ nói.
Tại No 1 Park Avenue, khu dân cư nổi tiếng ở ngoại ô Vu Hồ đã xây xong và bán hết cách đây 7 năm, hơn 10% căn hộ chưa bao giờ có người ở. Các môi giới cho biết, nhiều người đã mua nhà ở đây để đầu tư, chờ tăng giá.
Với nỗ lực vậy dậy thị trường nhà ở, trong nửa cuối năm 2022, chính quyền Vu Hồ đã công bố hàng loạt chính sách ưu đãi, gồm các khoản trợ cấp lên đến 10% giá trị căn nhà.
Trong khi đó, người mua nhà lại khá thận trọng. Tìm mua căn hộ 3 phòng ngủ trong ba tháng qua, Li Hiu (30 tuổi), nhân viên văn phòng tại Vu Hồ, cho biết: “Không cần phải vội vàng khi thị trường ảm đạm”.
Chính quyền Vu Hồ đặt mục tiêu tăng trưởng 20% doanh thu từ đất trong năm 2023. Tuy vậy, các nhà phát triển dự án vẫn rất dè dặt.
Đại diện một nhà phát triển ở Vu Hồ tiết lộ, công ty không có kế hoạch mở thêm dự án. Sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục niềm tin của người mua nhà và “lúc đó vẫn còn xa lắm”.