Với 9 cụm server hiện có (Mệnh Vương, Chân Đế, Thần Vương, Bá Vương, Minh Đế, Tuyệt Đế, Diệu Đế, Long Vương, Thiên Đế) của game Chinh Đồ chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sự ra đời của cụm server Đại Vương là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của game trên phương diện mở rộng sân chơi cho khách hàng.
" alt=""/>Chinh đồ mở Server lớn nhất Việt Nam![]() |
Ảnh: Reuters |
Mỹ nợ Trung Quốc bao nhiêu?
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, tính đến cuối tháng 9, tổng nợ công của nước này vào khoảng 20,4 nghìn tỷ USD, trong đó Trung Quốc nắm 1,06 nghìn tỷ USD và Nhật Bản nắm 1,27 nghìn tỷ USD. Tính chung, các nhà đầu tư nước ngoài giữ khoảng 7,07 nghìn tỷ USD, tương đương 35% tổng nợ, và Trung Quốc giữ 5,2%.
Bộ Tài chính Mỹ chỉ ra rằng, dữ liệu kể trên có thể không cung cấp con số "kế toán chính xác về quyền sở hữu của từng quốc gia" đối với các trái phiếu kho bạc Mỹ. Bởi vì loại trái phiếu này còn có thể được giữ trong các tài khoản lưu ký ở nước ngoài không thuộc về chủ sở hữu thực tế.
Giới phân tích thị trường nghi ngờ Trung Quốc sử dụng các công ty chứng khoán ở nhiều nước khác để mua thêm nợ Mỹ.
Tại sao Trung Quốc mua nợ Mỹ?
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã đạt thặng dư thương mại lớn về hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Thu nhập bằng ngoại tệ của nước này cũng tăng lên, với nhiều giao dịch thương mại được thanh toán bằng đồng đôla Mỹ.
Do đó Trung Quốc tích lũy đôla Mỹ, mua các tài sản khác mà đồng tiền này chi phối, chẳng hạn trái phiếu kho bạc Mỹ. Những tài sản đó được đưa vào các quỹ dự trữ ngoại hối, và các quỹ này giờ đã lớn nhất thế giới, ở mức 3,128 nghìn tỷ USD.
Trung Quốc quản lí dự trữ ngoại hối bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản an toàn và ổn định, để tránh sự biến động của dòng vốn và ổn định nền kinh tế trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Cường quốc châu Á kiểm soát rất chặt tỷ giá đồng Nhân dân tệ với đồng đôla Mỹ để cạnh tranh xuất khẩu và giám sát nghiêm ngặt dòng tiền vào và ra khỏi đất nước.
Trung Quốc cũng tiếp tục duy trì thặng dư thương mại với Mỹ, để đảm bảo thị trường việc làm và phát triển nền kinh tế.
Tuy Trung Quốc không công khai cụ thể nhưng ước tính khoảng 1/3 tổng lượng tài sản dự trữ ngoại hối của nước này nằm ở nợ công của Mỹ, vốn được đánh giá là "nơi trú ẩn an toàn" cho đầu tư trong các điều kiện thị trường hỗn loạn, vì Chính phủ Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ. Fitch Ratings và Moody's Investors Services xếp hạng tín dụng Mỹ lần lượt ở mức AAA và Aaa, còn Standard & Poor's dành cho Mỹ mức AA+, ngay dưới mức cao nhất.
Đồng đôla Mỹ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế. Các mặt hàng như dầu lửa và khí đốt cũng được định giá và giao dịch bằng đồng tiền này.
Nếu Trung Quốc bán tháo nợ công Mỹ?
Kể từ khi cuộc thương chiến bùng nổ giữa hai cường quốc năm 2018, lo ngại ngày càng tăng là Trung Quốc có thể sẽ "vũ khí hóa" số nợ công của Mỹ mà nước này đang nắm giữ như một cách để trả đũa chính sách áp thuế cao. Nếu Trung Quốc làm vậy, sẽ xảy ra tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu, khiến lãi suất Mỹ tăng cao và tiềm tàng gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy vậy, sự bán tháo đột ngột có thể khiến tỷ giá đồng đôla tụt giảm so với đồng Nhân dân tệ, khiến xuất khẩu của Trung Quốc đắt đỏ hơn. Bên cạnh đó, một đồng đôla suy yếu cũng khiến Bắc Kinh bán trái phiếu được ít tiền hơn, tính theo đồng nội tệ.
Hồi tháng 8/2015, Trung Quốc đã cắt giảm khoảng 180 tỷ USD lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà nước này nắm giữ. Quyết định này không gây ra phản ứng nào trên thị trường trái phiếu và lãi suất của Mỹ.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh bán số lượng nhiều hơn thì có thể sẽ gây gián đoạn thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ và cả các thị trường tài chính lớn hơn, đặc biệt nếu đó được xem là động thái chính trị của Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời ông Xi Junyang, giáo sư tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, nói hồi tháng 9 rằng Trung Quốc sẽ "giảm dần lượng nợ công Mỹ đang nắm giữ xuống còn khoảng 800 tỷ USD trong các tính huống bình thường".
