Tôi đành ngồi xuống hỏi cha mẹ: "Giờ con đã có mọi thứ, một tỷ này bố mẹ còn không xoay trả nổi nợ nần, mà giờ cho con làm gì? Ngày con ra đi tay trắng, bố mẹ nói chẳng cần đứa nào nuôi, nên đừng có nhóm ngó vào tài sản thừa kế. Sao lúc con khổ, cháu sinh ra bệnh ngặt nghèo bố mẹ không giúp? Sao những lúc con thu xếp về vun vén, đỡ đần nhà cửa mà bố mẹ còn nghi kỵ, dè bỉu con rằng 'bày đặt hiếu nghĩa vì tài sản'?
Con sẵn sàng nuôi bố mẹ già yếu, nhưng đừng lừa dối tình cảm ruột thịt. Tuy con không còn mong đợi gì, nhưng bố mẹ đừng chà đạp lên nó. Chỉ cần bố mẹ nói sự thật và từ nay về sau nghe theo sắp xếp của con là đủ".
Sau đó, ba tôi chấp nhận kể toàn bộ sự thật, mong muốn tôi đứng ra xử lý vụ tranh chấp tài sản với con trai, lúc đó đang rối mù (vì ba cũng đã U80 nên không còn được minh mẫn để lo thủ tục pháp lý kiện tụng nhà cửa, xử lý nợ nần). Mẹ cũng hứa sẽ nghe theo sự sắp xếp của tôi và cắt đứt quan hệ với con trai.
>> Cha mẹ 70 tuổi vẫn chưa giao tài sản thừa kế cho con
Mất tới ba năm sau, tôi mới dàn xếp xong xuôi chuyện trong nhà. Vừa hay, tiền thắng kiện đủ chi trả số nợ của ba mẹ. Vậy là sau khi giải quyết ổn thỏa mọi chuyện, tôi dùng tiền của chính mình mua một căn nhà và đưa ba mẹ về ở, đồng thời nuôi dưỡng hai người từ đó về sau.
Tiếc thay, đó cũng không phải lần cuối rắc rối xảy đến. Sau khi ba mất, mẹ tôi lại một lần nữa "lật kèo" tôi khi đưa con trai của bà về hòng chiếm luôn căn nhà mà tôi mua cho ba mẹ. Hai người thưa kiện, ép tôi phải chia nhà vì đã nhận một tỷ đồng tiền thừa kế trước đó. Cuối cùng, tôi vẫn là là người thắng kiện vì ở vụ kiện trước tôi vẫn để ba đứng tên làm, chứ không nhận ủy quyền thực hiện, biên lai thu chi tôi vẫn giữ đủ.
Ngày thắng kiện, tôi lặng lẽ về dọn đồ của mẹ ra khỏi nhà (lúc này bà đã U90) và kêu con trai bà đến đón. Dĩ nhiên là sau đó chẳng có ai đến đón mẹ. Và tới giờ, bà vẫn ở với tôi và do một tay tôi phụng dưỡng. Tôi thấy nhiều người kêu phận làm con thì phải ráng chịu đựng bố mẹ, vì người già hay trái tính, trái nết. Nhưng trường hợp của mẹ tôi là cái tính phân biệt đối xử từ lúc tôi còn nhỏ đã như vậy rồi, tới giờ vẫn chẳng có thay đổi gì.
Từ lúc hiểu ra điều đó, tôi đã hoàn toàn "buông xuôi" chuyện tình cảm gia đình. Tất nhiên là tôi không bỏ mặc mẹ không nơi nương tựa. Thế nhưng, có những thứ cần nhìn thẳng vào sự thật để hiểu cho rõ, chẳng thể tránh né mãi được.
" alt=""/>'Cú tát' một tỷ đồng thừa kếTrong đám cưới được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tôi háo hức đưa em về chung một nhà. Vậy mà em lại bỏ tôi đi theo người khác. Em không chỉ giẫm đạp lên tình yêu mà cả những bao dung, hi vọng tôi dành cho em.
Tôi và em quen nhau khi em đang là mẹ đơn thân. Con gái của em lúc đó được 2 tuổi. Em chia sẻ, em và bạn trai yêu nhau đã lâu. Nhưng khi em có thai, anh ta lại thay lòng. Vì vậy, anh ta chối bỏ đứa con trong bụng em.
