Nhìn về phía con gái và con rể, ông Nguyễn Văn Hiển, bố đẻ chị Thu cho biết, anh Thủy không được nhanh nhẹn như người ta, còn chị Thu vốn bị bệnh thần kinh.
"Học chưa hết cấp 1 thì nó (chị Thu - PV) phải nghỉ học, ở nhà cùng chúng tôi. Năm 18 tuổi, nó phát bệnh nặng, cứ vừa chạy vừa hét, thậm chí còn đánh người. Suốt 5 năm sau đó, vợ chồng tôi đưa con đi chạy chữa nhiều nơi, bệnh tình có đỡ hơn nhưng cần dùng thuốc duy trì", ông Hiển ngậm ngùi nhớ lại.
Năm 2000, chị Thu kết duyên cùng anh Thủy, anh cũng chậm chạp nên sau khi lấy nhau, bố đẻ anh Thủy cho hai người một căn nhà gỗ khoảng 40m2, dựng trên góc vườn ông Hiển cắt cho.
Không có công việc ổn định nên ai thuê gì anh Thủy cũng làm, khi thì phụ xây, lúc lại trồng hoặc bóc vỏ keo tràm, tiền công không đủ đong gạo. Còn chị Thu mỗi khi tỉnh táo cũng biết vào rừng tìm rau, măng ăn qua ngày.
“Có ngày trời đẹp tôi cũng kiếm được gần 200 ngàn, còn mưa thì ở nhà, cả tháng không kiếm được đồng nào nên phải mua nợ gạo để ăn, lúc nào có tiền thì trả sau”, anh Thủy cho biết.
Năm 2001, anh chị có con gái đầu lòng, khi sinh được vài ngày thì chị Thu lên cơn, chạy khắp nơi khiến cả nhà phải huy động người đi tìm. Những lần sinh sau đó cũng thế, gần đây nhất là vào năm 2020, lúc sinh cháu Phan Thị Hồng Chức được 7 ngày, chị lại phát bệnh, không cho con bú, cũng không thể bồng bế được con.
Những đứa trẻ còn đỏ hỏn phải cậy nhờ bà ngoại Phùng Thị Vinh chăm sóc, còn chị Thu được bố đưa đi Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai điều trị, đến khi bệnh tình thuyên giảm mới về.
“Mẹ nó như vậy nên chẳng đứa nào được bú mẹ, thương cháu quá tôi bế đi xin sữa khắp nơi. Nhà tôi vốn không có lương hưu, hai đứa con trai đi làm trong miền Nam liên tục thất nghiệp. Chúng tôi đành cố trồng ít lúa ngô, lạc để đổi lấy gạo, chứ không con cháu không biết lấy gì ăn", bà Vinh sụt sùi.
Căn nhà gỗ 3 gian, mỗi gian chỉ vỏn vẹn 4 bước chân người lớn dựng cách đây hơn 20 năm đã không còn che nổi mưa nắng cho gia đình khốn khổ. Xung quanh nhà được che chắn bằng những tấm ván đã mục nát, rong rêu. Mái ngói được Đoàn thanh niên sửa chữa cách đây ít lâu đã hỏng, dột tứ bề.
Trong nhà chẳng có đồ đạc đáng giá ngoài hai chiếc giường cùng những món vật dụng cũ nát. Mùa đông, gió lùa qua khe gỗ lạnh cóng, lũ trẻ nhem nhuốc ngồi thu mình giữa đống chăn màn, lộ ra đôi chân tái đi vì rét khiến người lớn không khỏi đau lòng.
“Cháu Chi (SN 2001), con gái đầu của vợ chồng nó ham học và học được lắm, chúng tôi phải động viên cháu lên nhà ông bà ngoại để học, mong cháu phấn đấu thoát khỏi cảnh nghèo”, bà Vinh nói thêm.
