Bảng màu được sử dụng trên trang phục khá hài hòa trước khi nam ca sĩ cởi áo ngoài. Ảnh:BTC.
Nhìn chung, bảng màu được sử dụng trên trang phục khá hài hòa khi kết hợp giữa tông màu cam nóng và kem trung tính. Ở nửa cuối phần trình diễn, màn cởi áo khoác của Hà Anh Tuấn tuy mang lại hiệu ứng khán giả ngay thời điểm lúc đó nhưng đã tạo nên những tranh cãi về trang phục của anh.
Trên những trang mạng xã hội, nhiều khán giả đã bình luận trang phục của Hà Anh Tuấn trong đêm nhạc countdown bằng những cụm từ như "Đồ ngủ", "Vừa mới cãi lộn với stylist",... Nhìn lại, trang phục của giọng ca Xuân thìđúng là tồn tại những lỗi sai khiến tổng thể giảm đi tính thẩm mỹ nhất định.
Đầu tiên, bộ trang phục áo cổ lọ và quần bên trong được Hà Anh Tuấn vận dụng cách phối đồ theo phong cách monochrome, hay tên gọi gần gũi là tone-sur-tone. Phần màu sắc trung tính và nhất quán giúp mặc có thể "hack" dáng. Song, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai trên trang phục của nam ca sĩ.
Thiết kế phần trang phục thể hiện được tính chất ấm áp và thoải mái cho người mặc với chất liệu thun gân bản lớn. So sánh với các loại vải khác làm từ cotton, thun gân vẫn là chất vải có độ dày nhất định.
![]() ![]() |
Bộ trang phục bị chê của Hà Anh Tuấn. |
Theo trang Gentleman's Gazette, phần áo cổ lọ có màu sáng và chất liệu dày, tương tự trường hợp của Hà Anh Tuấn, không nên được sơ vin nhằm tạo nên tổng thể dễ chịu hơn.
Ngoài ra, quần lưng thun không nên sơ vin vì sẽ tạo cảm giác luộm thuộm cho người mặc, đặc biệt là nam giới, trang Permanent Style chia sẻ. Có thể thấy, việc sơ vin khiến Hà Anh Tuấn lộ ra phần dây quần kém duyên trên tổng thể trang phục mang tinh thần thanh lịch.
Bên cạnh đó, trang Art of Manlineskhuyến khích người mặc nên sơ vin khi có áo khoác ngoài và kết hợp với quần có thắt lưng. Đồng thời, trang này còn cho biết một người mắc lỗi sơ vin điển hình là khi họ có bụng to hơn, tạo hình cây nấm ngay thắt lưng.
Đối chiếu với các quy tắc thời trang kể trên, trang phục của Hà Anh Tuấn hoàn toàn mắc những lỗi sai cơ bản về lựa chọn và xử lý phom dáng.
Mặc dù sở hữu sự thoải mái nhờ phom baggy và chất liệu thun gân mỏng, phần quần, phần quần của Hà Anh Tuấn lại quá khổ so với thân hình. Tạp chí thời trang GQkhuyến khích kiểu quần baggy nên được xử lý rộng rãi, cạp quần thấp với phần cắt ở mắt cá chân để đảm bảo phần hông và chiều cao hài hòa.
Có thể thấy, việc kéo cao cạp quần giúp Hà Anh Tuấn an toàn về chiều nhưng gặp sự cố tại phần hông. Nam ca sĩ lộ khuyết điểm ở bụng, mất cân đối phần cắt thân hình cũng như vi phạm dáng quả cà rốt mà Voguetừng đặt ra cho những tín đồ quần baggy.
Ngoài ra, Hà Anh Tuấn còn mất điểm trước khán giả vì kiểu tóc bồng bềnh đặc trưng không được chuẩn bị kỹ lượng, làm mất đi độ bồng vốn có.
Cô Mã Thị Thanh Xuân, giáo viên bộ môn Kinh tế & Pháp luật, nhận định việc đưa phiên tòa giả định vào môn học là một trong những phương pháp tối ưu giúp học sinh thực hành sâu về luật thay vì chỉ đọc luật.
“Thông qua đó, học sinh sẽ biết cách vận dụng luật để lập luận sao cho có lợi cho bị đơn hay nguyên đơn. Quá trình vận dụng để đưa ra những tranh luận bảo vệ quyền lợi cũng giúp học trò rèn tư duy pháp luật. Đây cũng chính là bước vận dụng cao nhất trong môn học này”, cô Xuân nói.
Bắt đầu triển khai dự án từ đầu năm học, học sinh có hơn 3 tháng để tìm hiểu và tham gia chuẩn bị các phần biện hộ cho một án hình sự và một án dân sự. Hai đội xuất sắc nhất sẽ được chọn vào vòng chung kết, tranh tụng trong vụ án dân sự thương mại.
Cô Ngô Thị Thu Hà, giáo viên bộ môn Kinh tế & Pháp luật cho hay tại phiên tòa, mọi thứ không còn mang tính chất cảm tính từ góc độ cá nhân nữa. Các em phải phân tích các tình tiết sâu nhất, tự phản biện chính mình, áp dụng luật để xem xét các tình huống thực tế.
