Mnemosyne là một sản phẩm cao cấp của hãng SolidAlliance (Nhật Bản) được hai nhà thiết kế Toshi Satoji và Katsuya Masaki sáng tạo lấy cảm hứng từ trò chơi ru-bích. Khối lập phương này được tạo nên từ 5 khối nhỏ màu bạc và một khối màu đen, đây chính là chiếc USB dấu trong thiết kế lập phương ru-bích này.
Chiếc USB này được đặt theo tên nữ thần Mnemosyne trong thần thoại Hy Lạp.
" alt=""/>USB 16 GB đắt nhất hành tinhTrong 3 ngày diễn ra sự kiện, diễn đàn sẽ có hơn 8.000 lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và tham gia các hoạt động. Phiên khai mạc được tổ chức sáng ngày 1/12 có sự tham dự của gần 1.600 đại biểu là lãnh đạo Bộ, ngành, trung ương và địa phương, sở, ban, ngành với 103 điểm cầu kết nối tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước, các cơ quan đại diện kinh tế ngoại giao của Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Pakistan, Chinese Taipei, Hà Lan.
Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh: Chuyển đổi số đang tạo ra những sự thay đổi chưa từng có trong mọi lĩnh vực của sống kinh tế xã hội đất nước. Mỗi người dân và doanh nghiệp đang từng ngày cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc đó. Dù vậy, hành trình chuyển đổi số quốc gia để xây dựng kinh tế số, xã hội số mới đang ở giai đoạn khởi động cho một chặng đường dài với nhiều thách thức.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề ra, đòi hỏi từng cấp, từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân trong xã hội phải nỗ lực vượt qua mọi thách thức, tăng tốc lộ trình và nâng cao hiệu quả hơn nữa công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
“Vietnam DX Summit 2021 được VINASA chủ trì tổ chức với kỳ vọng tạo diễn đàn trao đổi tri thức, kinh nghiệm thực tiễn sống động và kết nối hợp tác cung cầu về chuyển đổi số, góp phần đồng hành cùng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, để Việt Nam tăng tốc, sớm trở thành một quốc gia số phát triển”, ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ.
![]() |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, chuyển đổi số đã trở thành là một động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi kinh tế. |
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và là một động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi kinh tế.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (gọi tắt là Ủy ban) đã được thành lập trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số. Điều này thể hiện ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thúc đẩy chuyển đổi số từ Trung ương đến cơ sở.
Thứ trưởng cũng cho biết, tại phiên họp đầu tiên ra mắt Ủy ban Quốc gia, Bộ TT&TT với vai trò của Cơ quan thường trực, đã cùng với các bộ xác định và đề xuất lên Ủy ban Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 với khoảng 45 nhiệm vụ quan trọng, trong đó 18 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá được phân công tới từng thành viên Ủy ban Quốc gia. Kèm theo đó là hơn 50 tiêu chí định lượng, đo lường mức độ chuyển đổi số Quốc gia trong năm 2022.
Bộ TT&TT cũng đã tham mưu Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và đã trình Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế số, xã hội số, dự kiến sẽ được phê duyệt trong tháng 12/2021.
“Chiến lược mang tính bao trùm, định hướng chuyển đổi số trong các lĩnh vực, đặc biệt là 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp sẽ căn cứ vào Chiến lược đã được ban hành để xây dựng Chiến lược, chương trình hành động của mình một cách phù hợp”, Thứ trưởng nói.
Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi số tại Việt Nam
Cũng trong trao đổi tại diễn đàn, đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết, chuyển đổi số năm 2021 bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Rõ ràng nhất là nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân đã được nâng cao. Công nghệ số đã từng bước thâm nhập vào hoạt động của Chính phủ, các ngành kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, tồn tại, còn rất nhiều việc cần được thảo luận, tháo gỡ để tiếp tục triển khai.
Vì vậy, Vietnam DX Summit 2021 với chủ đề “Tăng tốc chuyển đổi số hướng tới một Việt Nam số” sẽ là cơ hội tốt để các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận để đề xuất các giải pháp tăng tốc, đẩy nhanh chuyển đổi số tại Việt Nam, làm sao để chúng ta nhanh hơn trong hành trình chuyển đổi số quốc gia. “Bộ TT&TT cam kết tiếp tục đồng hành cùng các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này”, đại diện Bộ TT&TT khẳng định.
