Các đồ đạc xếp chồng quá mức không được sắp xếp sẽ dễ sinh bụi và cũng trở thành “nhà” của loài gặm nhấm và sâu bệnh. Do đó, điều quan trọng là bạn phải sắp xếp chúng gọn gàng vào trong tủ kín. Các nồi và chảo phải được xếp chồng lên nhau trên mặt sau khi rửa và lưu ý đừng cất trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh.
2. Không vệ sinh bồn rửa thường xuyên
Ngày ngày sử dụng bồn rửa để vệ sinh bát đũa, thức ăn thừa và cặn bẩn sẽ lưu trữ ở phần cống thoát, thành và lòng bồn rửa. Về lâu dài, chất bẩn và dầu mỡ kết tụ lại, với lượng vi khuẩn còn nhiều hơn cả nhà vệ sinh. Nếu không làm sạch thường xuyên sẽ bám ngược lại thức ăn và bát đũa, gây bệnh cho mọi người.
Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh bồn sau khi rửa bát hàng ngày, nếu bồn rửa nhà bạn quá khó làm sạch, hãy thử cọ rửa bằng hỗn hợp baking soda + chanh hoặc giấm.
3. Khăn lau bẩn
Sử dụng duy nhất 1 khăn lau nhiều lần để lau bát đĩa, lau bếp có thể vô tình khiến thành viên trong gia đình mắc những bệnh không đáng có. Mặc dù nó chỉ được sử dụng để làm khô chén đĩa, nhưng khăn lau phải được giặt sạch và phơi khô sau khi sử dụng, nếu không các thực phẩm và bát đĩa đã được rửa sẽ bị bám những vi khuẩn từ khăn lau không sạch, gây bệnh cho con người.
4. Sử dụng chung một thớt cho cả thực phẩm sống và chín
Đây là một thói quen dễ gặp xuất phát từ sự “lười biếng” của người nội trợ. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ bám ngược lại với thực phẩm đã được nấu chín hoặc rau củ ăn sống, gây bệnh cho bạn. Điều này đáng lưu ý tương tự như việc ăn chín, uống sôi.
5. Bảo quản thịt sống chung với các thực phẩm khác
Khi bảo quản thịt sống trong tủ lạnh mà không bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, hộp kín… mà để lẫn cùng các thực phẩm khác là một trong những sai lầm lớn của những người nội trợ. Ngoài ra, không nên đông lạnh thịt quá 2 lần trước khi chế biến bởi chúng có thể ảnh hưởng tới chất lượng và sức khỏe chúng ta.
6. Để miếng rửa chén trong bồn rửa
Miếng rửa chén là một công cụ làm sạch trực tiếp đối với các món ăn. Vì thế, bạn nên phơi khô nó sau khi sử dụng để tránh miếng bọt biển hoặc miếng rửa lưới bị ướt nước trong một thời gian dài. Cách tốt nhất, cũng là cách phổ thông là bạn có thể mua một giá nhỏ và để chúng nhỏ giọt thoát nước. Ngoài ra, nên thay thế nó thường xuyên và lựa chọn nhiều loại khác nhau phù hợp với từng dụng cụ vệ sinh để chúng có thể làm việc một cách tốt nhất.
7. Thực phẩm được giữ quá lâu ở nhiệt độ phòng
Nếu bạn đã chế biến xong thức ăn, nên thưởng thức chúng sớm nhất có thể. Để thực phẩm quá lâu ở nhiệt độ phòng có thể khiến món ăn trở nên có hại với sức khỏe. Đặc biệt với thời tiết nóng, những món ăn có thể gây tiêu chảy nếu để ở nhiệt độ bên ngoài khoảng 2 giờ.
8. Ăn thức ăn thừa để lâu
Để tiết kiệm thời gian, nhiều bà nội trợ biết cách chế biến những món ăn còn thừa trong tủ lạnh thành những món ăn mới vô cùng ngon miệng. Tuy nhiên, nếu đồ ăn đó đã được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh hoặc được chế biến không đúng cách sẽ vô tình làm tăng gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa, gây đau bụng, đi ngoài, khó tiêu…
9. Không rửa tay khi cầm thực phẩm sống
Nhiều người quên rửa tay sau khi cầm thịt và các thực phẩm sống mà chỉ lau tay vào khăn sạch. Tuy nhiên bạn nên nhớ, tránh sử dụng khăn một cách tối đa vì chúng có thể là nơi lưu trữ vi khuẩn. Nên nhớ vệ sinh đôi tay và giữ tay sạch thường xuyên.
10. Để nước đọng lại trên giá bát
Nước đọng lại trên giá bát, ống đũa luôn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, nên cọ rửa và giữ chúng khô ráo thường xuyên để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn.
An An (Dịch theo Abolouwang)
- Ở tuổi 28, nam thanh niên bỗng thấy sụt cân, ăn uống không ngon. Khi đi kiểm tra, bác sĩ thông báo mắc ung thư gan, cần nhập viện gấp.
" alt=""/>10 thói quen nhà bếp vô tình khiến cả gia đình bệnh tật triền miênTheo Bộ TT&TT, trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, xu hướng phát triển nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số, một số nước đã nhận ra cơ hội để sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình.