Hiện vợ chồng chị Thu còn nợ ngân hàng 10 triệu đồng, số tiền này trước đây dùng để mua trâu về nuôi, được một thời gian trâu bệnh chết nên phải bán, giờ tiền gốc còn nguyên, hàng tháng trả lãi 65.000 đồng cho ngân hàng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Kim Hóa cho biết: “Gia đình anh Thủy là hộ nghèo của xã. Mặc dù chính quyền, bà con quan tâm nhưng hiện nay nhà cửa anh Thủy bị xuống cấp nặng. Rất mong các mạnh thường quân quan tâm để anh chị được sửa sang lại nhà cửa, các con có điều kiện ăn học tốt nhất".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Phan Thanh Thủy/Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Kim Trung, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. SĐT anh Thuỷ 0818467659 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.019 (gia đình chị Thu) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cùng con chiến đấu với tử thần, chị bắt gặp những em bé bất hạnh. Có đứa trẻ lúc nhập viện trông còn nhanh nhẹn hơn con trai chị nhưng tuổi đời quá đỗi ngắn ngủi. Hình ảnh người cha quấn chăn bông đưa con về khiến chị nao lòng. Hay cậu bé nằm kế bên giường con trai chị, do bệnh quá nặng mà cha và bà nội phải thay phiên nhau bóp bóng cấp cứu liên tục. Thậm chí còn không kịp xếp hàng xin cơm từ thiện, vậy mà vẫn họ không cứu được con.
“Từ những con người thực mà tôi tiếp xúc trong thời gian con nằm viện, tôi bỗng ngộ ra, ngay tại thành phố mình đang sống vẫn có những người bất hạnh vô cùng. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm hiểu và giúp đỡ”, chị Trang tâm sự.
Trong số hàng nghìn người từng được chị gieo duyên, cô bé Cẩm chạy thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2 khiến chị thương vô cùng. Có lẽ bởi con là bệnh nhi chạy thận đầu tiên mà chị giúp đỡ, thêm nữa, con thiếu vắng bàn tay chăm sóc, yêu thương của mẹ, khiến bản năng làm mẹ của chị lại được khơi dậy. Đêm bé Cẩm mất, chị cảm nhận như mình vừa mất đi một đứa con. Sau khi hỗ trợ ba bé chi phí để đưa con về quê, chị tiếp tục kêu gọi giúp gia đình lo hậu sự cho con.
Hay như hoàn cảnh của cô bé ở xóm trọ gần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trái tim chị Trang như bị bóp nghẹn. Đứa trẻ nhỏ hơn con gái chị 1 tuổi, quê ở Đồng Tháp, bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng và được bà nội nuôi lớn. Thế nhưng, nội con bị rất nhiều bệnh hiểm nghèo. Người trong xóm trọ nói với chị, đã 2 lần con trốn bà nội đi kiếm người mua thận, mong có tiền cho nội chữa bệnh, thật xót xa.
“Tôi không phân biệt đối tượng. Có khi là bệnh nhân đang điều trị, cũng có người đã bị bệnh viện trả về, hoặc là một hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đôi khi không chỉ là giúp về vật chất, tôi cũng cố gắng động viên, chia sẻ với họ về kiếp người mong manh, tạm bợ để họ an tâm ra đi”, chị chia sẻ.
Từ thiện là một công việc nhạy cảm, vì vậy chị Trang tự đề ra nguyên tắc cho bản thân. Thứ nhất là phải rõ ràng, công khai minh bạch mọi thu chi. Thứ hai là phải tìm hiểu xác minh để giúp đúng người, đúng thời điểm. Bởi vậy, dù chỉ hoạt động độc lập nhưng có rất nhiều nhà hảo tâm đã đồng hành cùng chị trong thời gian dài.
Đến nay, chị Trang đã tổ chức 2 chương trình từ thiện định kỳ hằng tháng; hỗ trợ khoảng 40-60 suất gạo, nhu yếu phẩm và phí sinh hoạt cho các gia đình lao động nghèo bán vé số, nhặt ve chai, xóm trọ bệnh nhân ung bướu. Thêm nữa là hỗ trợ chi phí cho khoảng 100 bệnh nhi nghèo chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Trong quá trình kêu gọi từ thiện, đôi khi chị gặp hoàn cảnh thương tâm nhưng chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ sẽ giới thiệu đến Báo VietNamNet. Hoặc có khi bắt gặp hoàn cảnh tội nghiệp do VietNamNet đăng tải, chị Trang cũng sẽ liên hệ, ngỏ ý kết nối, gieo duyên lành.
