Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), một thành phố thông minh bền vững ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho cộng đồng, tăng cường hiệu suất dịch vụ và phát triển bền vững.
Thành phố thông minh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để kết nối và nâng cao hiệu quả quản trị đô thị, nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống cho thị dân. Bên cạnh đó, là thành phố có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện mức độ hài lòng của người dân.
Theo Phó viện trưởng IUS, các nhà hoạt động đô thị hiện đang hướng tới việc vận hành các thành phố như một mạng lưới tích hợp chứ không phải là tập hợp các ngành riêng lẻ.
Để giúp các nhà hoạt động chính sách thực hiện tầm nhìn thành phố thông minh, theo ITU các thành phố thông minh bền vững đã đề ra một lộ trình gồm 5 bước.
Đầu tiên, cần thiết lập cơ sở hạ tầng cho thành phố thông minh bền vững: Ứng dụng ICT là bước quan trọng nhất cho mỗi thành phố thông minh bền vững. Ứng dụng ICT là để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kết mạng với hệ thống dữ liệu đô thị bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, không gian và quản lý, trên cơ sở tích hợp và chia sẻ, tìm cách biến các dữ liệu thành các thông tin hữu ích phục vụ quản lý và điều hành, được xem là nền tảng để hình thành các dịch vụ đô thị thông minh.
Tiếp đó cần xác định đầu tư hạ tầng thông minh: Thành phố thông minh bền vững cần đầu tư vào hạ tầng ICT dù mới hay đã lắp đặt. Hạ tầng này có thể chia thành 4 lớp: Lớp cảm biến để thu thập thông tin, lớp giao tiếp (là mạng viễn thông) để truyền thông tin, lớp dữ liệu lấy thông tin từ doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, và lớp ứng dụng là thông tin cuối truyền đến các thiết bị người dùng.
" alt=""/>5 lộ trình để xây dựng thành phố thông minhNgày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1980 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với 19 tiêu chí theo 5 nhóm gồm: Quy hoạch (1 tiêu chí); Hạ tầng kinh tế xã hội (8 tiêu chí); Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí); Văn hóa - Xã hội - Môi trường (4 tiêu chí); Hệ thống Chính trị (2 tiêu chí).
Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, tiêu chí TT&TT nằm trong nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội, cùng với các tiêu chí Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Nhà ở dân cư.
Tiêu chí TT&TT gồm có 4 nội dung: xã có điểm phục vụ bưu chính; xã có dịch vụ viễn thông, Internet; xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; xã có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành. UBND cấp tỉnh được giao quy định cụ thể chỉ tiêu đối với tiêu chí TT&TT để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của các tổ chức và cộng đồng từng xã.
" alt=""/>Đưa ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành vào tiêu chí TT&TT của xã nông thôn mới