![]() |
Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa nhận định: Chuyển đổi số đang tạo ra những sự thay đổi chưa từng có trong mọi lĩnh vực của sống kinh tế xã hội đất nước. |
Theo Ban tổ chức, bên cạnh 11 phiên hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực cùng các chương trình tư vấn, kết nối cung cầu chuyển đổi số và triển lãm giới thiệu các giải pháp số tiêu biểu, Vietnam DX Summit 2021 còn có một hoạt động đặc biệt là chương trình hỏi đáp cùng chuyên gia về chuyển đổi số.
Với chương trình này, các chuyên gia sẽ chia sẻ tại 12 phiên hỏi đáp với 12 vấn đề, từ nhận thức, phương pháp luận về chuyển đổi số cho đến những nghiệp vụ cụ thể như: Hạ tầng Cloud; Digital Marketing; Digital Sales; Hợp đồng điện tử; Chữ ký số; Hóa đơn điện tử; CRM; Văn phòng điện tử; Tự động hóa; Sản xuất; Giải pháp làm việc từ xa hiệu quả.
Vân Anh
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA vừa cho biết sẽ công bố các Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp sản xuất tại Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam DX Summit 2021.
" alt=""/>Vietnam DX Summit 2021 bàn giải pháp tăng tốc chuyển đổi số hướng tới một Việt Nam sốVới mô hình hợp tác “ba nhà” được triển khai tại Bình Dương, mỗi nhà đảm nhận một phần vai trò của các nhà còn lại để cùng san sẻ thông tin và đóng góp ý kiến cho nhau, cùng hướng đến sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trong thời đại mới.
Đề án thành phố thông minh Bình Dương xác định 46 hành động cụ thể trong 4 lĩnh vực: “Con người”, “Công nghệ”, “Doanh nghiệp” và “Các yếu tố nền tảng”. Các hành động cụ thể sẽ được linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm, dựa trên khung sườn định hướng chung của Đề án.
Cụ thể như, Bình Dương đã triển khai phần mềm hệ thống một cửa liên thông cấp tỉnh, ứng dụng Binh Duong Smartcity trên Zalo và xây dựng ứng dụng dịch vụ công của tỉnh trên thiết bị di động để tăng cường tương tác với người dân. Tích hợp dịch vụ bưu chính và dịch vụ công, cung cấp thanh toán trực tuyến qua ngân hàng đối với 100% thủ tục hành chính trực tuyến.
Triển khai hệ thống tổng đài 1022 và mạng xã hội Zalo, Facebook… để người dân, doanh nghiệp kết nối trực tiếp với chính quyền 24/7. Thông qua hệ thống tổng đài 1022 và hệ thống hỗ trợ y tế, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu thông qua đầu số 115, các ý kiến của người dân đều được phân công và xử lý. Đặc biệt, hệ thống cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu đã phát huy rõ hiệu quả so với thời gian trước thông qua việc điều hành tập trung đối với hệ thống xe cấp cứu, giúp giảm đáng kể thời gian khi điều xe cấp cứu đến hiện trường.
Cùng với đó, Bình Dương cũng đã hình thành các phòng thí nghiệm chế tạo (Fablab) dựa trên những lĩnh vực thuộc thế mạnh của địa phương bao gồm Fablab lĩnh vực cơ khí chế tạo; triển khai Hệ thống thông tin địa lý GIS là kết quả của chương trình hợp tác giữa Chính quyền (Sở Xây dựng), Doanh nghiệp (VNPT) và Viện/ trường (Đại học Bách Khoa TP.HCM), với chi phí xây dựng được cho là thấp hơn nhiều so với hệ thống tương tự của các tỉnh, thành phố khác.
Với việc triển khai bài bản, tổng thể và có sự phối hợp, hợp tác giữa các bên và nhất là được Lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo và dành nguồn lực thích đáng, Đề án thành phố thông minh đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương.
