Phó Thủ tướng nhận định, việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cải cách hành chính của Bộ Công Thương có tác động lớn tới sự phát triển của nền kinh tế.
Qua báo cáo của Bộ Công Thương và đánh giá của các Bộ, cơ quan cho thấy trong năm 2016, Bộ Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác cải cách hành chính. Sáu nội dung cải cách hành chính đã được quan tâm chỉ đạo đồng bộ.
Tiêu biểu như, trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công Thương đã công bố đầy đủ các thủ tục hành chính, là một trong những bộ đầu tiên hoàn thành công tác chuẩn hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính đã đạt được một số kết quả, bãi bỏ, đơn giản hóa được 39% thủ tục hành chính; đã triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; công tác hiện đại hóa hành chính đã được tập trung đẩy mạnh, Bộ Công Thương đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ công việc trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Về kiến nghị của Bộ Công Thương với vấn đề giá trị pháp lý của giấy phép điện tử, Phó Thủ tướng chỉ đạo, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong giao dịch điện tử với các cơ quan hành chính nhà nước, các bộ, cơ quan phải có giải pháp kỹ thuật phù hợp, bảo đảm sự đồng bộ và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để có thể truy cập, kiểm tra và khai thác thông tin.
Đồng thời, tăng cường hướng dẫn và ứng dụng giấy phép điện tử trong quản lý nhà nước của bộ, ngành mình, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thực hiện một cách thông suốt.
Đối với việc triển khai một cửa quốc gia, một cửa ASEAN theo Quyết định 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 (Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 - PV), Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các Bộ, ngành cần tập trung triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm lộ trình thực hiện theo kế hoạch tổng thể, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
" alt=""/>Đảm bảo Cổng dịch vụ công quốc gia tương tác với Cổng thông tin một cửaChiều 1/3/2017, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, truyền thông đã đặt câu hỏi về chi phí quản lý của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam quá lớn và phải tính đến giải pháp kéo dài tuổi hưu để bảo đảm an toàn cho quỹ BHXH. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu BHXH Việt Nam báo cáo về việc này. Vậy BHXH Việt Nam đã báo cáo như thế nào với Chính phủ?
Trả lời câu hỏi này, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết: BHXH Việt Nam nhận được công văn thông báo của VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH và BHXH Việt Nam nghiên cứu để báo cáo về thông tin báo chí đưa ra cho rằng chi phí của BHXH lớn và phải tính đến giải pháp kéo dài tuổi nghỉ hưu để bảo đảm an toàn cho quỹ BHXH. Hiện nay BHXH Việt Nam đang cùng Bộ LĐ-TB&XH dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng chỉ đạo.
Với tư cách là Người phát ngôn của BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn khẳng định, vấn đề chi phí quản lý và việc kéo dài tuổi nghỉ hưu không liên quan đến nhau. Việc BHXH Việt Nam cùng Bộ LĐ-TB&XH đang trình Chính phủ để trình lên Quốc hội xem xét, cân nhắc việc kéo dài tuổi nghỉ hưu thực chất là phục vụ cho việc bảo đảm vấn đề an toàn, lâu dài cho quỹ hưu trí của Việt Nam.
Về việc, một số báo có trích dẫn ý kiến một vị chuyên gia trong lĩnh vực BHXH có bình luận “chi phí quản lý bộ máy tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối của quỹ BHXH”. Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với vị chuyên gia đó để mong rằng chúng ta có tiếng nói chung, bảo đảm thông tin chính xác cũng như sự hiểu biết lẫn nhau được tốt hơn".
Liên quan đến thông tin báo chí đưa ra về chi phí của BHXH Việt Nam trong năm 2015 quá cao, lên tới 7.407 tỷ đồng, tăng khoảng 75,8% so với năm 2014. Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn khẳng định: Việc Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán hoạt động của BHXH Việt Nam theo quy định của Luật BHXH được Quốc hội thông qua là hoạt động hết sức bình thường. Sau báo cáo kiểm toán thì BHXH Việt Nam hằng tháng đều định kỳ có thông tin kịp thời cho báo chí. Rất đáng tiếc, một số thông tin báo chí vừa rồi cho rằng chi phí quản lý bộ máy quá lớn, tăng khoảng 75,8% là chưa chính xác. Thực chất là dự toán kế hoạch chi năm 2015 của BHXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ có 6.560 tỷ đồng (tăng khoảng 59% so với kế hoạch 2014) nhưng việc tăng này chủ yếu để phục vụ cho những nhiệm vụ cấp bách và cần thiết của cả hệ thống BHXH. Mà những khoản này năm 2014 và các năm trước đó chưa được bố trí kịp, bao gồm:
" alt=""/>Sếp BHXH: “Chi cho cải cách hành chính, giao dịch điện tử là nhiệm vụ rất cấp bách”