Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1) là công trình kiến trúc đặc biệt, mang đậm phong cách Gothique thịnh hành tại Pháp cuối thế kỷ 19. Đây được xem là nhà hát trung tâm, nơi chuyên tổ chức các chương trình sân khấu nghệ thuật lớn, đồng thời còn là một địa điểm du lịch lý thú của TPHCM.
![]() |
![]() |
Theo thời gian, Nhà hát Thành phố đã dần xuống cấp. Dù hai lần duy tu sửa chữa nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, tới nay khá nhiều hạng mục của Nhà hát đã bị hư hỏng, một số góc tường đã bị nứt gây thấm nước và bong tróc sơn thành nhiều mảng. |
![]() |
Mới đây, theo nghị quyết HĐND thành phố thông qua, nhà hát sẽ được sửa chữa, phục dựng hoàn toàn với kinh phí 337 tỷ đồng. |
![]() |
Dự án tu sửa sẽ thực hiện trong hơn ba năm. Quý 4 năm nay, công trình được lập báo cáo nghiên cứu khả thi, năm 2024 trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán. Năm 2025 sẽ thi công lắp đặt, đến 2026 lắp đặt thiết bị, công tác sưu tầm, trưng bày. |
![]() |
Một góc tường ngay mặt chính nhà hát bị bong tróc sơn khá nặng gây mất thẩm mỹ. |
![]() |
Cầu thang lên nhà hát, một số chỗ gạch bị nứt mẻ. |
![]() |
Nội thất bên trong nhà hát được thiết kế tân tiến, tuy nhiên nhiều hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp như hệ thống máy lạnh, cấp điện và thoát nước, phòng cháy chữa cháy, âm thanh. |
![]() |
Ngoài tầng trệt còn có 2 tầng lầu nên sức chứa của nhà hát lên tới 1.800 chỗ ngồi. |
![]() |
Tổng thể nhà hát trong không gian khu trung tâm TP. HCM, với mặt tiền hướng ra công viên Lam Sơn và phố đi bộ Nguyễn Huệ, phía sau và hai bên hông là mảng xanh cùng các khách sạn, cao ốc. |
![]() |
Nhà hát thành phố luôn là điểm dừng chân không thể thiếu của các du khách trong chuyến du lịch vòng quanh TPHCM. |
![]() |
![]() |
Việc thi công thực hiện theo hình thức cuốn chiếu đảm bảo các phòng chức năng hoạt động thường xuyên. Quá trình sửa chữa sẽ có thêm bước hạ giải, tức phải đưa các chi tiết xuống rồi sửa chữa, phục dựng, nhiều nguyên vật liệu phải nhập ở nước ngoài về mới đảm bảo yêu cầu. |
![]() |
Nhà hát Lớn nằm trong khu vực trung tâm thành phố, là điểm khám phá lý tưởng đối với du khách. Nhà hát không chỉ là công trình kiến trúc - văn hóa gắn với những thăng trầm của lịch sử thành phố, mà còn là công trình kiến trúc tuyệt đẹp, góp phần làm tăng thêm vẻ duyên dáng và sang trọng cho TP. HCM. |
Thiếu nữ được giải cứu sau khi bị cha mẹ ép hôn. Ảnh: Weibo.
Đi bộ băng qua một nhà vệ sinh công cộng, viên cảnh sát dừng lại ở quầy hàng. Cánh cửa mở ra và bên trong là một cô gái trông rất trẻ. Cô gái nhìn cảnh sát với ánh mắt sợ hãi và thận trọng hướng mắt ra ngoài.
Khi cảnh sát đảm bảo "không có ai theo dõi bên ngoài", cô mới dám nói: "Cha mẹ đã bán cháu".
Đoạn video ngắn, đầy kịch tính, về thiếu nữ 16 tuổi bị ép hôn tìm kiếm sự bảo vệ từ cảnh sát ở Khu tự trị Choang Quảng Tây đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 20/2, Sixth Toneđưa tin.
