Xuân là nghi phạm đánh đập dã man người phụ nữ trong khách sạn ở TP Cà Mau đến tử vong.
Nguồn tin cho biết, sức khỏe của nghi phạm Xuân đang trong tình trạng xấu. Theo đó, những ngày qua, nghi phạm Xuân liên tục nói nhảm, nhịn ăn, đi vệ sinh trong tình trạng mất kiểm soát.
Công an tỉnh Cà Mau đã đưa bị can Xuân đi giám định tâm thần tại Trung tâm pháp y tâm thần Tây Nam bộ. Tuy nhiên, khi đến nơi, nghi phạm Xuân có dấu hiệu mệt, lơ mơ, được lực lượng làm nhiệm vụ đưa vào bệnh viện ở Cần Thơ cấp cứu. Theo đó, nghi phạm Xuân bị sốc nhiễm trùng, suy đa tạng đang được điều trị thuốc vận mạch, kháng sinh, lọc máu liên tục và phải thở máy.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 18h ngày 9/11, ông Xuân cùng chị N.T.T (39 tuổi, ngụ xã Lâm Hải, huyện Năm Căn) đến một khách sạn ở phường 5, TP Cà Mau và được nhân viên bố trí phòng ở tầng 3.
Đến khoảng 8h hôm sau, nhân viên dọn phòng khách sạn nghe tiếng cự cãi trong phòng của ông Xuân nên đến gần. Lúc này, nhân viên thấy chị T. từ trong phòng bò ra ngoài hành lang, trên người có nhiều vết thương. Còn ông Xuân cầm cây gỗ (chân ghế) với vẻ mặt hung hăng. Nhân viên dọn phòng hoảng sợ, bỏ chạy xuống tầng trệt tri hô.
Theo điều tra, trong lúc đánh đập chị T., ông Xuân gọi điện thoại cho con trai để thông báo vụ việc. Con trai của ông Xuân cùng người bạn nhanh chóng đến hiện trường can ngăn.
Hình ảnh camera an ninh ghi lại, ông Xuân cầm cây gỗ đánh liên tục vào tay, chân, đầu của chị T. ngay tại lối đi của khách sạn.
Đánh nạn nhân được một lúc, ông ta dừng lại ngồi nghỉ, sau đó bật dậy đánh tiếp.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho biết, chị T. bị đa chấn thương, thương tích khắp cơ thể, các vết thương rất nặng và tử vong.
"Bệnh nhân bị nứt sàn sọ, nứt xương sọ thái dương, các xoang trước mặt bị bể, dập phổi, gãy xương sườn, gãy xương tay, xương chậu... Cơ thể bệnh nhân đầy các vết thương...", bác sĩ nói.
Công chức Sở Tư pháp hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
Sau 1 tháng phát động, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2024” đã thu hút trên 9.700 lượt đăng ký với 22.609 lượt dự thi, đây là lần thứ 3 cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Tư pháp, thời gian qua, nhu cầu giao tiếp của người dân với cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị bằng công nghệ thông tin ngày càng tăng. Trong đó, môi trường internet là cầu nối gần nhất nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật là xu hướng tất yếu phải được khai thác kịp thời.
Bắt kịp xu thế chung này, Sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Theo đó, việc thực hiện đề án hướng đến đa dạng hóa hình thức, khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin về pháp luật; giúp người dân sử dụng, khai thác một cách thuận lợi, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
Quá trình triển khai đề án, Sở xây dựng Cổng thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, tích hợp các nội dung cơ bản như tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành; đăng tải các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND tỉnh; hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến. Đồng thời hiện nay, Sở đang quản lý, vận hành, ứng dụng trên 10 phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin như: Phần mềm lý lịch tư pháp, quản lý hộ tịch; phần mềm Quản lý thông tin đấu giá tài sản, Hệ thống quản lý văn bản, phần mềm thống kê… Đối với các sở, ban, ngành, phòng tư pháp cấp huyện cũng đã triển khai thực hiện phổ biến pháp luật qua ứng dụng mạng xã hội facebook, zalo, youtube và các trang thông tin điện tử,…
Đặc biệt, Sở Tư pháp vừa triển khai kế hoạch thực hiện mô hình cải cách hành chính “Ứng dụng nền tảng mạng xã hội “Zalo - Facebook” tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến”. Tháng 5-2024 vừa qua, Sở thành lập trang fanpage “Thủ tục hành chính tư pháp Hậu Giang” trên mạng xã hội facebook, nhằm đăng tải các thông tin, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp các bước để nộp hồ sơ trực tuyến thủ tục hành chính (tạo tài khoản dịch vụ công, đăng nhập và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tại địa chỉ dichvucong.haugiang.gov.vn); tuyên truyền, lan tỏa những thông tin, cách làm hay của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số trên địa bàn…
Ông Nguyễn Quốc Lai, Trưởng phòng Tuyên truyền và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp cho biết: Việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong phổ biến pháp luật đang được các cấp, ngành chú trọng đẩy mạnh. Đối với ngành tư pháp, hiện đơn vị đã đẩy mạnh việc tuyên truyền thông qua một số hình thức mới như tin nhắn điện thoại, tổ chức triển khai luật trực tuyến, tiếp tục duy trì việc tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí… Đồng thời, cung cấp đề cương, tài liệu trực tuyến phục vụ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh dễ dàng truy cập, tham khảo, sử dụng để tuyên truyền.