Khi tổ chức phiên tòa giả định này, giáo viên cũng phải nhờ tới sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn của các luật sư và giảng viên Trường ĐH Luật Hà Nội. “Quá trình tranh tụng, học sinh không được biết trước câu hỏi của hội đồng xét xử - do các luật sư, giảng viên luật đảm trách.
Do đó, các em phải đọc kỹ tình tiết, tài liệu bổ sung về dự án. Tình huống thực tế tại phiên tòa bắt buộc các em tư duy, phân tích luật ngay tại chỗ để áp dụng chính xác nhằm giành được ưu thế”.
Sau môn học, cô Hà cho biết, học sinh đã nắm vững quy trình của quá trình tranh tụng, biết cách pháp luật áp dụng vào đời sống. Đó là mục tiêu về năng lực và cũng là giá trị của môn học này.
![]() |
Nguyễn Thị Huệ có tổng số điểm xét tuyển cao nhất cả nước tính tới thời điểm hiện tại với 31,75 điểm. Ảnh: NVCC. |
Cô nữ sinh chuyên Văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia ngoạn mục với số điểm 3 môn khối C là 27,25 (Văn 9; Địa 9,5; Sử 8,75).
Cộng với 3 điểm khuyến khích khi từng đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý và 1,5 điểm ưu tiên khu vực miền núi, Huệ có tổng số điểm là 31,75 và trở thành thí sinh có điểm cao nhất cả nước tính tới thời điểm hiện tại.
Biết được điểm thi của mình, Huệ mừng rơi nước mắt, bởi em hiểu rằng đây sẽ là món quà lớn nhất để động viên bố mẹ vượt qua những vất vả, lo toan của cuộc sống. Với em cơ hội vào được Học viện Cảnh sát nhân dân đang mở rộng hơn bao giờ hết.
Ít ai biết rằng, Huệ sinh ra trong một gia đình khó khăn, không có truyền thống học hành khi mẹ học hết lớp 3, còn bố cũng chỉ học hết lớp 6. Nhà ít ruộng, để kiếm thêm thu nhập, hàng ngày bố em phải đi gánh sỏi thuê từ bến sông lên bãi. Mẹ em hằng ngày vẫn đạp xe rong ruổi hàng trăm cây số đến từng nhà để gom phế liệu, lượm lặt từ sáng đến tối mới được khoảng vài chục nghìn đồng.
“Ngày nắng thì còn được chứ những ngày mưa thì mẹ không đi được bởi có đi cũng chả ai bán vào ngày mưa. Công việc của bố cũng thất thường, họ thuê thì đi. Hôm nào tàu chưa về kịp không có sỏi, hoặc sỏi trên bến đang ế ẩm thì người ta cũng không gọi bố”, Huệ nghẹn lời.
Nhìn cảnh bố mẹ vất vả nên em tự nhủ bản thân phải cố gắng “học và học” để thoát nghèo. Cô nữ sinh cũng tập cho mình thói quen tự lập và mạnh mẽ hơn trong cảm xúc để ở trọ cách nhà 30 cây số, theo học trường chuyên của tỉnh. Tuy vậy, cũng không ít lần Huệ bật khóc chỉ vì nghĩ thương bố mẹ và nhớ nhà.
“Nhớ nhất là những lần em từ nhà lên trường học, gia đình khó khăn nhưng được bao nhiêu trong nhà mẹ chuẩn bị để cho em mang theo hết, dù đó cũng chỉ là rau và trứng. Mẹ luôn dắt xe cho em lên mãi đầu dốc, em đạp xe đi rồi ngoái lại vẫn thấy mẹ đứng đấy mà tự nhiên trào nước mắt”. Huệ rưng rưng.
![]() |
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Huệ luôn lạc quan và coi đó là động lực để mình càng phải phấn đấu. Ảnh: NVCC. |
Mỗi tháng ngoài tiền thuê phòng trọ là 400 nghìn đồng, tuần nào nhiều việc bố mẹ cho Huệ thêm 200, ít thì 150 nghìn đồng để sinh hoạt. Có lẽ cũng vì cuộc sống vất vả từ nhỏ nên với số tiền bố mẹ cho, Huệ vẫn cân đối được mọi việc trong suốt 3 năm học THPT.
Quê vùng núi có nhiều đồi quế, nên mỗi dịp nghỉ hè, Huệ lại xin vào làm thêm cho những xưởng quế với tiền công 70 nghìn đồng/ngày để hỗ trợ kinh tế cho gia đình.
![]() Nam sinh vừa mừng vừa lo khi biết tin mình là thủ khoa Kể từ ngày biết mình là thủ khoa khối A1 với số điểm 28.95, Trần Trung Dũng (lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định) vừa mừng vừa lo. " alt=""/>Mẹ gom phế liệu, bố gánh sỏi thuê, con được 27 điểm đại học
|