Chiều 18/11, UBND tỉnh Bình Thuận chính thức thông tin đến 4 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được các cơ quan báo chí quan tâm trong thời gian qua.
Đó là dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết; dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn tại P.Phú Thuỷ, TP.Phan Thiết; dự án Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị P.Đức Long, TP.Phan Thiết; và dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2.
Ông Nguyễn Đức Hoà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, thời gian qua, nhiều thông tin cho rằng các dự án nói trên không thực hiện đúng pháp luật đất đai, đấu giá đất, quy định về rừng, thậm chí gây thất thoát ngân sách. Do đó, UBND tỉnh muốn minh bạch thông tin về các dự án này.
Về Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương của Công ty TNHH Biển Quy Hương – Phan Thiết, dự án này được tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 12/2016. Qua 3 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất vào tháng 9/2018 với quy mô 125.419,8m2.
Trong đó, 104.800m2 đất tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam là đất thương mại dịch vụ, hình thức sử dụng là Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần. Hơn 20.600m2 còn lại tại xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, chủ đầu tư chỉ được xây dựng các công trình công cộng, không được kinh doanh, do đó UBND tỉnh giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất.
![]() |
UBND tỉnh Bình Thuận thông tin chính thức về việc giao đất, cho thuê đất tại 4 dự án trên địa bàn. |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận khẳng định, việc chuyển mục đích sử dụng khác đối với 7.17ha cây phi lao tại dự án nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng qua các thời kỳ nên không phải rừng phòng hộ.
Do số cây phi lao trong khu 7,17ha được trồng từ ngân sách Nhà nước nên Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định bồi thường rừng và lập thủ tục đấu giá theo quy định.
Đối với dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, đây là dự án rất cần thiết, giải quyết nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn. Các thủ tục kêu gọi đầu tư, chấp thuận đầu tư, không đấu giá quyền sử dụng đất… đều đảm bảo quy định pháp luật Luật Đầu tư năm 2014.
Giao mặt nước ven biển không qua đấu giá
Đối với dự án Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị P.Đức Long, TP.Phan Thiết (tên thương mại là Hamubay) do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Thành làm chủ đầu tư, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận cũng thông tin cụ thể.
Dự án này có quy mô gần 130ha, trong đó 27ha thuộc phần biển của P.Đức Long, trên thực tế không có đất, chỉ có mặt nước biển và nằm ngoài ranh địa chính của P.Đức Long. Do hiện trạng 27ha này chỉ là mặt nước ven biển, không có đất, nên UBND tỉnh Bình Thuận không đưa ra đấu giá.
Còn 958.875m2 đất còn lại của các hộ dân và các tổ chức khác đang sử dụng, chủ đầu tư phải thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời mồ mả. UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng vì không có đất sạch nên không đủ điều kiện để đấu giá đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
![]() |
Dự án Hamubay của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Thành. |
Chủ đầu tư dự án Hamubay đang phối hợp với UBND TP.Phan Thiết thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất 958.875m2 này. Đến nay chủ đầu tư vẫn chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Về thông tin đấu giá quyền sử dụng đất và dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty CP Tân Việt Phát, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án quy mô 9,26ha này gồm 3 lô đất.
Đây là quỹ đất hai bên đường ĐT.706B có nguồn gốc là khu nghĩa trang cũ, mồ mả dày đặc. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt phương án đấu giá giao quyền sử dụng đất cả 3 lô. Phương thức đấu giá chung một gói theo hiện trạng đất thô và bên trúng đấu giá phải bỏ tiền đầu tư hạ tầng xung quanh và bên trong dự án.
Từ năm 2013 đến năm 2015, tỉnh Bình Thuận đã 6 lần ra thông báo đấu giá công khai khu đất này nhưng không có đơn vị nào tham gia. Đến năm 2016, Công ty CP Tân Việt Phát xin chủ trương cho giao đất không qua đấu giá đối với 3 lô đất nói trên.
Căn cứ quy định Luật Đất đai năm 2013 và quyết định về các trường hợp đất đưa ra đấu giá nhưng không thành, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao, cho thuê đất đối với 3 lô đất cho Công ty CP Việt Tân Phát.