"Nhưng tất nhiên, Trung Quốc có thể bán tất cả các trái phiếu Mỹ trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như một cuộc xung đột quân sự", ông Xi Junyang bình luận.
Viễn cảnh nợ công Mỹ trong tay Trung Quốc
Trung Quốc đẩy mạnh thu mua trái phiếu kho bạc Mỹ từ năm 2000, với đỉnh điểm vào năm 2014 rồi giảm dần sau đó. Khi quan hệ song phương xấu đi do Washington gia tăng đe dọa trừng phạt tài chính, cường quốc châu Á ngày càng thận trọng hơn trước sự thống trị của đồng đôla trong các giao dịch quốc tế.
Triển vọng Mỹ nới lỏng thêm nữa chính sách tiền tệ và tiếp tục giữ các mức lãi siêu thấp trong thời gian dài cũng khiến Bắc Kinh lo lắng, vì chúng sẽ làm giảm lợi tức từ trái phiếu chính phủ Mỹ.
Báo SCMP dẫn cảnh báo của ông Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, rằng gói kích thích kinh tế chưa từng có tiền lệ của Mỹ có thể đẩy thế giới vào khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Trong một hệ thống tiền tệ quốc tế mà đồng đôla thống trị, chính sách nới lỏng định lượng không giới hạn và chưa từng có tiền lệ của Mỹ thực sự làm giảm độ tin cậy của đồng đôla và làm xói mòn nền tảng ổn định tài chính toàn cầu", ông Guo viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Cầu Thị của Trung Quốc hồi tháng 8.
Bắc Kinh đã dành nhiều nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ, trong đó có khuyến khích sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, do không được tự do chuyển đổi nên đồng tiền Trung Quốc vẫn chưa thể thay thế đồng đôla trong các giao dịch quốc tế.
Trung Quốc cũng đã bổ sung các trái phiếu Chính phủ Nhật Bản vào kho dự trữ ngoại hối của mình, nhưng lợi tức không cao bởi lãi suất của Nhật Bản rất thấp. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, Trung Quốc đã mua lượng trái phiếu cả trung hạn và dài hạn trị giá 1,46 nghìn tỷ Yen (14 tỷ USD) từ tháng 4 đến tháng 7/2020. Số tiền này gấp 3,6 lần so với cùng khoảng thời gian năm 2019.
Rõ ràng Trung Quốc muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ công Mỹ. Thế nhưng, giới chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh có khả năng vẫn mua trái phiếu kho bạc Mỹ do không có nhiều chọn thay thế chi phí thấp mà lại ít rủi ro.
Thanh Hảo
Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong một cuộc xung đột về các giá trị và sẽ không dễ dàng vượt qua những bất đồng.
" alt=""/>Điều gì xảy ra nếu Bắc Kinh bán tháo nợ công Mỹ để trả đũa?Học sinh phải tự tay thả điện thoại xuống nước vì vi phạm nội quy:
Sau khi nhận được thông tin trên, giáo viên chủ nhiệm đã có buổi làm việc với phụ huynh để thống nhất cách xử lý. Theo đó, những học sinh vi phạm phải tự tay thả điện thoại vào chậu nước.
Hiện tại, sự việc này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Phần lớn mọi người cho rằng cách xử lý của nhà trường cực đoan, lãng phí khi có thể làm hỏng điện thoại của học sinh.
Trước những phản ứng trái chiều của dư luận, đại diện nhà trường giải thích: "Nhà trường quy định việc sử dụng và quản lý điện thoại nghiêm ngặt. Khi chúng tôi áp dụng hình phạt này phụ huynh đã đồng ý".
Sáng 15/5, đại diện Phòng Giáo dục TP Quý Châu cho biết: "Chúng tôi không đồng tình với cách xử lý của nhà trường. Các giáo viên liên quan sẽ bị kiểm điểm. Trong trường hợp điện thoại của học sinh bị hư hỏng, nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại".
Ý thức được sai sót trong quá trình xử lý học sinh vi phạm nội quy, đại diện nhà trường lên tiếng: "Sau khi tìm hiểu rõ sự việc, chúng tôi nhận thấy hình thức xử phạt này chưa phù hợp. Hiện tại, nhà trường đã phê bình giáo viên chủ nhiệm và thực hiện các biện pháp liên quan, bao gồm thương lượng, bồi thường với phụ huynh và nâng cao chất lượng quản lý học sinh trong thời gian tới".
Thắm Nguyễn
Để xây dựng văn hóa sư phạm trên giảng đường, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đưa ra bảng nội quy “5 xin, 4 luôn, 4 không, 3 nhớ” với sinh viên và giảng viên.
" alt=""/>Thầy giáo bắt 20 học sinh ngâm điện thoại vào nước vì vi phạm nội quyĐịa vị cao, cái tôi lớn
Khi thăng chức, nhà quản lý có thêm quyền lực. Cùng với đó, đồng nghiệp, cấp dưới muốn làm hài lòng bằng cách lắng nghe chăm chú hơn, đồng ý nhiều hơn, hưởng ứng những câu chuyện cười của người đó... Tất cả những điều này có thể khiến cái tôi của nhà quản lý từng bước được “thổi phồng”.
