Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà báo Hồ Minh Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức giải cho biết, giải golf "Vòng tay nhân ái"lần thứ II năm 2024 không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn là cơ hội đặc biệt để cộng đồng golf cùng chung tay đóng góp cho những hoạt động từ thiện đầy ý nghĩa, lan tỏa tinh thần yêu thương và đoàn kết trong xã hội, hỗ trợ bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước.
“Giải golf lần này là một phần trong chuỗi hoạt động của chương trình "Vòng tay nhân ái" của Tạp chí Gia đình Việt Nam với mục tiêu gắn kết cộng đồng, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn và mang đến cho họ niềm vui, hy vọng, và sự động viên thiết thực. Với sự ủng hộ và nhiệt tình tham gia của các khách mời, tôi tin rằng giải đấu không chỉ là nơi so tài của các golfer tài năng mà còn là dịp để chúng ta khẳng định giá trị của tinh thần nhân ái, góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững và tràn đầy tình yêu thương”, nhà báo Hồ Minh Chiến cho hay.
Kết thúc buổi lễ, giải golf "Vòng tay nhân ái" đã gây quỹ cho bệnh nhi ung thư nghèo trên cả nước với tổng số tiền 110 triệu đồng.
Giải golf “Vòng tay nhân ái” được đồng hành và tài trợ bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank và sự hỗ trợ của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn FLC, Hãng hàng không Bamboo Airways, Tổng công ty Mobiphone, nhãn hàng K3 của Ngũ Phúc Đường, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hóa chất HHC và một số đối tác khác.
Bảo trợ truyền thông cho giải đấu là các cơ quan báo chí: Báo Nhân Dân, Báo VietNamNet, Báo Đầu tư, Báo Nhà báo và Công luận, Báo Nông thôn Ngày nay, Báo điện tử Dân Việt, Tạp chí Giáo dục Việt Nam, Tạp chí Viettimes, Tạp chí Nhà đầu tư...
Ngay sau đó, cặp đôi này "sáng trưng" cõi mạng với nghi án có quan hệ bất chính. Trên mạng xã hội truyền thông tin, anh chàng trong hình đã có vợ, dẫn "con giáp thứ 13" đi xem bóng đá.
Hình ảnh cặp đôi tới sân vận động xem bóng đá được lan truyền trên mạng xã hội vì nghi vấn quan hệ ngoài luồng (Ảnh chụp lại màn hình).
Trên mạng xã hội, nghi vấn cặp đôi "ngoại tình" lên sóng truyền hình nhận quá nhiều bàn luận vì tình huống đặc biệt, có người gọi đây là "tai nạn", "sự cố", có người còn xuýt xoa cho cặp đôi "số nhọ".
Vậy nhưng, khi đọc thông tin này, chị Đậu Hồng Anh, 42 tuổi, làm việc tại một ngân hàng ở Quận 5, TPHCM có những góc nhìn, cảm xúc khác với nhiều người. Điều chị suy nghĩ nhất về sự việc là chuyện xảy ra cho thấy quan hệ ngoài luồng của người đàn ông đã có vợ không hề hy hữu.
Sự việc làm chị nữ nhân viên ngân hàng nhớ đến chuyện của mình, cũng là một người vợ có chồng ngoại tình. Chị Hồng Anh chia sẻ trên trang cá nhân:
"Thời điểm đó, những ngày quan trọng trong gia đình như cuối tuần, lễ lạt cũng chủ yếu chỉ có mấy mẹ con, chồng tôi luôn than bận không tham gia được. Nhiều lần, gia đình đã có kế hoạch đi du lịch, về quê rồi cũng đổ bể, mẹ con tự đi vì anh "hủy kèo" vào phút cuối, thậm chí có lần anh còn bỏ về trước vì "có việc quan trọng".
Không chỉ vậy, đến những công việc hàng ngày như đưa đón con, kèm con học... anh cũng toàn lấy cớ bận, phó mặc hết cho vợ.
Tối một ngày, tôi phát hiện chồng cặp kè với một cô gái 26 tuổi cũng ly kỳ, không kém nghi án "ngoại tình lên sóng truyền hình" chút nào.
