F-Mobile B550 có thiết kế thời trang, dễ sử dụng và có các tính năng: nghe nhạc mp3, xem video rõ nét, nghe FM trực tiếp không cần tai nghe, chụp ảnh với độ phân giải cao. Máy được tích hợp 2 sim online và đèn pin siêu nhỏ.
Nhân dịp ra mắt F-Mobile B550, Công ty bán lẻ FPT cũng tung ra chương trình “Dùng thử 3 ngày – Không ưng trả lại” dành cho 100 khách hàng đầu tiên, theo đó khách hàng có thể truy cập vào đây để đăng ký dùng thử F-Mobile B550. Sau 3 ngày dùng thử, nếu mua máy khách hàng sẽ được giảm giá 10%, nếu không phù hợp khách hàng có thể trả lại.
" alt=""/>FPT cho khách hàng dùng thử 'dế' mớiNgày 17/10/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã ký cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho MobiFone trên băng tần 1800 MHz.
Trước đó, ngày 1/7/2016, MobiFone đã ra mắt đường trục Bắc Nam và tuyên bố thử nghiệm dịch vụ 4G. MobiFone cho biết sẽ nhanh chóng triển khai 4G sau khi được Bộ TT&TT chính thức cấp phép. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, việc ra mắt dịch vụ 4G sẽ đưa MobiFone lên một tầm cao mới với những hệ sinh thái phong phú.
Tại lễ ra mắt, MobiFone công bố kết quả thử nghiệm 4G đồng loạt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh trong tháng 5 và tháng 6/2016 với tốc độ lên đến 225 Mbps/75Mbps. Đặc biệt, trong các đợt thử nghiệm, MobiFone đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác hàng đầu như Ericsson, Samsung, NSN, Huawei, ZTE, Apple để đem đến trải nghiệm đích thực về tốc độ, công nghệ mới Leap motion, eMBMS1 và dịch vụ data, truyền hình, video, game... trên nền mạng 4G.
Đại diện MobiFone cho biết, từ khi thành lập đến năm 2015, MobiFone chủ yếu sử dụng chung hạ tầng do VNPT xây dựng và không có mạng truyền dẫn riêng. Đây là một hạn chế khiến MobiFone không chủ động được nhiều trong việc phát triển, vận hành cũng như giám sát chất lượng truyền dẫn. Giờ đây, với đường trục truyền dẫn Bắc - Nam của riêng mình, MobiFone đã thử nghiệm thành công công nghệ 4G, cùng với đó là những dịch vụ tiên tiến với yêu cầu cao cả về tốc độ và dung lượng như: LTE Broadcast (eMBMS), LTE Unicast, 4K TV, Robot Vehicle, Game online… Tuyến truyền dẫn Bắc - Nam đóng vai trò là nền tảng vững chắc để MobiFone xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái số nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ toàn diện từ cung cấp dữ liệu, truyền hình, giải trí cho khách hàng… trong kỷ nguyên hội tụ số.
" alt=""/>Chiều nay, Bộ TT&TT sẽ trao giấy phép 4G cho MobiFoneBộ lọc gió cũng là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến công suất và khả năng tiêu hao nhiên liệu của động cơ
Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng là xe cũ, thời điểm thay lọc có thể sớm hơn, phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của xe. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần (tùy theo điều kiện nào đến trước) và thay mới ở thời điểm 15.000 km tính từ lúc thay lọc mới.
Bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu còn được gọi là cốc lọc dầu, bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng có chức năng lọc các bụi bẩn, dầu thừa nhớt cặn để giữ độ sạch của nhớt (dầu) được tuần hoàn trong xe ô tô. Qua đó, giúp các bộ phận bên trong được vận hành tối ưu và không bị gỉ sét.
Không giống như bộ phận lọc gió, lọc dầu cần được thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Theo các sách hướng dẫn, cốc lọc dầu nên được thay thế sau khoảng 10.000 km. Cũng theo một số người có kinh nghiệm lái xe cho biết, nên kiểm tra cốc lọc dầu sau khoảng 2 lần thay dầu động cơ.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cốc lọc dầu sau khoảng 1-2 tháng, nếu có dấu hiệu hư hỏng thì tài xế cũng nên thay sớm. Chú ý, mua các loại cốc lọc dầu chính hãng, phù hợp với thông số kỹ thuật của hãng, để lọc dầu được tối ưu.
![]() |
Bộ lọc dầu còn được gọi là cốc lọc dầu |
Bộ lọc nhiên liệu
Cùng với lọc động cơ, lọc dầu, bộ lọc nhiên liệu cũng có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ cặn bẩn và rỉ sắt trong xăng, dầu. Từ đó, đưa nguồn nhiên liệu sạch vào buồng đốt. Bộ lọc nhiên liệu thường nằm ở vị trí dưới gầm xe, gần động cơ, dưới nắp capo hoặc trong bình nhiên liệu.
Giống như bộ phận lọc khí, nếu bộ lọc nhiên liệu bị bám bẩn hay hư hỏng sẽ khiến xe giảm hiệu suất và không đạt được tỉ lệ hòa khí đúng. Theo hướng dẫn, chủ xe nên thay thế lọc nhiên liệu sau khoảng 50.000 km hoặc mỗi hai năm một lần.
