Gấp rút chạy lũ vào lúc 2h sáng, vợ chồng chị cùng đứa con 12 tuổi chỉ kịp mặc áo mưa chứ không thể đem theo bất cứ tài sản gì.
Chồng chị một tay cầm đèn pin, một tay dắt con và nhắn nhủ với vợ: “Bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được”.
Câu nói khiến chị Thoa vững tâm hơn trong lúc gian nguy. Nhiều người biết đến câu chuyện này, lập tức nhận xét ‘chị đã chọn đúng chồng’.
Bên cạnh căn nhà cấp 4 của vợ chồng chị là khu trang trại chăn nuôi. Vợ chồng chị nuôi hàng trăm con bồ câu, gà, chim trĩ cùng vài chục con lợn.
Khoảnh khắc rời nhà đi tránh lũ, chị bật khóc vì lo lắng, bất an. Chị xác định, một khi rời đi là trang trại chăn nuôi mất trắng. Dẫu vậy, vợ chồng chị vẫn phải đưa con chạy lên nhà nội cách đó 700m để tránh lũ.
Ngày trở về, nhìn cảnh nhà cửa tan hoang, trang trại chăn nuôi đổ cột, tốc mái, gia súc, gia cầm chết la liệt, chị khóc nức nở.
Vợ chồng chị thiệt hại 25 con lợn, 400 con chim bồ câu, 200 con chim trĩ, 60 con gà,... Đồ dùng trong nhà hỏng la liệt. Quần áo, chăn màn dính đầy bùn đất. 2,5ha cây keo 2 năm tuổi gãy đổ toàn bộ.
Ngoài ra, nhà chị còn thiệt hại mấy tạ ngô, lúa, cám – là thức ăn cho gia súc, gia cầm. Chiếc máy cắt cũng hỏng vì bị ngâm nước.
“Tài sản của vợ chồng tôi có bằng đó, sau một trận lũ, gần như chẳng còn gì. Khung cảnh tan hoang đến vậy, làm sao mà không xót xa.
Những đêm sau đó, tôi không thể nào ngủ được, vừa tiếc của, vừa lo cho cuộc sống sau này”, chị Thoa ngậm ngùi chia sẻ.
Cố gắng vực dậy sau lũ
Nghe chồng động viên: “Mất rồi thì ta làm lại, quan trọng là tinh thần phải phấn chấn”, chị Thoa vững tâm vực dậy cuộc sống.
Trở về nhà, nhìn thấy cảnh nhà tan hoang, chị vội vã đi tìm trưởng thôn xin được giúp đỡ. “Hôm đó nghĩ cũng khổ, mất điện, mất mạng, tôi không biết tìm ai giúp đành chạy sang gọi anh trưởng thôn.
Sang nhà, thấy anh ấy quần áo lấm lem bùn đất, bưng bát cơm to rau, thịt lẫn lộn, cố ăn nhanh cho xong bữa để còn tiếp tục hỗ trợ dân. Ngoài nhà tôi, người dân xung quanh cũng rất cần được giúp đỡ”, chị Thoa kể.
Nhờ có anh em, làng xóm thân thiết xúm vào giúp dọn dẹp nhà cửa, trang trại, vợ chồng chị mới dần trở lại cuộc sống bình thường.
“Mọi người giúp chở lợn, gà, chim,... chết lên điểm tập kết rác, rắc vôi phòng trừ dịch bệnh lây lan. Xong xuôi đâu vào đấy, tôi đếm được nhà mình còn lại 11 con lợn, 19 con gà, đôi trăm con bồ câu,...”, chị Thoa kể.
Tuy nhiên, gia súc, gia cầm còn sống cũng không khỏe mạnh. Những ngày qua, chị vẫn phải thu dọn lợn, gà, chim,... chết trong chuồng.
“Tôi không biết cuối cùng cứu được bao nhiêu con, thôi thì cứu được con nào hay con đó để gây giống”, chị Thoa nói.
Đồ dùng trong nhà chị mới kịp đem sửa quạt và tủ lạnh – là những món đồ thiết yếu nhất. Thương cho hoàn cảnh của chị, người dân xung quanh giúp chị sửa đồ miễn phí.
Chăn màn, quần áo chị đem giặt, cái nào nát quá thì bỏ, cái nào hoen ố màu bùn đất thì dùng để mặc đi làm. Vợ chồng chị cố gắng tận dụng mọi thứ để không tốn tiền mua mới.
Dọn dẹp nhà cửa xong xuôi, vợ chồng chị lên đồi xử lý 2,5ha keo. Mấy ngày qua, chị “bám đồi” chặt những cây keo gãy đổ, chuẩn bị mua giống trồng keo mới.
“Nhìn hai đồi keo đổ rạp, tôi xót xa vô cùng. Nhưng làm sao được, còn người là còn của, vợ chồng tôi cố gắng gây dựng lại từ đầu”, chị Thoa nói.
Vợ chồng chị Thoa trồng trọt, chăn nuôi, vừa làm thuê làm mướn để nuôi hai người con ăn học. Cô con gái cả vừa nhập học trường Đại học Y Dược Thái Bình cũng cần một khoản tiền lớn để đóng học phí.
May mắn, phía nhà trường có chương trình hỗ trợ gia đình các học viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 nên chị yên tâm phần nào.