Tại Việt Nam, kinh tế số và xã hội số thời gian qua phát triển tự phát nhưng tăng trưởng khá nhanh. Sự tăng trưởng nhanh này là do hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bộ TT&TT cũng nhận định, chúng ta đang có những cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế số. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đi cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số và chúng ta có cơ hội lớn để bứt phá, vươn lên.
Việt Nam là thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng lao động số lớn, có số người dùng Internet và điện thoại thông minh lớn và đang tăng nhanh sẽ tạo nên những thị trường hấp dẫn cho kinh tế số.
Việt Nam còn nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, của châu Á, khu vực được đánh giá sẽ là trung tâm phát triển công nghệ số và kinh tế số toàn cầu. Covid-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, kinh tế số và xã hội số Việt Nam cũng đang đối mặt với những tồn tại, hạn chế và thách thức lớn như: hệ thống thể chế, pháp luật chưa tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, xã hội số; kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; lực lượng doanh nghiệp nền tảng số đông nhưng chưa mạnh, các nền tảng số Make in Vietnam còn non trẻ lại bị cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài… và đặc biệt là chúng ta chưa có chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số.
Bộ TT&TT cho rằng, các cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có chiến lược để định hướng, dẫn dắt của Chính phủ. Việc xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số làm căn cứ để huy động rộng rãi các nguồn lực của các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc rất cần thiết.
Tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã đặt các mục tiêu rất cao cho phát triển kinh tế số, xã hội số, cụ thể đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% số xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số CNTT (IDI) và chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI)." alt=""/>Xây dựng xong Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số trong tháng 8"Chúng tôi phòng ngự tốt, nhưng chưa biết cách để kết thúc trận đấu", Ole Gunnar Solskjaer từng nói như thế, về những gì MU thể hiện từ đầu mùa giải.
![]() |
MU là sự tương phản với Liverpool |
Hiện tại, MU mới để lọt lưới 8 bàn. Chỉ có Liverpool (6 bàn thua), Leicester (7) và Sheffield (7) thủng lưới ít hơn.
Ngược lại, hàng công MU mới chỉ ghi được 9 bàn thắng. Trung bình, Quỷ đỏ có 1,13 bàn/trận ở Premier League.
Hiệu suất ghi bàn thấp, MU thậm chí còn có rất ít cơ hội dứt điểm trước khung thành đối thủ. Các cầu thủ của Solskjaer thực hiện 110 cú sút, với 33 trong số đó đi chính xác.
Đây là sự tương phản với Liverpool, kẻ đang hướng đến Old Trafford với tham vọng toàn thắng 9 trận liên tiếp.
Liverpool có 131 pha dứt điểm, với 49 tình huống đi chính xác, và mang về 20 bàn thắng. Trung bình, The Kop có 2,5 bàn/trận.
Ngoài ra, hiệu suất phòng ngự của Liverpool cũng rất ấn tượng. Các đối thủ của The Kop chỉ có tổng cộng 20 lần dứt điểm trúng đích. Một thách thức lớn cho hàng công MU.
Hơn bao giờ hết, Liverpool đang tự tin giành chiến thắng đầu tiên ở Old Trafford kể từ tháng 3/2014.
Thoái trào kinh tế
Ngay trước thời điểm MU tiếp Liverpool, theo Financial Times, tình hình tài chính ở sân Old Trafford đang rơi vào cảnh suy thoái.
![]() |
Thất bại liên tiếp khiến MU suy thoái về kinh tế |
Theo xác nhận của Phó chủ tịch Ed Woodward, mùa giải 2019-20 đánh dấu thời kỳ đen tối của MU: lần đầu tiên sau một thập niên doanh thu bị giảm.
Cụ thể, MU mất 10% doanh thu, mà nguyên nhân không nhỏ đến từ những trận đấu nghèo nàn trên sân cỏ.
Nhà tài trợ Chevrolet công khai ý định không gia hạn hợp đồng với MU. Trong khi đó, Adidas cũng chuẩn bị thực hiện các điều khoản phạt theo hợp đồng ký kết trước đây.
Hai bên có thỏa thuận chung, nếu MU không dự Champions League mùa thứ 2 liên tiếp, Adidas sẽ áp dụng mức phạt trừ 21 triệu euro (18 triệu bảng).
Với tình hình hiện tại, MU gần như không có khả năng tranh vé Champions League mùa sau. Không chỉ vậy, nếu thua Liverpool, Quỷ đỏ có thể bị đẩy sát xuống khu vực xuống hạng.
![]() |
Ed Woodward đang mất phương hướng |
50% doanh thu của MU đến từ các hợp đồng thương mại. Vì thế, tương lai đội chủ sân Old Trafford đang thực sự báo động.
Cách nay không lâu, MU là một nghịch lý: tiền bạc thu về rất nhiều, bất chấp danh hiệu sân cỏ không có. Nhưng tình hình bắt đầu thay đổi, khi các nhà tài trợ có những suy nghĩ khác.
MU trong kỷ nguyên Ed Woodward lãnh đạo không ngừng kiếm tiền, và mọi thứ rất tốt đẹp. Lúc này, từ chuyên môn đến tài chính đang vượt ra tầm kiểm soát của nhà quản lý 47 tuổi này.
Đại Phong
" alt=""/>MU đấu Liverpool: Đế chế MU trên đà suy thoái