Theo đó, sau giai đoạn triển khai từ năm 2016 đến năm 2020, tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, là địa phương đầu tiên và duy nhất cho đến nay đã xóa hết hộ nghèo, giữ vững vị thế là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015- 2020 của Bình Dương đạt 9,35%/năm, gấp 1,4 lần bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng vào năm 2020. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước đạt 7,019 triệu đồng/người/tháng so với mức trung bình cả nước là 4,23 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2016 đến năm 2020 đã tăng gần 2,5 lần, từ hơn 20.000 lên 49.028 doanh nghiệp, qua đó giúp thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, là địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương cao thứ 3 cả nước.
Vân Anh
Tại hội nghị mới đây của Bình Dương, các chuyên gia thành phố Eindhoven (Hà Lan) đã chia sẻ những định hướng cơ bản xây dựng thành phố thông minh của Hà Lan; các kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng đô thị thông minh...
" alt=""/>Mô hình “ba nhà” làm trụ cột xây dựng thành phố thông minh tại Bình DươngÍt ai thấy Hoài Linh nhắc đến chuyện riêng tư tình cảm, nhất là người vợ của ông. Thế nên dễ hiểu vì sao bức ảnh hiếm hoi công chúng được biết về nhan sắc của người vợ ấy lại khiến nhiều người trầm trồ. Dung nhan bà xã Hoài Linh xinh đẹp không thua kém những người đẹp trong showbiz.
Bức ảnh hiếm hoi và duy nhất tiết lộ bà xã Hoài Linh được chụp trong đám cưới năm 1996. Khi đó tiệc cưới không được tiết lộ rộng rãi, chỉ ít người bạn thân thiết tới dự. Năm 1997, Hoài Linh bảo lãnh vợ sang chung sống tại phố Garden Grove, California.
Được biết, đám cưới tổ chức khi Hoài Linh mới 29 tuổi. Vợ Hoài Linh tên là Thanh Hương. Danh hài từng tiết lộ, đám cưới của anh do nghệ sĩ Ngọc Giàu làm chủ hôn: "Đó là năm 1996, tôi về cưới một người vợ ở Bến Tre, cô ấy thương tôi hết mực".
Trong một lần nói chuyện điện thoại, người em trai của Hoài Linh là Dương Triệu Vũ khi gọi điện facetime với cha mình đã vô tình để lộ một bức hình chụp ảnh cưới vợ chồng Hoài Linh.
![]() |
Hoài Linh bên cạnh cô dâu Thanh Hương. |
Tâm sự về vợ mình, trước đây Hoài Linh từng cho biết: “Vợ tôi không làm nghệ thuật nhưng cô ấy có sự thông cảm lớn với chồng. Tôi đi hoài nhưng cô ấy không ghen vì cô ấy biết tôi từ trước đến giờ không có tính trăng hoa.
Vợ tôi quán xuyến là chủ yếu chứ tôi không có thời gian chăm sóc gia đình. Cô ấy quyết định theo tôi về Việt Nam để được gần nhau dù phải làm lại từ đầu. Trong cuộc sống gia đình, cứ thương nhau, yêu nhau là sẽ vượt qua tất cả sóng gió. Tôi may mắn có đời sống tình cảm tương đối bình ổn, nhẹ nhàng".
![]() |
Bức ảnh quá khứ Hoài Linh ngày còn trẻ |
Hiếm hoi lắm Hoài Linh mới tiết lộ anh đã có vợ và con. Người con trai tính đến thời điểm hiện tại được Hoài Linh công khai với công chúng là Võ Lê Thành Vinh hiện làm việc cho hãng hàng không của Mỹ. Bên cạnh đó, nam danh hài thường nhận con nuôi hoạt động trong môi trường nghệ thuật.
(Theo Dân Việt)
Không chỉ giống về giọng hát, cách luyến láy, ngay cả điệu bộ, cử chỉ của Tuấn Ngọc cũng được Hoài Linh thể hiện y hệt bản gốc.
" alt=""/>Bất ngờ nhan sắc người vợ 'bí mật' ít người biết của danh hài Hoài Linh