“Vừa rồi chính quyền xã hỗ trợ nhà tôi 10kg gạo, 1 thùng mỳ tôm, 1 gói bánh, 1 thùng sữa và bình nước lọc. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho gia đình trong lúc này”, chị Thoa chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Dù đã ở tháng cuối thai kỳ và chuẩn bị sinh con nhưng Phương Oanh và Thu Quỳnh hào hứng tham gia dự án phim ngắn đặc biệt của VTV. Phương Oanh dù mệt mỏi do lần đầu mang thai, lại là thai đôi khá lớn nhưng cô vẫn háo hức trở lại phim trường sau gần 3 năm nghỉ đóng phim.
Từng nhiều lần vào vai mang bầu rồi sinh con trên phim từ Ngược chiều nước mắt đếnQuỳnh búp bêvà Hương vị tình thân nhưng đây là lần đầu tiên Phương Oanh bế bụng bầu thật đi đóng phim khiến ê-kíp khá lo lắng vì cô sắp tới ngày sinh.
Theo nguồn tin của VietNamNet từ VFC, đây là dự án phim ngắn hài hước điểm các nhân vật nổi bật của những phim từng lên sóng dự kiến phát trên nền tảng số của VTV vào cuối tuần này nhưng hiện vẫn chưa có tên chính thức.
Phim quy tụ nhiều gương mặt được yêu thích trên sóng giờ vàng như: Phương Oanh, Thu Quỳnh, Quách Thu Phương, Doãn Quốc Đam, Duy Hưng, Thanh Hương... Đây đều là những diễn viên từng góp mặt trong các phimQuỳnh búp bêvà Hương vị tình thân.
Diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ với VietNamNet, đây là dự án ngoại truyện hài hước củaQuỳnh búp bêvà một số bộ phim khác từng gây sốt trên sóng giờ vàng. Trong khi đó, diễn viên Quách Thu Phương đăng một số ảnh hậu trường phim và cho biết đây là dự án ngoại truyện của Hương vị tình thân.
Tuy nhiên một số khán giả dự đoán bộ phim sẽ pha trộn giữa Quỳnh búp bê, Hương vị tình thân, Người một nhà và Mình yêu nhau, bình yên thôi - các phim đang phát sóng trên VTV, dựa vào tạo hình của diễn viên Duy Hưng cũng như Doãn Quốc Đam ở hậu trường.
Trước đó, Phương Oanh chia sẻ ảnh gặp gỡ hai diễn viên Quách Thu Phương và Tú Oanh dịp cuối tuần qua. Quách Thu Phương và Tú Oanh vào vai mẹ nuôi và mẹ chồng của Phương Oanh trong Hương vị tình thânvà cả 3 giữ mối quan hệ thân thiết ngoài màn ảnh kể từ khi phim lên sóng.
Cả Quách Thu Phương và Tú Oanh đều góp mặt trong đám hỏi của Phương Oanh tháng 7 năm ngoái như người thân trong gia đình. Ba nữ diễn viên cũng thường xuyên tương tác nhiệt tình trên mạng xã hội.
Phương Oanh, Thu Quỳnh trong phim 'Hương vị tình thân':
Ảnh: FBNV
Sinh ra tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Dương Tuyết Mai từng theo học Đại học Nam Kinh. Sau khi tốt nghiệp, cô du học Mỹ và Thụy Sĩ, rồi trở về nước năm 2022, gia nhập Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (cơ sở Thâm Quyến) với vai trò phó giáo sư.
Theo Xinhua News Agency, bên cạnh nghiên cứu khoa học, cô Dương, 31 tuổi, còn là một tín đồ gym - niềm đam mê thừa hưởng từ cha mình. Nữ giảng viên cho biết, cô bắt đầu đến phòng gym khi đi du học ở Mỹ và nhanh chóng coi việc luyện tập như một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt vào những lúc gặp áp lực công việc và học tập.
Cô Dương Tuyết Mai không ngần ngại chia sẻ về niềm tự hào khi sở hữu vóc dáng khỏe khoắn, mạnh mẽ. Trong đám cưới diễn ra đầu năm nay, cô thậm chí còn chọn váy cưới khoe cơ bắp thay vì những thiết kế thông thường nhằm thể hiện quan điểm: Vẻ đẹp không chỉ nằm ở ngoại hình mảnh mai mà còn đến từ sức khỏe và phong cách sống lành mạnh.
Ngoài công việc nghiên cứu, cô Dương còn tổ chức những buổi học đặc biệt với tên gọi “Hóa học hấp dẫn” để chia sẻ kiến thức hóa học trong luyện tập thể hình với sinh viên. Cô khuyến khích sinh viên chú ý đến sức khỏe và thể chất, đồng thời phản đối những quan điểm thẩm mỹ không lành mạnh như “cân nặng dưới 50 kg mới chuẩn đẹp”.
Việc cô Dương Tuyết Mai công khai niềm đam mê thể hình đã phá vỡ định kiến về hình mẫu giảng viên truyền thống. Cô hy vọng hình ảnh một phó giáo sư yêu thể hình sẽ tạo cảm hứng để sinh viên và đồng nghiệp chú trọng đến sức khỏe hơn.
“Tôi muốn bản thân không chỉ đạt danh hiệu giáo sư mà còn có hàm lượng cơ bắp cao nhất”, nữ giảng viên bày tỏ. Với cô, việc rèn luyện sức khỏe cũng quan trọng như những thành tựu trong nghiên cứu khoa học.