Trong 10 năm qua, chị cũng gặp những khó khăn, chướng ngại nhưng chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Từ những trải nghiệm mà bản thân và gia đình đã gặp phải, chị Trang muốn được làm người lắng nghe và chia sẻ.
“Tôi tự thấy sức mình làm cũng không tới đâu, nhưng xoa dịu được cho người nào thì mình cứ làm”, người phụ nữ tốt bụng bày tỏ. Mong sao trong cuộc đời sẽ có ngày càng nhiều người như chị Trang, để những số phận bất hạnh được an ủi, động viên, tiếp thêm sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
Họ “sốc” khi 2/3 học sinh giỏi của 1 lớp không đỗ vào lớp 10 ở 2 trường chuyên của thành phố theo hình thức xét tuyển. Theo nhóm phụ huynh, tỷ lệ học sinh của trường đậu vào các trường chuyên, lớp chuyên các năm học trước đạt hơn 90%. Nhưng năm nay, sau khi Sở GD-ĐT công bố danh sách trúng tuyển, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 30%.
Sở GD-ĐT TP.HCM: Đã vận dụng đúng quy định
Theo Sở GD-ĐT, từ tháng 3 năm nay, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2021 - 2022; trong đó, tuyển sinh vào lớp 10 chuyên theo phương thức thi tuyển.
Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM diễn biến phức tạp, không thể tổ chức thi tuyển như những năm trước, Sở GD-ĐT đã bàn bạc, tham mưu UBND thành phố điều chỉnh phương thức tuyển sinh.
Sở đã vận dụng Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT về tổ chức tuyển sinh trường THPT chuyên với 2 vòng, vòng 1 sơ tuyển để chọn học sinh tham gia thi tuyển vòng 2: “Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực và quốc tế”và giao “Cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyển quy định cách thức quy ra điểm và mức sơ tuyển cần đạt của các tiêu chí...”.
Từ đó, vận dụng quy định về vòng 1 của Thông tư, quy ra điểm số cụ thể cho các tiêu chí để làm căn cứ xét tuyển vào lớp 10 THPT chuyên.
![]() |
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) |
Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, việc thay đổi phương án tuyển sinh là giải pháp tình thế, được căn cứ trên các quy định hiện hành, phù hợp với thực tiễn và thực hiện được mục tiêu đề ra trong việc lựa chọn các học sinh có năng lực học chuyên.
Các tiêu chí xét tuyển theo Sở đều căn cứ trên các bộ môn tương đồng với môn thi, bộ môn chuyên và tiêu chí khuyến khích trên kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thành phố, là các kỳ thi được tổ chức công bằng, nghiêm túc, khách quan, phản ánh niềm đam mê, sự tập trung đầu tư bài bản cho môn chuyên mà học sinh lựa chọn.
Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên năm học này của các trường THCS có truyền thống giảng dạy tốt tương đương với các năm học trước, không có sự thay đổi đột biến.
Tuy nhiên, việc thay đổi phương án từ thi tuyển sang xét tuyển tác động đến tâm lý lo lắng của một số phụ huynh. Ngoài ra, việc lựa chọn theo phương án xét tuyển có thể chưa phát hiện hết các học sinh có năng khiếu so với việc tổ chức thi tuyển. Bên cạnh đó, việc tổ chức tuyển bổ sung theo quy định vào cuối học kỳ I là khó do tình hình dịch bệnh.
Do vậy, Sở GD-ĐT đã trình Thường trực UBND thành phố cho phép xét tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu được giao, đồng thời bổ sung thêm 10% chỉ tiêu tuyển sinh các lớp chuyên, lớp không chuyên trong trường chuyên năm học 2021 – 2022 trên toàn thành phố.
Trong trường hợp số lượng xét tuyển vượt quá số học sinh chuyên theo quy định là 35 học sinh/lớp, các em được tuyển bổ sung sẽ không được hưởng chính sách tài chính dành cho học sinh chuyên.
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường chuyên, trường có lớp chuyên tổ chức kiểm tra, sàng lọc các học sinh trong lớp chuyên mà không có khả năng học chương trình chuyển vào cuối năm lớp 10 để đảm bảo nguồn học sinh có chất lượng.
Lê Huyền
Hôm nay (20/8) Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2021-2022.
" alt=""/>TP.HCM cho tuyển thêm 10% chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong