Ca phẫu thuật thay van tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Từ năm 2019, Bệnh viện Bãi Cháy đã vận hành hiệu quả hệ thống phòng mổ thông minh tích hợp hệ thống định vị Navigation và CT di động phòng mổ trong các ca phẫu thuật cột sống phức tạp… Đặc biệt, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bãi Cháy không ngừng cập nhật các kỹ thuật hiện đại, điều trị ung thư theo xu hướng đa mô thức (kết hợp phẫu thuật - xạ trị - hóa chất). Nhiều nhiệm vụ KHCN ứng dụng kỹ thuật mới được đề xuất triển khai: Ứng dụng phương pháp nút mạch kết hợp phá hủy u bằng đốt vi sóng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật vi sóng trong điều trị bệnh lý u gan và u tuyến giáp... Những nhiệm vụ KHCN này khi được triển khai giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, nhiều công nghệ mới trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công, điển hình là công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Bằng phương pháp này, hơn 2.000 cháu bé đã được chào đời tại bệnh viện, mang đến niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình hiếm muộn ở Quảng Ninh và các địa phương lân cận. Đáng chú ý, bệnh viện đã ứng dụng có hiệu quả nhiều kỹ thuật cao, như: Kỹ thuật tách tiểu cầu từ máu toàn phần; Các kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản (phôi thoát màng, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), chọc hút mào tinh hoàn lấy tinh trùng qua da (PESA), đông phôi và chuyển phôi đông lạnh)...
Ở tuyến huyện, Trung tâm y tế huyện Hải Hà là đơn vị thực hiện được nhiều nhất kỹ thuật tương đương tuyến tỉnh, với 847/1.305 (64,9%) danh mục kỹ thuật vượt tuyến. Tháng 2/2023 Trung tâm hoàn thiện hệ thống bệnh án điện tử, là đơn vị y tế tuyến huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thiện sử dụng bệnh án điện tử.
Phục vụ người bệnh tốt hơn
Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào khám chữa bệnh, chất lượng hoạt động chuyên môn không ngừng được tăng lên. Từ dữ liệu, hình ảnh rõ nét, nhanh chóng, các bác sĩ và nhân viên y tế cóthể đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chính xác hơn, từ đó tăng khả năng phát hiện sớm các bệnh lý và cung cấp liệu pháp phù hợp. Mặt khác, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn, giúp cải thiện khả năng điều trị các bệnh phức tạp và giảm đau cho người bệnh.
Đồng thời, công nghệ thông tin cũng mang đến nhiều tiện ích, người dân có thể đặt lịch hẹn và xem kết quả thông qua ứng dụng di động hoặc qua gọi điện, nhắn tin; xem và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử; thanh toán không tiền mặt, giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính tiện lợi cho người dân…
Để chủ động kiểm soát tốt bệnh tật và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh trình độ cao, chất lượng cao, ngành y tế Quảng Ninh tiếp tục khuyến khích đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ tích cực tìm tòi, sáng tạo nhiều sáng kiến cải tiến; nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu KHCN. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên môn có chất lượng; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ưu tiên và tạo đột phá một số kỹ thuật chuyên sâu thuộc các lĩnh vực mũi nhọn, cần thiết. Từng bước thực hiện dịch vụ kỹ thuật cao ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
"Định hướng trong tương lai, với mục tiêu cao nhất là chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế tỉnh tiếp tục thúc đẩy ứng dụng các giải pháp số hóa và khai thác trí tuệ nhân tạo hỗ trợ để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và xây dựng chiến lược chăm sóc, điều trị cho người bệnh", ThS. BSCKII Trịnh Văn Mạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh cho biết.
Mẫn Chi
" alt=""/>Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ vì sức khoẻ người dânVới MobiFone, đơn vị này đang coi Mobile Money là một cơ hội để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời phổ cập thanh toán số tới toàn dân, tận dụng được hạ tầng dữ liệu, mạng lưới và điểm kinh doanh của các nhà mạng trên cả nước.
