Khởi tranh từ ngày 9/5/2009 đến 14/6/2009, giải đấu THĐNB5 đã thu hút gần 7.000 game thủ tham gia với 68 cụm máy chủ trên khắp cả nước đăng ký thi đấu. Các đội bước vào giải đấu với sự đầu tư khá kỹ lưỡng về nhân lực và kỹ thuật chơi game, trong đó nổi bật là hai đội Châu Giang và Nam Giang.
Chiến thắng trước tất cả các đối thủ từ vòng loại trực tiếp đến bán kết, Châu Giang đã bước lên ngôi vô địch giải Siêu cấp trong khuôn khổ THĐNB5 sau khi thắng thuyết phục cụm máy chủ Thiên Sơn với hơn 30 ngàn điểm tích lũy. Cũng như Châu Giang, cụm máy chủ Nam Giang cũng đã không để thua một trận nào và vượt qua Thục Sơn trong trận chung kết để giành lấy chức vô địch giải Cao cấp. Cả hai chức vô địch của mùa giải năm nay đều thuộc về các cụm máy chủ ở khu vực phía Bắc.
" alt=""/>VLTK trao cup cho Châu Giang và Nam GiangĐầu tiên, chuỗi đa cấp tạo ra iFan - đồng tiền số tích điểm cho các ứng dụng liên quan đến showbiz. Nó tương tự ứng dụng vFan mà ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từng "hân hạnh" khi được chọn là gương mặt đại diện. Diệp Khắc Cường - được coi là người đứng đầu dự án vFan - cũng có mặt tại buổi ra mắt iFan để kêu gọi vốn đầu tư.
Sau đó Diệp Khắc Cường đã đăng đàn giải thích mình không liên quan đến iFan từ ngày 8/10/2017.
![]() |
Toàn bộ hoạt động từ thành lập đến "rút êm" của dự án đa cấp iFan. |
Tuy nhiên tại những buổi nói chuyện do iFan tổ chức, logo vFan và iFan trộn lẫn vào nhau trên sân khấu. Hình ảnh vFan cũng được sử dụng trên fanpage iFan khiến nhiều người tin rằng đây là nền tảng có sự góp mặt của Diệp Khắc Cường và nhiều người nổi tiếng.
"Đàm Vĩnh Hưng còn nói cậu ấy rất tự hào khi làm gương mặt đầu tiên của ứng dụng. Tôi bị lừa vài dự án coin nhưng với người nổi tiếng tôi không nghĩ mình mắc cái bẫy tinh vi như vậy", cô L. ngụ Tân Bình cho biết.
Ngoài ra, iFan còn thường xuyên tổ chức những sự kiện xa xỉ, có sự hiện diện của người nước ngoài, có MC nói tiếng Anh nhằm tăng tính "chuyên nghiệp" cho dự án.
Sau khi chuẩn bị được nền tảng đáng tin cậy, iFan bắt đầu tạo nên "cơn sốt" ảo. Hệ thống "cò mồi" đóng vai những người háo hức khi may mắn sở hữu những token đầu tiên của ứng dụng này với giá chưa tới 1 USD/iFan.
Sau một tháng đầu mở bán, iFan đẩy giá trị đồng tiền lên 7 USD/iFan, hệ thống "cò mồi" từ đó có cơ sở để chiêu dụ người mới vào hơn. "Tôi thấy ai cũng có xe hơi, đi Dubai du lịch và ảnh khoe tiền đầy trên Facebook" Thành Nguyễn ngụ quận Thủ Đức nói về các leader của mình.
Kèm với đó, khẩu hiệu "Go to the moon" cũng vang lên khắp hội trường những buổi họp tạo nên tinh thần phấn chấn, tin tưởng cho các nhà đầu tư.
Sau khi mua token, người đầu tư có hai cách để lựa chọn, giữ chờ tăng giá và uỷ thác cho vay.
" alt=""/>iFan kiếm tiền như thế nào?Cái bắt tay này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho người dùng đồng thời tận dụng tối đa lợi thế mạng lưới của 2 ông lớn này.
![]() |
Khách hàng đến với các đối tác bán lẻ của EZSolution có thể thanh toán hàng hoá và dịch vụ thông qua ZaloPay |
Biên bản thoả thuận hợp tác chiến lược giữa ZaloPay và EZSolution nêu rõ ZaloPay sẽ được tích hợp vào hệ thống P.O.S (Phần mềm quản lý bán hàng) đang có mặt tại hơn 10 nghìn đối tác bán lẻ của EZSolution trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, 50 triệu khách hàng của ZaloPay sẽ dễ dàng thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đối tác bán lẻ thông qua ứng dụng ZaloPay.
