Chia sẻ với VietNamNet, nam ca sĩ cho biết thiên chức làm bố khiến bản thân suy nghĩ thấu đáo, có trách nhiệm hơn với mọi thứ. Với vai trò trụ cột gia đình, anh thừa nhận mệt mỏi nhưng cố sắp xếp thời gian, công việc hợp lý, hy sinh sở thích riêng để chăm lo tốt nhất cho con. Cao Thái Sơn tự hào rằng con trai ngoan ngoãn, hiểu chuyện, ít khóc.
Nam ca sĩ thừa nhận đã kết hôn nhưng không công khai vì quan niệm đây là chuyện cá nhân. Theo anh, khán giả là những người thích nghe nhạc, những chuyện đời tư nên "nằm sang một góc".
Con trai của Cao Thái Sơn tên là Cao Thái Minh, ra đời vào tháng 12/2023. Nam ca sĩ không công khai danh tính mẹ ruột của bé, chỉ tiết lộ cô không hoạt động trong showbiz, xinh đẹp, thông minh, thích lan toả những điều tích cực. Cả hai đang sống chung, cùng nuôi dạy Thái Minh. Anh phủ nhận tin đồn Angela Phương Trinh là mẹ của con trai.
Hơn 1 tuần trước, Cao Thái Sơn ra mắt MV Hóa giải bằng nước mắt- phần tiếp theo của MV Lệ phí cuộc đời, mang thông điệp chống bạo hành gia đình, bạo lực học đường. Cả hai sản phẩm nằm trong album Tâm thứcgồm 9 bài hát. Vì thủ vai chính, đóng những pha hành động trong MV, anh gặp sự cố ngã đập đầu xuống đất nhưng không nghiêm trọng.
Sau 20 năm hoạt động nghệ thuật, trong dự án mới, Cao Thái Sơn thay đổi phong cách thời trang, thể nghiệm nhiều quãng giọng khác nhau, cố chạm đến các nốt cao, mở rộng âm vực. Tại sự kiện, anh được trao huy chương và bằng xác nhận lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục người Việt toàn cầu cho "Nam ca sĩ Việt Nam đầu tiên áp dụng nốt Fa6 (F6) vào MV Lệ phí cuộc đời".
Chia sẻ với VietNamNet, Cao Thái Sơn muốn thay đổi để phù hợp với nền thời trang, âm nhạc hiện tại. Từng trải qua tổn thương trong các mối quan hệ tình cảm, bạn bè, anh nhận ra cần thay đổi bản thân, lan toả những điều tích cực, đặc biệt là qua dự án mới và không mong cầu thứ hạng, vị trí cao.
Cao Thái Sơn hát live ca khúc "Hoá giải bằng nước mắt":
Ảnh, video: Thanh Phi
Con gái một thân một mình từ Quảng Trị vào TP. HCM học tập, ba mẹ Nhàn lo lắm nhưng không dám vào thăm vì công việc đồng áng thu nhập chẳng được bao nhiêu, phải chắt chiu mới đủ.
Sau giờ học, Nhàn nhận vài lớp gia sư, kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí, đỡ đần mẹ cha. Năm đầu tiên vào thành phố, biết tiền xe dịp tết sẽ cao, mấy tháng trước Nhàn đã nhận thêm lớp, tiết kiệm chi tiêu, dành tiền mua vé.
"Hay tin mình được nhận vé “0 đồng”, em vui lắm. Tiết kiệm được một khoản, ra năm em dành vào việc học. Mấy nay mẹ em dặn dò đủ thứ xem khi nào xe chạy, tầm mấy giờ về, có bạn đi cùng không… Mẹ cứ hỏi suốt làm em càng thấy nôn nao.
Ba mẹ em đang vào mùa gieo, bận lắm. Em mong về sớm phụ một tay cho xong rồi cả nhà cùng nhau dọn dẹp đón tết”, Nhàn chia sẻ, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Cầm trên tay tấm vé Chuyến xe mùa xuân chuẩn bị về Quảng Bình, Phạm Văn Hưng (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn) thấy lòng rưng rưng.
Năm nay, Hưng được về nhà, được quây quần bên ba mẹ và hai đứa em chứ không còn thui thủi quay về phòng trọ sau giờ làm thêm xuyên tết.
Năm ngoái, thấy ba mẹ khó khăn quá, dịp tết, Hưng chủ động ở lại TP. HCM làm thêm kiếm tiền xoay xở tiền học, tiền trọ. Hưng kể lại: “Năm ngoái em làm thêm dịp tết tại một quán bún đậu mắm tôm, ngày được gần 300 ngàn đồng, cố gắng cũng kiếm thêm khoản đóng tiền học.
Đêm giao thừa nhớ nhà, nhớ giọng ba mẹ và các em, thấy tết Sài Gòn sao buồn quá. Năm nay ban đầu em cũng tính ở lại vì ba mẹ khó khăn quá, mở miệng xin tiền cũng xót. May mắn thấy thông tin chương trình trên mạng xã hội nên đăng ký và được tặng vé. Từ ngày biết tin, em háo hức, mất ngủ mấy đêm liền”.
Bước lên xe, nhìn tấm vé trên tay, Hưng hít một hơi thật sâu, nhắm mắt, nghĩ về mái nhà thân thương. Ba gọi hỏi “Xe sắp chạy chưa?”. Hưng vừa dạ, vừa gật đầu, bỗng thấy mắt cay cay.
Để xuân thêm ý nghĩa
Được về nhà đón tết, được quây quần bên mâm cơm ngày cuối năm, với những người con xa quê là niềm hạnh phúc đong đầy. Thế nhưng, đâu phải ai cũng đủ may mắn để năm nào cũng trở về.
Vừa nhắc đến tết, Như Linh, cô sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nghẹn ngào. Hai năm rồi, Linh đón xuân một mình tại TP. HCM vì gia đình quá khó khăn.
Em tận dụng thời gian đi làm thêm xoay xở tiền học, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Nhiều lúc nhớ nhà nhưng em không dám gọi than, sợ ba mẹ lo.
Năm nay, nhận được tấm vé về quê miễn phí, Linh đã khóc. Nhưng lần này, nước mắt rơi chẳng phải vì tủi thân mà vì hạnh phúc.
Linh, Hưng và Nhàn là ba trong số hơn 2.000 sinh viên, người lao động khó khăn tại TP. HCM được về quê trên “Chuyến xe mùa xuân – Tết sum vầy 2023”. Xe sẽ đưa sinh viên từ thành phố về các tỉnh miền Trung.
Đặc biệt, chương trình năm nay có mở rộng hỗ trợ vé xe tết cho người lao động khó khăn chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. “Chuyến xe mùa xuân” là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chăm lo tết cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường trên địa bàn thành phố.
Chương trình do Thành đoàn, Hội sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên của TP. HCM cùng các đơn vị phối hợp tổ chức.
Theo ông Lê Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM, thành viên ban tổ chức, năm 2022 và đầu năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế rất khó khăn nhưng may mắn là nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân vẫn đồng hành để tạo nên những hành trình mùa xuân ấm áp, giúp sinh viên và người lao động có được cái tết sum vầy.
Gia Mỹ
" alt=""/>Chuyển xe mùa xuân ấm áp của những sinh viên nghèo