Tuy vậy, với doanh nghiệp này, các thách thức trong việc triển khai Mobile Money nằm ở việc xác thực khách hàng, ngăn chặn các rủi ro phát sinh, đảm bảo an ninh tiền tệ. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng người dùng Mobile Money (những người chưa có tài khoản ngân hàng) cũng là những đối tượng khó mở rộng, tiếp cận nhất.
Chia sẻ về việc triển khai Mobile Money, ông Nguyễn Văn Tấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone cho biết, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đưa dịch vụ này vào thực tế cuộc sống.
Điều kiện để mở tài khoản Mobile Money hiện rất chặt chẽ. Trong khi, hầu hết các ngân hàng đã cho phép khách hàng đăng ký tài khoản online và eKYC toàn trình mà không vướng nhiều bước kiểm tra như đăng ký tài khoản Mobile Money.
Thách thức thứ hai trong việc triển khai Mobile Money là hạn mức sử dụng dịch vụ này hiện tương đối thấp, chỉ 10 triệu đồng/tháng cho toàn bộ các giao dịch rút, chuyển tiền, thanh toán.
Ngoài ra, còn một hạn chế quan trọng là các thuê bao Mobile Money hiện không được chuyển/nhận tiền từ các thuê bao của nhà mạng khác. Đây là điểm gây bất tiện lớn cho người dùng.
Trước thực tế này, các nhà mạng đã đưa ra nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan chức năng để sớm có những động thái tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, từ đó thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Mobile Money.
Triển khai Mobile Money: Cần sự quyết tâm và đầu tư hơn nữa
Theo ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), ở thời điểm đề xuất việc triển khai thí điểm Mobile Money, Thủ tướng đã chấp thuận việc thí điểm với những điều kiện hết sức mở trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
“Để được những điều kiện mở như vậy, chúng ta cũng phải quản trị được rủi ro. Các khó khăn mà nhà mạng đưa ra chính là những đáp ứng về quản trị rủi ro mà Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công An và Bộ TT&TT đề xuất với Chính phủ để cho phép thí điểm”, ông Hải nói.
Điểm mới của việc thí điểm dịch vụ Mobile Money là không cần dùng đến tài khoản ngân hàng. Các điểm giao dịch Mobile Money cũng có thể giúp người dân nạp, rút tiền vào tài khoản. Đây là những điểm rất đột phá mà Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã phải hết sức cân nhắc trước khi cho phép triển khai dịch vụ.
Đến thời điểm hiện tại, cả Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công An đều đánh giá việc triển khai Mobile Money đã đáp ứng được những yêu cầu về việc quản trị rủi ro, không để xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến công tác thí điểm.
“Đây là những cái được rất lớn, cũng chính là những điều kiện tiên quyết để sau 2 năm thí điểm Mobile Money, chúng ta sẽ cùng ngồi lại đánh giá nhằm đề xuất tiếp với Bộ Công An và Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ để pháp lý hóa, cho phép thực hiện tiếp”, ông Hải nói.
Ở thời điểm hiện tại, dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đã có hơn 1,1 triệu người sử dụng dịch vụ Mobile Money, phần lớn là người dân ở các vùng sâu, vùng xa. Điều này đã đáp ứng được mục tiêu của đề án thí điểm dịch vụ Mobile Money mà Chính phủ cho phép.
Tuy nhiên, về phía quan điểm của Cục Viễn thông, dịch vụ Mobile Money vẫn chưa đáp ứng được hết các kỳ vọng.
Đánh giá của Cục Viễn thông cho thấy, với thế mạnh mạng lưới của mình, các doanh nghiệp vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức để đưa dịch vụ Mobile Money đến gần hơn với người dân. Số điểm chấp nhận thanh toán Mobile Money hiện cũng vẫn còn ít.
Trong thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công An để trao đổi kỹ, cởi mở và chi tiết hơn nữa nhằm giúp đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.
Với những khó khăn hiện tại, theo ông Trần Duy Hải, các doanh nghiệp viễn thông cần có sự quyết tâm để vượt qua bởi nó chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, điều cần thiết nhất lúc này là làm sao để người dân có thể biết đến và sử dụng dịch vụ.