Sở Tư pháp dự báo, tới đây, nhu cầu giao tiếp của người dân với cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị bằng công nghệ thông tin ngày càng tăng. Trong đó, việc đẩy mạnh kết nối thông qua môi trường mạng là cầu nối gần nhất, hiệu quả cao, nên cần phải được khai thác kịp thời với nhiều hình thức, nội dung đa dạng hơn nữa.
Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, nhấn mạnh: Phát huy kết quả đạt được, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng việc đa dạng hình thức. Trong đó, chú trọng việc phổ biến thông qua internet, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, mạng di động, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hành chính tư pháp, để qua đó nâng cao chất lượng công tác tư pháp của tỉnh nhà.
Theo Đ.B (Báo Hậu Giang)
" alt=""/>Hậu Giang ứng dụng công nghệ trong hoạt động tư phápCục Hàng không VN cho hay, đến cuối tháng 11, tính chất di chuyển "lệch đầu" của vận tải hàng không vào các giai đoạn cao điểm Tết đã hình thành rõ nét.
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên (25/1/2025, tức ngày 26 tháng Chạp), tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TPHCM đi các tỉnh phía Bắc đa phần đã đạt mức trên 50%. Đáng chú ý, một số đường bay đã đạt trên 90%, thậm chí đã hết vé.
Cụ thể, đường bay TPHCM - Huế đạt 99,31%, TPHCM - Pleiku 100%, TPHCM - Tuy Hòa 100,24%, TPHCM - Quy Nhơn 100%, TPHCM - Quảng Bình 100%, TPHCM - Chu Lai 99,76%.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại tỷ lệ đặt chỗ đang rất thấp: Huế - TPHCM (12,2%), Pleiku - TPHCM (12,85%), Tuy Hòa - TPHCM (7,73%), Quy Nhơn - TPHCM (5,66%), Quảng Bình - TPHCM (15,66%), Chu Lai - TPHCM (13,16%).
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các ngày trước và sau ngày nghỉ đầu tiên. Với ngày giữa kỳ nghỉ (ngày 28/1/2025 tức 29 tháng Chạp), hành khách vẫn có nhiều lựa chọn phù hợp.
Vào cuối kỳ nghỉ, đặc biệt với ngày kết thúc kỳ nghỉ (2/2/2025), tỷ lệ đặt chỗ đã thể hiện mức tăng cao rõ rệt trên các đường bay từ các địa phương đi TPHCM, trung bình cũng đã đạt khoảng 75%.
Một số đường bay có tỷ lệ đặt chỗ đã đạt hoặc xấp xỉ 100% như: Pleiku - TPHCM, Tuy Hòa - TPHCM, Thanh Hóa - TPHCM, Quy Nhơn - TPHCM, Chu Lai - TPHCM, Đồng Hới - TPHCM... Trong ngày này, ở chiều ngược lại, tỷ lệ đặt chỗ rất thấp, chỉ trên dưới 10%.
Trên các kênh bán vé trực tuyến cho thấy, giá vé máy bay (hạng phổ thông, đã bao gồm thuế, phí) ngày 21/1/2025 (tức 22 tháng Chạp), trên chặng bay TPHCM - Hà Nội, Vietnam Airlines mở bán 3,7 triệu đồng/chiều.
Nếu bay Vietjet Air, hành khách phải trả khoảng 2,9 - 3 triệu đồng/chiều; Bamboo Airways có mức giá khoảng 3,7 triệu đồng/chiều và Vietravel Airlines khoảng 2,9 triệu đồng/chiều.
Ngày đầu nghỉ Tết (25/1/2025), trên chặng TPHCM - Hà Nội, Vietnam Airlines và Bamboo Airways, Vietjet mở bán cùng một mức giá, khoảng 3,6 triệu đồng/chiều. Giá của Vietravel Airlines cũng chỉ thấp hơn một chút, khoảng 3,4 triệu đồng/chiều.
Vào ngày 2/2/2025 (ngày cuối nghỉ Tết), chặng Hà Nội - TPHCM, giá vé của Vietnam Airlines và Bamboo Airways khoảng 3,6 triệu đồng/chiều; Vietjet Air có mức giá khoảng 3,6 - 3,7 triệu đồng/chiều. Vietravel Airlines khoảng 3,7 triệu đồng/chiều.