Những dấu hiệu cần thay bộ lọc nhiên liệu sớm như xe không nổ máy hoặc bị giật khục, xe có tiếng động lạ, có tia lửa nháy lên trong ống bô...
![]() |
Cùng với lọc động cơ, lọc dầu, bộ lọc nhiên liệu cũng có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ cặn bẩn và rỉ sắt trong xăng, dầu |
Bộ lọc gió hệ thống điều hòa
Lọc gió điều hòa có tác dụng lọc không khí và ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí từ khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe.
Đối với các xe sedan, hệ thống điều hòa ô tô luôn được bật, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào rất có hại cho hệ thống điều hòa làm mát của xe. Hơn nữa, việc bụi bẩn, nấm mốc, xác côn trùng chết cũng khiến cho khoang nội thất có mùi hôi khó chịu, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe của tài xế và các hành khách.
Đặc biệt khi di chuyển trong thành phố, thường bật điều hòa lấy gió trong thì không khí tuần hoàn liên tục qua bộ lọc nên lúc này bộ lọc còn kiêm chức năng của thiết bị khử mùi trong xe. Vì vậy, nếu lọc gió quá bẩn thì ngoài việc mất chức năng lọc khí, bộ phận này còn có thể chứa vi khuẩn có hại.
Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, chủ xe nên vệ sinh lọc gió điều hòa sau khoảng 5.000 km và thay mới sau khoảng 20.000 km. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện điều hòa có mùi, lọc gió không hiệu quả, điều hòa không mát thì tài xế cũng nên thay lọc điều hòa sớm.
Theo Cartimes
Di chuyển chậm, tập trung quan sát, giữ khoảng cách an toàn, không phanh đột ngột… là những kinh nghiệm để có thể di chuyển an toàn qua đoạn đường băng tuyết.
" alt=""/>Những bộ lọc trên xe ô tô cần thay định kỳ trong quá trình sử dụngTuy nhiên, song song với đó, một “chiến trường” khốc liệt giữa các doanh nghiệp tài chính-ngân hàng cũng đã được mở ra trong cuộc chạy đua khả năng chuyển đổi số. Lý do là vì quy trình vận hành truyền thống đang ngày càng gây ra nhiều bất tiện cho khách hàng, trong khi thói quen của họ đã thay đổi sau hai năm cách ly xã hội vì Covid. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cần chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp để bắt kịp với xu hướng mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính đặc thù, doanh nghiệp nào chậm chân thì càng phải chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Dù vậy, công cuộc chuyển đổi số là không hề dễ dàng. Thực tế, các doanh nghiệp tài chính Việt đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể: cần thời gian để thị trường làm quen với sản phẩm mới; khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao; thiếu nguồn lực để bắt kịp tốc độ tăng trưởng và chưa linh hoạt thích ứng với sự thay đổi liên tục của các văn bản quy phạm pháp luật.
![]() |
NTQ Solution và TCS ký kết hợp đồng hợp tác phát triển giải pháp TCS BaNCS tại Việt Nam |
Nhận thức rõ những vấn đề đó, NTQ và TCS đã bắt tay, cùng đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức trên. TCS là Tập đoàn CNTT lớn hàng đầu thế giới, thuộc TOP 100 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu; còn NTQ là 1 trong 10 công ty IT tốt nhất Việt Nam. Và cuộc hợp tác chiến lược này đã mở ra một “con đường tắt” giúp các doanh nghiệp tài chính Việt chuyển đổi số nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết, có tên gọi TCS BaNCS.
![]() |
Cuộc hợp tác sẽ mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp tài chính Việt trên con đường số hóa |
Lấy học thuyết “Ưu tiên ứng dụng công nghệ số và nền tảng đám mây” làm nền tảng, kết hợp cùng những hiểu biết sâu sắc về thị trường, TCS BaNCS thực sự là giải pháp chuyển đổi số tối ưu nhất hiện nay cho các tổ chức tài chính Việt.
TCS BaNCS đã chứng minh được khả năng tuyệt vời của mình trong lĩnh vực Ngân hàng - Đầu tư - Bảo hiểm toàn cầu với những kết quả đáng kinh ngạc. Đặc biệt, giải pháp này còn giúp cơ cấu lại bộ máy của nhiều doanh nghiệp để vận hành hiệu quả hơn, đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn cho khách hàng. Với TCS BaNCS, các doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với một hệ thống đối tác mở, đa dạng, đầy tiềm năng để tự do lựa chọn “lời giải” phù hợp nhất cho bài toán của mình.
![]() |
Giải pháp TCS BaNCS sẽ được Việt Nam hóa và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp BFSI Việt |
“Công nghệ là chìa khóa để các doanh nghiệp tài chính-ngân hàng đạt đến sự phát triển bền vững trong nền kinh tế số và thế giới nhiều biến động ngày nay”, anh Phạm Thái Sơn - CEO NTQ Solution cho biết. “Với việc hợp tác cùng TCS, chúng tôi đang nỗ lực phát triển những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nữa cho thị trường Việt Nam và khu vực, đồng thời phát triển những mô hình kinh doanh mới đạt chuẩn quốc tế, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề nhức nhối trong việc tối ưu hóa quy trình vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng”.
![]() |
Anh Phạm Thái Sơn – CEO NTQ Solution trong buổi ký kết |