Lần đó, sinh nhật lần thứ 11 của con gái, trùng với đợt cháu đạt thành tích tốt học tập tốt nên vợ chồng tôi tổ chức khá hoàng tráng.
Vậy nhưng, ngay sáng hôm đó, chồng tôi báo có việc đột xuất phải đi công tác ở tỉnh, anh tỏ ra rất tiếc nuối, day dứt vì không thể dự sinh nhật con, còn ngoặc tay hẹn bù đắp cho con. Tôi còn vội vàng sửa soạn đồ cho chồng lên đường...
Tối hôm đó, sau bữa sinh nhật con gái tôi gọi video call tám chuyện với bé Minh Khuê, người bạn thân đang đi du lịch ở Đà Nẵng không đến dự được. Bé Minh Khuê đang ăn uống tại một khách sạn, cháu chiếu camera điện thoại xung quanh để giới thiệu với con tôi chỗ mình đang ở, cháu còn liên tục chụp ảnh xung quanh để gửi sang...
Khi xem những bức ảnh bạn gửi qua, con tôi hét lên: "Mẹ ơi, bố này!". Tôi cầm xem, mọi người tin nổi không, các góc ảnh chụp không trực diện nhưng tôi vẫn dễ dàng nhận ra chồng tôi đang ngồi ở bàn ăn ở khách sạn, ôm ấp một cô gái trẻ... Khi đã tin vào mắt mình, tôi định tìm cách che giấu con gái nhưng không thể.
Chị Hồng Anh phát hiện chồng ngoại tình từ một bức ảnh do bạn của con vô tình chụp lại (Ảnh minh họa).
Ngay lúc đó, tôi gửi những bức ảnh đó qua cho anh ta. Anh ta trốn biệt tăm gần nửa tháng sau mới mò về nỉ non giải thích, xin lỗi nào là anh lỡ dại, nào là anh bị gạ gẫm, còn đổ lỗi do vợ thế này thế kia. Và còn nói số mình đen...
Tôi sốc lắm, còn con tôi thì suy sụp, cháu bỏ học một tuần mới gượng lại nổi.
Sau đó nửa năm, nhiều nỗ lực hàn gắn không thành, không thể chấp nhận việc anh ta lừa dối mình, lừa dối cả con cái, chúng tôi ly hôn".
Hào phóng với bồ, keo kiệt với vợ
Một điều chị Hồng Anh nhận ra, nhiều người đàn ông như chồng chị, rất hào phóng với người ngoài nhưng cực kỳ chi li, tính toán, keo kiệt với vợ con. Chồng chị mỗi tháng góp chi tiêu cho gia đình chỉ vài triệu đồng nhưng luôn hạch sách, bắt bẻ vợ đủ kiểu, chê vợ hoang phí. Đi ăn uống, mua sắm bên ngoài hay các khoản phát sinh, anh đều... nhường hết phần chị. Đi đâu chơi hay mua sắm, sửa sang gì anh cũng kêu tốn tiền, lãng phí.
Thế mà ngoài kia, anh hào phóng tiền bạc, thời gian, tâm sức để cung phụng "tiểu tam" với những chuyến du lịch sang chảnh, những món hàng hiệu, tiền chi xài hàng tháng, những thứ lẽ ra phải thuộc về mẹ con chị.
Ngoại tình kéo theo nhiều bi kịch gia đình (Ảnh minh họa).
Chị Hồng Anh cho rằng, ngoại tình, nhất là mối quan hệ "đàn ông có vợ - tiểu tam" là sự băng hoại về đạo đức, thể hiện lối sống buông thả gây tổn thương đến rất nhiều người.
Ngoại tình là một vấn nạn nhức nhối kéo theo nhiều bi kịch trong gia đình. Có không ít vụ án vợ chồng giết nhau hay người mất mạng, kẻ tù tội xuất phát từ việc vợ/chồng có mối quan hệ ngoại luồng. Ngoại tình cũng là một trong những nguyên nhân gây đỗ vỡ gia đình, vợ chồng ly hôn, con cái chia cắt, vắng cha thiếu mẹ...
