Đầu tháng 6, ông Nhậm Chính Phi đã đến thăm Đại học Tứ Xuyên và chia sẻ về dự định hợp tác chặt chẽ hơn với các trường đại học trên toàn cầu trong nghiên cứu cơ bản“để khắc phục thiếu sót của mình”. Nhà sáng lập Huawei đánh giá cao vai trò của nhân tài trong đổi mới sáng tạo kỹ thuật. Mục tiêu chính của ông là đóng góp các đột phá công nghệ trong những lĩnh vực then chốt đối với các vấn đề hóc búa mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt.
Tìm kiếm tài năng từ lâu là ưu tiên hàng đầu của ông Nhậm. Công ty ông sáng lập đang vật lộn với các hạn chế xuất khẩu ngày một tăng từ khi Washington đưa Huawei vào danh sách đen năm 2019. Trong những tháng đầu bị cấm vận, ông Nhậm khởi xướng chương trình tuyển dụng mang tên “Tuổi trẻ thiên tài”, ưu tiên các ứng viên là người chiến thắng trong các cuộc thi nghiên cứu hoặc sở hữu các công trình nghiên cứu có“kết quả hữu hình và có ảnh hưởng”.
Trước đây, ông Nhậm cũng từng ghé thăm hàng loạt các trường đại học, chẳng hạn thăm 4 trường trong 3 ngày vào tháng 7/2020. Tháng 9 cùng năm, ông nói rằng Trung Quốc cần những nghiên cứu cơ bản, không bị thúc đẩy bởi khoa học ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản hay thuần túy tập trung vào lý thuyết tiên tiến hơn là theo đuổi kết quả cho mục tiêu hoặc sản phẩm cụ thể như khoa học ứng dụng. Những năm gần đây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu cơ bản.
Năm 2023, Huawei lấy lại mảng kinh doanh smartphone hùng mạnh một thời tại Trung Quốc nhờ thiết kế chip mới, dường như đã vượt qua các nỗ lực hạn chế công ty tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến của Mỹ. Dòng Mate 60 lên kệ tháng 8/2023 là những điện thoại 5G đầu tiên mà Huawei sản xuất trong vòng ba năm. Chúng sử dụng chip Kirin 9000s do công ty chip HiSilicon của Huawei thiết kế và chế tạo trên quy trình 7nm của SMIC.
Màn ra mắt của Mate 60 được chào đón nhiệt tình tai Trung Quốc, giúp doanh số di động Huawei tăng vọt, trở lại top 5 thương hiệu smartphone trong nước. Năm nay, Huawei tiếp tục công bố Pura 70 series, cũng dùng chip 7nm. Công ty cũng đang nhanh chóng hành động để lấp đầy nhu cầu chip AI trong nước mà Nvidia để lại. Tuần trước, một quan chức Huawei tiết lộ trong một số bài kiểm tra, chip AI Ascend 910B đã đánh bại Nvidia A100 về tính hiệu quả khi đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Nhà sáng lập Huawei đến các trường đại học “săn” nhân tàiTrao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nhu cầu về các hệ thống thiết bị dùng cho việc đào tạo, huấn luyện AI trên thế giới đang cao hơn mức cung của thị trường. Người mua thậm chí phải đặt hàng nhà cung cấp trước nửa năm mới có thiết bị.
Quá trình đào tạo AI theo cách truyền thống thường diễn ra tập trung, với chi phí đắt đỏ. Hiện trên thế giới chưa có mô hình nào sử dụng thiết bị đầu cuối để đào tạo AI. Trong bối cảnh đó, cựu lãnh đạo VCCorp đang ấp ủ việc phát triển một mô hình huấn luyện AI mới dựa trên nền kinh tế chia sẻ.
“Trước đây các thiết bị như điện thoại, TV máy tính khá yếu, chưa hỗ trợ tính toán đa luồng cho AI. Về kỹ thuật, việc huấn luyện AI theo kiểu phân tán cũng rất khó xử lý, đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao và không phải ai cũng làm được. Tôi muốn khéo léo ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ như AirBnB, Grab, Uber... để tận dụng hạ tầng thiết bị sẵn có và tiết kiệm giá thành huấn luyện AI”, ông Tuấn nói.
Với cách làm này, chi phí huấn luyện AI sẽ giảm xuống, chỉ bằng 1/3 so với mức chi trả hiện tại. Chỉ tốn vài chục triệu mỗi tháng là doanh nghiệp hoặc startup có nhu cầu đã có thể triển khai huấn luyện và thực thi các mô hình AI trên nền tảng.
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, mô hình Salala AI Edge Computing sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ nguồn lực có thể tiếp cận AI với chi phí thấp.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc sử dụng smartphone, laptop để huấn luyện AI liệu có ảnh hưởng đến hiệu năng và tuổi thọ của thiết bị, ông Tuấn cho biết, Salala có công nghệ nhận biết hiệu năng của từng thiết bị, từ đó tính toán để sử dụng hợp lý, không gây hại cho người dùng. Mô hình này cũng không sử dụng hay thu thập dữ liệu lưu trữ trên thiết bị.
Trong bối cảnh thế giới đang “khát” hạ tầng phần cứng phục vụ cho trí tuệ nhân tạo, nếu phát triển thành công, mô hình sử dụng thiết bị thông minh để huấn luyện AI sẽ giúp bù đắp vào phần thiếu hụt của thị trường.
Được các chuyên gia nhận định là lỗ hổng nghiêm trọng, lỗ hổng CVE-2021-36260 trong camera Hikvision cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa mà không cần xác thực, từ đó chiếm toàn quyền kiểm soát thiết bị, thông qua đó có thể truy cập và tấn công mạng nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Hiện nay, camera IP được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến. Theo đánh giá sơ bộ từ các chuyên gia bảo mật, lỗ hổng CVE-2021-36260 ảnh hưởng đến hơn 100 triệu thiết bị trên toàn cầu trong đó có cả Việt Nam. Vì thế, lỗ hổng này ảnh hưởng khá lớn và có thể gây rủi ro cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Đáng chú ý, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đánh giá: Khả năng mã khai thác của lỗ hổng bảo mật CVE-2021-36260 sẽ sớm được công khai trên Internet trong thời gian sắp tới.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị mình, góp phần bảo đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và xác định hệ thống thông tin có sử dụng và những hệ thống thông tin có kết nối với thiết bị camera IP Hikvision. Nếu có sử dụng, đơn vị cần thực hiện cập nhật phần mềm, tách riêng dải mạng dùng cho camera và hạn chế truy cập đến các dải mạng khác.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng được khuyến nghị tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) theo số điện thoại 02432091616 và hộp thư điện tử [email protected].
Vân Anh
Nhiều người Việt Nam sử dụng camera Trung Quốc và không rõ nguồn gốc. Chuyên gia Bkav cho rằng thói quen này có thể gây nguy cơ mất an ninh quốc gia.
" alt=""/>Cảnh báo lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong camera Hikvision