Thiếu nữ nhỏ tuổi, một cư dân tỉnh Tứ Xuyên, đã được giải cứu và đưa đến một trung tâm bảo trợ trẻ em địa phương, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, cảnh sát sau đó phải hứng chịu "bão dư luận" khi thông báo cô gái sẽ được đưa trở về với gia đình.
Cảnh sát cho biết họ cùng với các cơ quan dân sự và liên đoàn phụ nữ địa phương đã làm trung gian đàm phán giữa cô gái và gia đình.
Vấn nạn tảo hôn
Vụ việc một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về nạn ép hôn, khi cha mẹ bắt con gái chưa đủ tuổi phải cưới chồng với cái giá hàng trăm nghìn nhân dân tệ.
Truyền thông địa phương đưa tin thiếu nữ 16 tuổi đã bị yêu cầu kết hôn với người mà cha mẹ lựa chọn, để họ đổi lấy sính lễ 260.000 nhân dân tệ (tương đương 37.830 USD).
Cô đã chạy trốn về phía nam tỉnh Quảng Đông và sống ở đó cho đến khi bị gia đình chú rể tìm ra. Tuần trước, người thân của chú rể đã phát hiện nơi ở của cô gái và cưỡng ép cô về nhà.
Trên đường về, vào ngày 14/2, cô cố đánh lừa bọn họ khi giả vờ xin đi vệ sinh ở một trung tâm dịch vụ đường cao tốc ở huyện Tiandong, Quảng Tây. Cô gái đã tìm sự giúp đỡ từ một nhân viên của trung tâm dịch vụ, người này giúp cô báo cảnh sát.
Nhưng cách xử lý của cảnh sát với vụ việc hiện đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội, nhiều người chỉ trích chính quyền vì đã “đẩy cô gái trở lại địa ngục”.
"Họ có nghĩ cô bé sẽ có cơ hội thứ hai để chạy trốn. Đây chính là buôn người", một blogger bày tỏ bức xúc.
Trước những lời chỉ trích ngày càng tăng, đại diện của liên đoàn phụ nữ huyện Tiandong nói với truyền thông địa phương rằng họ đã liên lạc với hiệp hội phụ nữ ở Tứ Xuyên, cam kết đến thăm thiếu nữ hàng tháng để đảm bảo an toàn cho cô.
Song Chunlei, một luật sư của Công ty Luật Ganus Thượng Hải, nói với Sixth Tone: "Cả tảo hôn và hôn nhân cưỡng bức đều bị cấm theo luật ở Trung Quốc. Cuộc hôn nhân này không hợp lệ và bố mẹ cô gái nên trả lại món quà 260.000 nhân dân tệ”.
Ông cho biết thêm rằng với việc cưỡng ép cô gái trở về nhà, gia đình chú rể cũng có thể phải đối mặt với cáo buộc giam giữ bất hợp pháp và cưỡng hôn, với mức án lên tới 3 năm tù.
"Cha mẹ của cô gái rõ ràng đã vi phạm pháp luật khi ép con gái kết hôn với một người đàn ông mà không có sự đồng ý của cô ấy, nhưng chúng tôi thiếu bằng chứng về việc họ sử dụng bạo lực hoặc lạm dụng", ông Song nói.
Cha mẹ của cô gái cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ giúp nhà trai tìm kiếm cô ở Quảng Đông.
Độ tuổi kết hôn tối thiểu ở Trung Quốc là 22 đối với nam và 20 đối với nữ, nhưng nạn tảo hôn vẫn còn phổ biến ở một số khu vực, đặc biệt tại các vùng nông thôn nơi người dân có trình độ học vấn thấp.
Ở những vùng kém phát triển như tỉnh Vân Nam, trung bình có 21 trẻ em được sinh ra trên 1.000 phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15-19.
Phụ nữ ít học cũng thường thiệt thòi và dễ bị tổn thương trong cuộc hôn nhân. Một nghiên cứu năm 2016, thực hiện trên 400 phụ nữ ở các vùng nông thôn thuộc khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cuộc sống hôn nhân của họ.
Theo Zing
" alt=""/>Giải cứu thiếu nữ 16 tuổi bị cha mẹ ép hôn ở Trung Quốc