Những tình huống hy hữu như một vài giây trên sóng truyền hình, một bức ảnh như trong câu chuyện của chị Hồng Anh phản ánh phần nào bức tranh gia đình, lối sống buông thả, băng hoại đạo đức. Ở đó, những người đàn ông là chồng, là bố đang gieo những đau thương không chỉ đối với người vợ mà với chính cuộc đời của những đứa con; những cô gái trẻ chà đạp lên nhân cách khi "thụ hưởng" chồng của người khác, cha của một đứa trẻ khác cũng như bán rẻ tương lai của chính mình.
Một khảo sát về quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của Viện nghiên cứu phát triển xã hội cách đây không lâu chỉ ra có đến 43% đàn ông được hỏi trả lời "có bồ nhí", nhiều người còn hãnh diện khi mình lập được "phòng nhì".
Đâu đó vẫn có quan niệm "đàn ông bồ bịch" là chuyện thường tình, chẳng qua là chưa bị phát hiện. Như tình huống anh chàng dẫn "tiểu tam" đi xem đá bóng lên sóng truyền hình, nhiều người bông đùa "đen thôi, đỏ quên đi" thực sự cũng một dạng thỏa hiệp cho lối sống buông thả.
Theo Dân trí
Có ra ngoài va chạm nhiều mới thấy, đàn ông họ làm việc rất nhiều, đôi khi gấp hai, ba lần phụ nữ. Nên mấy chị em nên ít kêu ca thôi. Nói thật, tỷ lệ phụ nữ hơn đàn ông về sự nghiệp rất ít, xã hội đã phân công rồi. Xung quanh tôi có các gia đình có tài sản lên tới triệu đôla, nhưng phụ nữ giỏi cỡ nào thì tính ra cũng toàn là tiền do các ông làm cả. Nếu đàn ông đã gánh vác phần nhiều về kinh tế, thì việc phụ nữ lo chu toàn việc nhà cũng là điều dễ hiểu.
Bản thân tôi cũng đi làm kiếm tiền, thấy làm việc nhà đơn giản hơn nhiều. Chưa khi nào tôi có ý nghĩ mình đang phải hy sinh nhiều hơn chỉ vì là phụ nữ. Tôi thấy việc nội trợ rất bình thường, thích thì làm, không thì thôi. Tôi cũng không nâng mình lên, chẳng hạ mình xuống. Bố mẹ cũng chưa bao giờ dạy tôi phải hy sinh. Họ chỉ dạy tôi tất cả những gì mà họ có để tôi có đầy đủ kỹ năng sống độc lập.
>> Tư tưởng 'việc nhà là chuyện đàn bà'
Nhiều phụ nữ coi chuyện nội trợ là hy sinh cao cả. Sao chúng ta không nghĩ rằng phụ nữ làm việc nhà chỉn chu, khéo léo hơn đàn ông (do tính cách, đặc điểm cơ thể, bản năng về giới). Sao cứ phải vằn vện cho khổ? Tôi thấy kinh doanh vốn không phù hợp với nữ giới, nhưng chuyên nấu ăn cho mình và mọi người trong gia đình lại rất phù hợp. Chẳng lẽ phụ nữ cứ phải đòi hỏi không lo nội trợ, để đàn ông làm hết mới là bình đẳng ư? Đừng lôi mấy chuyện phụ nữ cũng biết sửa điện, nước... ra làm ví dụ vì nó chẳng đại diện cho bình đẳng.
Quan điểm của tôi là bạn nấu ăn hay không chẳng quan trọng, giống như bạn thích sinh đẻ hay không. Không ai có thể ép ai phải làm gì. Với riêng tôi, nấu ăn cũng vui như các bạn thích làm việc khác. Mỗi năm tôi mời công ty đến ăn hai lần (cả chục bàn). Ai cũng hỏi tôi có nấu không? Tôi kêu tự mình làm hết, đơn giản vì tôi thích vậy chứ chẳng có gì gọi là hy sinh, vất vả cả.
Sống cứ lo thiệt, hơn làm gì cho khổ? Tôi nghĩ đơn giản, phụ nữ thịu đựng được thì ở, không chịu được thì buông, tất nhiên tôi không khuyến khích. Nhưng cái gì cũng cần vừa phải, kể cả chuyện bình đẳng nam nữ. Đừng cứ tự mình làm quá lên, ôm hết việc rồi lại kêu ca, than phiền.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Ảo tưởng hy sinh khi phụ nữ làm việc nhà