Em sinh con khi không có người đàn ông bên cạnh. Sau đó, khi con lớn hơn, em gửi bé vào nhà trẻ và đi làm trở lại.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Phải nuôi con nhỏ nên hai mẹ con sống rất khó khăn, chật vật. Trong lúc đó, tôi đang làm cho một công ty lớn với mức thu nhập nhiều người mơ ước. Quen em, một người phụ nữ xinh đẹp, tôi vừa yêu vừa thương. Tôi mong có thể làm mọi thứ tốt đẹp nhất để bù đắp những tháng khốn khó của mẹ con em.
Ban đầu, em không dám nhận tình cảm của tôi vì mặc cảm quá khứ. Em nói mình không xứng đáng với tôi. Tuy nhiên tôi gạt đi tất cả, động viên em mở lòng đón nhận tình cảm mới.
Tôi đón mẹ con em về ở trong căn hộ của mình. Tôi sắm sửa cho mẹ con em không thiếu thứ gì. Những ngày cháu ốm, tôi chạy ngược chạy xuôi để lo cho cháu.
Gia đình biết tôi quen với người phụ nữ có con riêng thì ra sức ngăn cản. Nhưng thấy tôi kiên quyết, ba mẹ tôi đành nhượng bộ. Họ nói, tôi đã lớn, bố mẹ không thể can thiệp vào cuộc sống của hai đứa.
Chúng tôi sống bên nhau hơn 1 năm. Từ ngày quen tôi, cuộc sống của em dần tốt hơn. Tôi mua xe mới cho em tiện đi làm. Quần áo, điện thoại, túi xách… tôi thường mua sắm cho em không tiếc tiền.
Con gái em rất quấn quýt với tôi. Cháu gọi tôi là “ba” và tôi cũng coi cháu như con ruột của mình.
Em nói, em mang ơn tôi. Cuộc đời em tưởng như đi vào ngõ cụt nay lại được gặp tôi. Chúng tôi sẽ không thể xa nhau.
Cảm thấy tình cảm sâu đậm và muốn gắn bó với người phụ nữ này, tôi đề nghị kết hôn. Khá bất ngờ nhưng em cũng gật đầu đồng ý.
Vì em chưa một lần được làm cô dâu nên tôi muốn chọn những thứ tốt nhất cho đám cưới của mình. Chúng tôi dẫn nhau đi mua váy cưới, nhẫn cưới và chụp ảnh cưới tại Đà Lạt. Bạn bè, người thân biết chuyện đều chúc mừng cho chúng tôi.
Ngày cưới đã định, mọi thứ đều hứa hẹn sẽ hoàn hảo nhưng tôi thấy em có những thoáng trầm tư. Tôi hỏi thì em gạt đi. Em nói, lần đầu được làm cô dâu nên hồi hộp. Tôi đâu biết rằng, lòng em đã đổi khác.
Trước tiệc cưới 1 ngày, em và con gái biến mất. Em nhắn tin cho tôi, em chưa sẵn sàng cho chuyện này. Em cảm ơn tôi thời gian qua đã chăm sóc cho mẹ con em và mong tôi đừng tìm mẹ con em nữa. Tôi đọc tin nhắn như người mất hồn. Tôi liên lạc lại nhưng em tắt máy. Tôi hỏi tất cả mọi người em quen nhưng không ai biết em đi đâu.
Tôi vẫn hi vọng em sẽ xuất hiện tại đám cưới để làm tôi bất ngờ. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra.
Tôi đau khổ, suy sụp. Gia đình, bạn bè phải động viên mãi mới có thể nguôi ngoai. Cuối cùng, nhờ người tìm hiểu, tôi mới biết được rằng, em đã phản bội tôi để quay lại với tình cũ. Biết tin em sắp làm đám cưới, anh ta quay lại xin nhận con và em xiêu lòng.
Cuối cùng, em tha thứ và cho anh ta cơ hội hàn gắn, không hề nghĩ đến trái tim tan nát của tôi.
Mọi người an ủi, nỗi đau nào cũng sẽ qua. Nhưng tôi không muốn bỏ qua cho người phụ nữ bội bạc đó. Tôi có nên tìm em để làm cho ra nhẽ mọi chuyện? Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Người cũ đã dùng tấm ảnh thân mật để đe dọa hạnh phúc mới của em.