Được biết số 10,000 cửa hàng đang sử dụng phần mềm của EZSolution bao gồm siêu thị bán lẻ, cửa hàng thời trang, nhà hàng, quán cafe và rất nhiều các đơn vị bán hàng online khác. Số cửa hàng này đang phục vụ khoảng 4,5 triệu khách hàng thường xuyên với giá trị giao dịch lên đến 2 tỷ USD/năm. Việc kết hợp với ZaloPay sẽ giúp các đối tác bán lẻ của EZSolution thuận tiện hơn trong việc thanh toán nhanh chóng, giảm bớt chi phí nhân công, tạo bước đệm thành công trong việc tạo ra xu thế tiêu dùng không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
Trong dài hạn, EZSolution đang thực hiện chiến lược mở rộng thanh toán qua mạng lưới bán lẻ toàn cầu, bắt đầu từ thị trường Việt Nam. EZSolution cũng đang xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp được cấp phép thanh toán hợp pháp như ZaloPay để phát triển ứng dụng của mình ra các thị trường trong khu vực châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Công ty EZSolution với hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tác của EZSolution trải rộng nhiều lĩnh vực từ thời trang, ăn uống, mỹ phẩm, làm đẹp… với mức phí sử dụng giải pháp phần mềm chỉ từ 49,000đ, tương đương với 2,2 USD/tháng. EZSolution có tham vọng mở rộng mạng lưới đối tác bán lẻ lên đến 100 ngàn đối tác trong thời gian 2 năm 2018-2020.
![]() |
EZSolution hiện có hơn 10.000 đối tác bán lẻ trên toàn thế giới |
Trong khi đó, ZaloPay được phát triển vào giữa năm 2016 bởi Tập đoàn VNG nằm mang giải pháp thanh toán di động nhanh chóng, tiện lợi đến với người dùng trên nền tảng Zalo. Ra mắt vào năm 2012, Zalo hiện có 70 triệu người dùng tại các quốc gia có cộng đồng người Việt đông đảo như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Zalo đã xâm nhập thị trường Myanmar vào giữa năm 2016 và đạt 2 triệu người dùng chỉ sau 4 tháng.
![]() |
Tích hợp ZaloPay vào hệ thống P.O.S sẽ mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng |
ZaloPay được kì vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thanh toán di động bằng cách tích hợp lợi thế của mạng xã hội, giải pháp thanh toán và thiết bị di động.
Vũ Minh
" alt=""/>ZaloPay bắt tay với doanh nghiệp dịch vụ phần mềm hàng đầu VNTrong thời đại kỹ thuật số, việc nhân viên mang theo các thiết bị điện tử cá nhân đến nơi làm việc khá phổ biến. Tuy nhiên, việc này phải được quản lý để đảm bảo an ninh cho các cơ quan, doanh nghiệp.
Anh Đặng Phạm Thiên Duy, nghiên cứu sinh của Đại học RMIT Úc cho biết: “Nhiều nhân viên cảm thấy hài lòng hơn khi ‘tự mang theo thiết bị riêng’ và được linh động sử dụng chúng tại nơi làm việc”. Bên cạnh đó, theo Duy các công ty cũng có thể được lợi từ việc nhân viên dùng những công nghệ tiên tiến.
Khi doanh nghiệp thấy được lợi thế cạnh tranh trong việc khuyến khích những thay đổi mang tính chuyển đổi có được nhờ công nghệ và cách vận hành dựa vào lượng dữ liệu cực lớn, thì không cần thiết phải ngăn cản hoạt động "người dùng CNTT" (chỉ việc đưa thiết bị công nghệ cá nhân vào chỗ làm).
Tuy nhiên, điều này thực sự đi kèm với rủi ro. Một khảo sát toàn cầu gần đây cho thấy hơn 50% nhân viên sử dụng các thiết bị cá nhân và phần mềm để giải quyết những vấn đề kinh doanh, trong khi rất ít người trong số họ nghĩ về chính sách liên quan đến công nghê thông tin của đơn vị mình khi thực hiện.
Thông tin từ Đại học quốc tế RMIT cho hay, nghiên cứu sinh Đặng Phạm Thiên Duy cùng Tiến sĩ Siddhi Pittayachawan, Tiến sĩ Vince Bruno và Giáo sư Karlheinz Kautz đang tiến hành nghiên cứu về người dùng CNTT và đưa ra đề xuất để các trưởng bộ phận công nghệ thông tin quản lý tốt hơn việc chuyển đổi kỹ thuật số.
Nghiên cứu sinh này giải thích: "Cần phải quản lý việc nhân viên đưa thiết bị công nghệ cá nhân đến nơi làm việc. Chúng tôi đã phát triển và đánh giá một công cụ trong nghiên cứu tình huống thực tế. Nghiên cứu này giúp trưởng các bộ phận CNTT dùng số liệu định lượng giám sát và dự đoán sự lan truyền của công nghệ".
" alt=""/>Nghiên cứu sinh RMIT tìm giải pháp đưa thiết bị CNTT cá nhân vào nơi làm việc