- Quá trình thanh tra 14 dự án khu đô thị và nhà ở thương mại trên địa bàn, Sở Xây dựng Bình Thuận xác định nhiều chủ đầu tư vi phạm luật xây dựng, kinh doanh BĐS, thậm chí có trường hợp không liên hệ được chủ đầu tư.
" alt=""/>Bình Thuận giao đất không qua đấu giá tại 4 dự án có đúng quy định?Chia sẻ với VietNamNet, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu cho biết, dự án Chống lừa đảo đã phải trải qua môt hành trình dài thuyết phục Twitter, cả về vấn đề pháp lý, ràng buộc và ký kết giấy tờ; phải nộp hồ sơ giấy phép kinh doanh của mình để đối tác kiểm chứng.
Twitter cũng đưa ra những ràng buộc gắt gao nhằm kiểm soát kỹ càng các link bị chặn lọc, tránh sự nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến uy tín đôi bên.
“Mỗi khi “danh sách đen” của Chống lừa đảo bổ sung liên kết mới, khoảng từ 2 đến 5 ngày sau, đường link này bắt đầu bị chặn trên twitter. Tuy có mối quan hệ hợp tác với nhau, Twitter không phải trả bất kỳ chi phí nào bởi Chống lừa đảo là dự án phi lợi nhuận”, ông Hiếu nói.
Theo ông Ngô Minh Hiếu, thực tế những công cụ tương tự đã có nhiều trên thế giới. Song sản phẩm của dự án Chống lừa đảo được phát triển nhằm hướng sự bảo vệ chính vào nhóm đối tượng người dùng Internet Việt Nam.
Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng tại Việt Nam ngày một tinh vi với sự xuất hiện của một số thủ đoạn mới. Ngoài phương thức lập website giả mạo lừa lấy thông tin người dùng như trước kia, đang có nhiều cuộc gọi giả danh cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, các sàn coin lừa đảo trá hình hiện cũng rất phổ biến tại Việt Nam, kế đến là tình trạng lừa đảo giới thiệu việc nhẹ lương cao rồi bán người sang Campuchia. Đây đều là nguồn cơn dẫn đến những vụ việc đau lòng mà dự án Chống lừa đảo muốn góp sức nhằm ngăn chặn.
Sau khi trở thành đối tác với Twitter, dự án Chống lừa đảo đang hướng đến việc đưa sản phẩm lên Facebook và Cloudflare. Ông Ngô Minh Hiếu nhận định, đây sẽ là một hành trình dài bởi việc thuyết phục các nền tảng này không hề đơn giản.
Trọng Đạt
" alt=""/>Sau Twitter, Hiếu PC sẽ đưa công cụ chống lừa đảo Make in Việt Nam lên FacebookPhó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu ban chỉ đạo các cấp làm rõ, rà soát lại phần việc, phân công nhiệm vụ, tổ chức lực lượng, xác định rõ các địa bàn trọng điểm và việc làm trọng tâm ở các lĩnh vực. Các lực lượng phải rõ trách nhiệm của từng khâu, từng người, từng phần việc của mình.
Liên quan đến việc tiếp nhận thông tin, đường dây nóng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP.Hà Nội Vũ Thu Hà giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đầu mối bố trí trực, tiếp nhận thông tin phản ánh 24/7. Công khai đường dây nóng bằng số điện thoại cá nhân để tiếp nhận thông tin của người dân bất cứ lúc nào. Ngoài ra, các sở ngành, đơn vị liên quan cũng có số điện thoại tiếp nhận ý kiến phản ánh.
Bà Hà yêu cầu các sở, ngành xác định một số địa bàn trọng điểm, tập trung rà soát như huyện Mỹ Đức với công tác lễ hội chùa Hương, huyện Mê Linh với các khu công nghiệp để đưa vào kế hoạch. Ngoài ra, các sở ngành cần xác định rõ một số nơi, tập trung vào các địa phương có nhiều khu chăn nuôi, một số làng nghề sản xuất nhiều thực phẩm, hàng Tết,… tập trung chỉ đạo và có kế hoạch kiểm tra sớm nhằm bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Hoàng Linh