" alt=""/>Cô dâu xinh đẹp biến mất trong đám cưới khiến chú rể suy sụpĐiều này gây cho các em nhiều thiệt thòi về tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và việc học tập sau này. Chính vì vậy, Giang Thanh mong muốn có kiến thức vững vàng về tâm lý để tư vấn, giúp đỡ các em.
![]() |
Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt Giang Thanh. |
Trong chuyến thăm trường lần này, Á hậu đã đăng ký học ngành tâm lý học và cho biết sẽ tập trung cao độ trong thời gian tới để học hết giáo trình ngành học.
Giang Thanh cũng cho biết, vào thời điểm này, cô vẫn phải dạy online cho sinh viên của Đại học Clemson nơi cô là giảng viên. Thời gian còn lại, Giang Thanh quyết định dành cho việc học ngành tâm lý học.
Cô còn bày tỏ ước muốn học thêm ngành luật để bảo vệ phụ nữ và trẻ em yếu thế, tuy nhiên, đây là việc mà cô sẽ làm trong tương lai.
Giang Thanh cũng tự hào cho biết, vì ham học nên cô được các giáo sư, giảng viên của trường quan tâm và ưu tiên, luôn tạo điều kiện tốt nhất để Giang Thanh theo học các khóa tại trường.
Giang Thanh “khoe” cô vừa nhận tấm bằng tốt nghiệp Đại học ngành thủy sản và được cấp phép hành nghề thủy sản tại Mỹ. Đây là niềm vui rất lớn của cô bởi trong tương lai không xa, cô muốn tham gia lĩnh vực kinh doanh thủy sản để có điều kiện kinh tế, giúp đỡ cộng đồng.
![]() |
Hiện tại, Giang Thanh đang sống trong một căn nhà ở Clemson (Mỹ). |
Nói về những dự định trong tương lai, Á hậu cho biết: “Thanh ước là mình giỏi hơn, có thêm nhiều kiến thức để giúp đỡ được nhiều trẻ em, đặc biệt là có thể xây dựng một thư viện cho trẻ Việt Nam ở vùng sâu vùng xa... Thanh còn nhiều điều muốn làm cho các em nhỏ lắm, nhưng phải đi từng bước thôi, quan trọng là làm bất cứ điều gì cũng phải có kiến thức thực sự thì mới có hiệu quả.
Là một người bận rộn, Giang Thanh nói, cô chỉ cho phép bản thân được nghỉ ngơi khi đã giúp đỡ được nhiều người và cảm thấy an tâm hơn, trước khi trở về căn nhà ấm cúng với gấu bông, bếp, phòng làm việc.
Hiện tại, Giang Thanh đang sống trong một căn nhà ở Clemson (Mỹ). Cô yêu thích căn nhà bởi phong cách gần gũi, thoáng mát với thiên nhiên. Tông màu trắng là chủ đạo khiến căn nhà thêm dịu dàng, tinh khiết.
Trong nhà, cô thích nhất góc ban công để có thể hít thở không khí trong lành mỗi buổi sáng và thích ăn phở gà Việt Nam. “Sống chậm, thư giãn! Bắt đầu một ngày mới Thanh có thói quen ra ngồi ban công khoảng 45 phút theo dõi tin tức và đếm 1,2,3 chào ngày mới!”, Giang Thanh chia sẻ.
Giang Thanh sinh năm 1983 tại Bến Tre (Việt Nam). Hiện cô là giảng viên Đại học Clemson (Mỹ) chuyên ngành Nông nghiệp. Năm 2002 cô đoạt giải Hoa khôi học đường tại Mỹ. Năm 2003, đoạt giải Hoa khôi thể thao trường Đại học Nông nghiệp NC State University. Năm 2016, Giang Thanh dành danh hiệu Á hậu Việt Nam toàn cầu. Năm 2019, giành danh hiệu Hoa khôi du lịch tại Bali. Cô thành thạo 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Việt; tham gia hiến máu nhân đạo và hoạt động từ thiện trong và ngoài nước; giúp đỡ du học sinh tại Mỹ. |
Số phận đã cướp đi của chị người chồng và đặt trước chị quá nhiều thách thức, nhưng chị đã bước qua nó để sống tiếp đầy lạc quan.
" alt=""/>Nữ giảng viên gốc Việt: Học thêm ngành tâm lý để giúp đỡ trẻ em