Mặt khác, sự tách biệt là một rủi ro đối với các nhà lãnh đạo cấp cao. Các nhà lãnh đạo càng thăng tiến, được đưa vào văn phòng riêng và được thụ hưởng những không gian đặc quyền, họ càng có nguy cơ bị “xa rời quần chúng”, thiếu nắm bắt tình hình thực tế. Chính sự thiếu giao lưu, trao đổi, nghèo thông tin, sự o bế của những người xung quanh khiến người sếp nhầm lẫn giữa địa vị với quyền lực, sức mạnh thực tế. Nếu có cái tôi lớn, không biết lắng nghe… họ dễ dàng mất kết nối với chính công ty và có thể “ngã ngựa”.
Hậu quả khi đặt cái tôi quá cao trong công việc
Việc đặt cái tôi quá cao trong quản lý có thể làm sai lệch quan điểm, bóp méo giá trị, mục tiêu công việc. Điều đáng nói, càng có vai trò lớn, người lãnh đạo càng khó chấp nhận việc bị thách thức quyền lực. Ai cũng muốn được trở nên vĩ đại; nhưng khi nhu cầu “được công nhận” trở nên quan trọng hơn cả thành tích thực tế, hõ dễ đưa ra những quyết định có thể gây bất lợi cho bản thân, nhân viên và tổ chức. Bản ngã khiến họ bị thu hẹp tầm nhìn, dễ đánh giá cảm tính và hành động trái với giá trị quan ban đầu.
Cái tôi bị “thổi phồng” cũng khiến nhà lãnh đạo dễ đưa ra quyết định sai. Ví dụ, khi nghĩ rằng bản thân là kiến trúc sư duy nhất làm nên thành công của công ty, tổ chức, họ sẽ có xu hướng trở nên ích kỷ, chuyên quyền và ưa đặc quyền hơn. Cùng với đó, việc đối mặt với những thất bại và chỉ trích từ người khác càng trở nên khó khăn hơn. Sự tự ái cao khiến nhà quản lý tự “xây một bức tường phòng thủ”, ngăn cản việc học hỏi từ những sai lầm, hay những bài học kinh nghiệm từ cấp dưới hoặc đối thủ…
Mặt khác, cái tôi lớn khiến nhà quản lý dễ bị lợi dụng. Đối thủ hoặc những người có ý định xấu hiểu rõ người sếp này luôn mong đợi sự chú ý, nghênh đón của mọi người. Từ đó họ dễ dàng tìm cách thao túng để đoán được: Điều gì làm người này hài lòng? Người này mong đợi được đối đãi như thế nào? Người này có thể thiên vị ai đó chỉ vì họ khéo lấy lòng hơn không?...
Cuối cùng, vì tin tưởng và đánh giá quá cao bản thân, tầm nhìn của nhà lãnh đạo bị hạn hẹp đi. Bản ngã chính là “bộ lọc”, khiến bạn chỉ tìm kiếm thông tin xác nhận cho những gì mà bạn muốn tin, cũng như chỉ thấy và nghe những gì bạn muốn. Kết quả là người quản lý dễ mất kết nối với những nguồn tin khách quan, những nhân sự thực sự có trải nghiệm với khách hàng cũng như dư luận xã hội.
“Dung hòa” với cái tôi cao
Sự tự tin trước đây có thể là một trong những yếu tố tạo nên thành công của nhà quản lý. Nhưng khi sự tự tin phát triển thành tự mãn, họ cần điều chỉnh lại để có lợi hơn trong công việc.
Xem xét các đặc quyền, đặc lợi có được nhờ chức vị: Sẽ là điều tuyệt vời nếu các đặc quyền, đặc lợi hỗ trợ nhà quản lý thực hiện công việc một cách hiệu quả. Nhưng nếu những điều này chỉ để thể hiện địa vị, quyền lực, cái tôi cao… nhà quản lý hãy cân nhắc từ bỏ; nhất là nếu nó là tác nhân khiến họ “xa rời quần chúng”.
Chủ động kết nối, tương tác và làm việc với những người không “chiều chuộng” cái tôi: Có thể sẽ rất khó chịu ban đầu khi phải tiếp xúc với những nhân viên thẳng thắn, khách quan và không cố gắng làm vừa lòng người sếp. Điều đó đòi hỏi nhà quản lý rèn luyện sự vị tha và khách quan.
Nghĩ về sự đóng góp của những người khác trong thành công chung của công ty: Có thể đơn giản dành vài phút cuối ngày để nghĩ những người đã giúp đỡ bạn. Đừng quên cảm ơn họ ngay khi được giúp đỡ. Đây là thói quen giúp nhà quản lý có sự khiêm tốn và có cái nhìn toàn diện về nguồn gốc thành công, giảm bớt nguy cơ trở nên trịch thượng.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Nhà lãnh đạo: Cái tôi càng lớn, quản lý càng khó?