Cục Viễn thông sẽ cùng với các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.
Trọng Đạt
" alt=""/>Mobile Money đáp ứng mục tiêu đề ra nhưng chưa được như kỳ vọngBáo cáo của TMX, công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ ra rằng 68% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và 40% lãnh đạo toàn khu vực nói chung đã và đang đầu tư vào chiến lược đa kênh như một phương thức xây dựng nền móng để phát triển trong tương lai. Mặt khác, 76% tại Việt Nam (46% toàn khu vực) cũng xem việc đầu tư vào mô hình bán hàng đa kênh là ưu tiên hàng đầu trong 3 đến 5 năm tới.
Xu hướng này phản ánh tình hình thực tế xã hội trong giai đoạn hiện tại, khi người tiêu dùng đã quen dần với việc mua hàng qua kênh thương mại điện tử, đồng thời họ cũng bắt đầu quay trở lại phương thức mua sắm truyền thống khi các hạn chế giãn cách được nới lỏng.
Việc bán hàng đa kênh, một cách dễ hiểu, là tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, có cả trực tuyến và trực tiếp, nhằm không bỏ sót khách hàng và tạo cho họ cảm giác mua hàng xuyên suốt.
Ông James Christopher, Chủ tịch TMX khu vực Châu Á cho biết, những khó khăn trong hai năm đại dịch cũng khiến các doanh nghiệp nhận ra việc cải thiện chuỗi cung ứng và hoạt động của họ trong tương lai.
Khảo sát cho thấy, khoảng 62% doanh nghiệp Việt Nam và 52% doanh nghiệp toàn khu vực đã bắt đầu đa dạng hóa các nguồn cung ứng của họ. Đồng thời, 34% tại Việt Nam và 35% toàn khu vực chủ động đánh giá và nhìn lại về sự phụ thuộc của họ vào các đơn vị cung cấp bên thứ ba.
Trên thực tế, việc phụ thuộc vào một đơn vị cung ứng hoặc vận chuyển hàng hoá sẽ khiến doanh nghiệp bị động trong bối cảnh kinh doanh hiện tại. Dễ thấy trong giai đoạn dịch bệnh tại Việt Nam, nhiều người mua hàng trên thương mại điện tử than phiền về việc đơn hàng chậm được giao. Theo lý giải, một phần nguyên nhân là các kho chứa hàng hoặc đơn vị vận chuyển có nhân sự phải tạm nghỉ việc hoặc cách ly do nhiễm bệnh. Do đó, việc đa dạng hoá nguồn cung hoặc đơn vị logistics là cần thiết trong bối cảnh mới.
Ở Việt Nam, các mô hình và cách thức kinh doanh mới đã xuất hiện sau đại dịch. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI), một trong những chiến lược chính mà doanh nghiệp thực hiện là đa dạng hóa nhà cung cấp để hạn chế tối đa rủi ro. Bằng cách như vậy, các doanh nghiệp sẽ có các nhà cung cấp sẵn sàng thay thế và là nguồn dự phòng ổn định để hỗ trợ ngay khi xuất hiện sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Trong tương lai, báo cáo cho rằng chủ doanh nghiệp phải bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, bảo đảm chuỗi cung ứng trực tuyến kết hợp nhịp nhàng với chuỗi cung ứng trực tiếp để hoàn thiện mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% lãnh đạo toàn khu vực và 60% lãnh đạo Việt Nam tin rằng sẽ có nhiều ứng dụng công nghệ và công cụ kỹ thuật số được triển khai trong tương lai. Đồng thời, 82% (toàn khu vực) và 58% (Việt Nam) khẳng định họ sẽ ưu tiên áp dụng các giải pháp số trong hoạt động kinh doanh nếu không gặp phải những rào cản về chi phí sau đại dịch.
Hải Đăng
Dù hai ‘ngoại binh’ Shopee và Lazada đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam, những người chơi nội địa vẫn có cơ hội thay đổi tình thế.
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt định hướng bán hàng đa kênh và chuyển đổi số