Ông Kai cho biết, cách đây hơn 10 năm, trong lần đi làm rẫy về ông thấy người bị sốt nhẹ sau đó tự cắt cơn chứ chẳng phải uống thuốc, nhưng cũng từ đó dù chế độ ăn uống bình thường, thậm chí là kham khổ mà cơ thể thì vẫn cứ tăng trọng vùn vụt, có lúc lên đến trên 100kg (bình thường ông Kai nặng gần 60kg) nhưng chẳng biết bệnh gì.
Mãi cho đến gần đây, khi dành dụm và vay mượn được ít tiền để đi viện thì bác sĩ chẩn đoán ông bị bướu cổ và u mỡ dưới da toàn thân, khối u ngày càng phát triển, riêng cặp ngực trông rất “khủng”.
Dù được chuyển viện đi TP.HCM điều trị nhưng không có tiền nên ông Kai đành chấp nhận ở nhà sống chung với khối u… Bí thư Đảng ủy xã Ninh Loan Phạm Đắc Tuấn cho biết, gia đình ông Kai thuộc hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
(Theo PL&XH)
" alt=""/>Người đàn ông khốn khổ vì ngực 'khủng' ở Lâm ĐồngGiải pháp chuyển đổi số, tự động hóa quy trình bằng robot akaBot sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa các nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót do thực hiện thủ công, từ đó tăng năng suất, tiết kiệm chi phí.
Công ty bán lẻ tăng tới 50% năng suất khi chuyển đổi số
Một công ty bán lẻ trong TOP đầu của Việt Nam, với 200 trung tâm mua sắm và cửa hàng trên toàn quốc, cần sử dụng 30 nhân viên kế toán nhập tất cả các dữ liệu của số lượng lớn hóa đơn, báo cáo tài chính định dạng PDF phát sinh mỗi ngày lên hệ thống. Nhân viên thực hiện một cách thủ công bằng cách mở từng tệp, trích xuất các dữ liệu liên quan vào các hệ thống thông tin khác nhau, phục vụ cho công tác kế toán và quản lý. Nhờ triển khai giải pháp akaBot của FPT, dữ liệu của hàng ngàn hóa đơn, báo cáo tài chính được cập nhật liên tục 24/7 lên hệ thống, tăng 50% năng suất.
![]() |
akaBot có thể đọc tự động tất cả các văn bản bằng công nghệ Nhận dạng ký tự quang học . |
Trước khi ứng dụng cho khách hàng, akaBot cũng đã được “thử lửa” trong chính hoạt động quản lý nhân sự của FPT. Trong mảng dịch vụ phần mềm, mỗi tháng FPT chào đón khoảng 300 - 500 nhân viên mới, các chuyên viên nhân sự sẽ phải kết nối với các bộ phận liên quan như văn phòng, phòng công nghệ thông tin, kế toán….để hỗ trợ nhân viên mới tham gia hệ thống thông tin nội bộ, cũng như đồng bộ hóa thông tin trên toàn bộ hệ thống. Đây là một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán và tốn thời gian và có thể mắc lỗi trong quá trình nhập thông tin. akaBot được áp dụng giúp tự động hóa hoàn toàn bộ quy trình thu thập thông tin, nhập liệu, tự động gửi thư thông báo và báo cáo kết quả cho ứng viên một cách chính xác, giúp nâng cao năng suất lao động của chuyên viên nhân sự lên 70%.
" alt=""/>FPT tung giải pháp chuyển đổi số akaBot giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động![]() |
Đường vào bản Mỏ Ba. |
Thành lập cách đây 37 năm, xóm Mỏ Ba là nơi định cư của các gia đình thuộc nhiều dân tộc (6 dân tộc: H’mông, Kinh, Dao, Nùng, Sán Dìu, Tày), trong đó dân tộc H’mông chiếm khoảng 60%. Họ cư trú trong những ngôi nhà tuềnh toàng làm từ những mảnh gỗ ghép lại, mùa hè thì nắng lọt đầy nhà, mùa đông gió rít qua từng khe gỗ lạnh buốt.
![]() |
Một góc xóm núi buổi chiều tà. |
Cuộc sống nghèo đói quanh năm chỉ trông chờ vào nương lúa, nương ngô, một số gia đình người Dao thì có thêm đồi chè. Hầu hết, đồng bào ở đây duy trì lối canh tác nông nghiệp lạc hậu, phần lớn dựa vào thiên nhiên, tự cung tự cấp về lương thực. Toàn xóm có tới 98 /137 số hộ gia đình thuộc diện nghèo. Trong đó, có những gia đình còn không có nổi bữa cơm trắng vào những ngày giáp hạt, họ phải ăn mèm mén, thậm chí phải nhịn đói.
![]() |
![]() |
![]() |
Những ngôi nhà tuềnh toàng, trống hoác chẳng đủ che cái nắng mùa hè, giá lạnh ngày đông. |
Xóm có hơn 130 hộ gia đình nhưng có tới hơn 800 nhân khẩu. Gia đình bình thường có 5-6 người con, không ít gia đình 10 con, thậm chí, có gia đình 19 người con. Em Vương Văn Ló (12 tuổi, dân tộc mông, Mỏ Ba) chia sẻ: nhà em có 13 anh em, em không nhớ hết tên các anh chị em trong gia đình mình”.
![]() |
Cảnh tượng mua bán hiếm hoi ở Mỏ Ba. |
Đồng bào ở đây sinh đẻ tự nhiên tại nhà, các bà mẹ hầu như không bao giờ đến trạm y tế xóm. Phụ nữ gần như 100% không biết chữ. Trẻ em phần lớn chỉ học hết cấp 1. Một số trong đó theo học đến cấp hai nhưng cũng rất ít em hoàn thành được chương trình THCS. Trong xóm không có lấy nổi một phiên chợ. Cuộc sống cứ thế quay trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, khó khăn nơi núi rừng hoang vu.
![]() |
Những tấm ván ghép tạm bợ làm chuồng nuôi heo. |
![]() |
Trẻ em ít đến trường mà ở nhà giúp đỡ cha mẹ làm việc. |
![]() |
Bữa cơm chỉ có rau là chính, còn quà vặt chủ yếu là những đồ ăn, thức uống tự làm ra, những vật dụng trong nhà cũng trở thành món đồ chơi không thể thiếu. |
![]() |
Trò chơi quen thuộc trong những buổi chiều chăn trâu. |
![]() |
Nụ cười ngây thơ. |
![]() |
![]() |
Nếu 11-12 người con vẫn “chưa ưng cái bụng” thì cái vòng luẩn quẩn đông con, đói ăn, ít học bao giờ mới trở thành quá khứ? |
Nghiêm Liên - Thanh Hoa
" alt=""/>Những kỷ lục buồn của xóm nghèo 'vỡ kế hoạch' nhất Việt Nam