Tháng 2/2012 Yin và Meng quyết định làm đám cưới.
![]() |
Hôm cưới, mẹ của Xiao Meng nắm lấy tay con gái rồi đặt vào tay Yin và nói: “Con là một chàng trai may mắn. Hôm nay mẹ giao Meng cho con, hãy nâng niu và trân trọng vợ mình”.
Một tháng sau khi kết hôn, Xiao Meng nói với chồng, cô đã mang thai. Xiao Yin vội đưa vợ đến bệnh viện khám. Khi nhìn thấy dòng chữ xác nhận có thai anh reo lên vì hạnh phúc. Yin không nhìn đến những thông tin khác trong tờ kết quả ấy nữa.
Nhưng mới mang thai được 7 tháng, Meng đã sinh một bé gái. Yin thấy nghi ngờ vì vợ sinh quá sớm thì mẹ vợ nói, chuyện sinh non là bình thường. Yin bí mật hỏi y tá rằng có phải đứa trẻ sinh non hay không. Y tá nói, theo kinh nghiệm của cô, đó là một đứa trẻ sinh đủ tháng.
Kể từ đó, trong lòng anh luôn giữ sự nghi ngờ. Tuy vậy, Yin không nói với bất cứ ai.
Để có tiền lo cho gia đình, Yin lên Thượng Hải làm việc còn vợ Xiao Meng và con gái ở quê nhà An Huy. Hàng tháng, kiếm được bao nhiêu tiền, Yin gửi hết về cho vợ.
Thỉnh thoảng anh mới về thăm nhà. Tuy nhiên, Yin cảm nhận, mối quan hệ của anh với vợ không tốt đẹp cho lắm. Meng chỉ gọi cho anh mỗi khi hỏi đến tiền.
Năm 2020, do dịch bệnh, Yin mắc kẹt ở nhà vài tháng và không có thu nhập. Hai vợ chồng cãi nhau nhiều hơn. Meng liên tục chê chồng kém cỏi vì không kiếm được tiền. Cô cũng không cho chồng ngủ chung phòng.
Chưa hết, Meng còn dán mã QR lên cửa phòng ngủ của mình. Yin muốn vào chơi với con gái hoặc lấy đồ đạc trong phòng đều phải thanh toán tiền trước.
Những điều đó khiến Xiao Yin chán nản, nhiều lần nghĩ đến ly hôn. Tuy nhiên, vì thương con gái nhỏ, anh lại nhẫn nhịn cho đến khi có một giọt nước tràn ly.
Yin kể, bố anh bị tàn tật ở chân, mẹ anh bị bệnh tâm thần. Bình thường, bố mẹ anh sống trong viện dưỡng lão.
Đầu năm 2020, bố anh về nhà đón lễ hội mùa xuân và không thể trở lại viện dưỡng lão vì dịch bệnh bùng phát. Xiao Yin và anh trai chia nhau phụng dưỡng bố, mỗi người sẽ nuôi bố 1 tháng. Đến lượt Xiao Yin đón bố thì vợ anh tỏ ra khó chịu. Cả hai cãi nhau dữ dội và bố của Yin qua đời chỉ sau 1 tuần đến nhà Yin ở.
Trong đám tang bố, vợ của Xiao Yin vẫn to tiếng khiến đám tang không diễn ra suôn sẻ. Những điều này khiến Yin tuyệt vọng và không muốn duy trì cuộc hôn nhân này nữa.
Trước khi ly hôn, để xóa tan nghi ngờ của mình, Xiao Yin bí mật làm xét nghiệm ADN với con gái. Hóa ra, con gái thực sự không phải con ruột của Xiao Yin.
Kết quả này như một đòn giáng nặng nề đối với anh. Nghĩ lại mọi chuyện, Yin cho rằng, vợ anh - Xiao Meng đã cố tình lừa dối anh ngay từ đầu. Vì vậy, Yin đã kiện ra tòa, yêu cầu vợ bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất cho anh.
Tòa án đã ra phán quyết, yêu cầu Xiao Meng phải trả lại 80.000 tệ tiền lệ phí cấp dưỡng cho Yin.
Về việc Yin yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần, tòa cho rằng Xiao Meng mang thai trước khi kết hôn, không phải là phản bội trong cuộc hôn nhân nên không cần bồi thường.
Tòa án cũng chia cho Meng 30% giá trị căn nhà mà Yin sở hữu trước khi kết hôn.
Những điều đó khiến Yin rất bất bình, anh cho biết sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn để giải quyết vụ việc.
Linh Giang(Theo Sohu,163)
Bị bố vợ tương lai đuổi khỏi cửa, chàng trai sang nhà hàng xóm tìm hiểu thì biết chuyện vợ sắp cưới đã lên chức bà ngoại từ mấy năm nay.
" alt=""/>Người đàn ông bức xúc vì phải quét mã trả tiền trước khi vào phòng vợSau khi nhận đơn, người bán sẽ ship hàng mình đặt đến sảnh tòa nhà, giao hàng tại bàn trực vùng xanh tại sảnh và liên hệ người mua xuống. Hàng hóa được bọc nhiều lớp túi để thuận tiện cho việc phun khử khuẩn bên ngoài, sau khi phun khử khuẩn mình mới được nhận hàng.
![]() |
Mâm cỗ chay 9 món chị Hòa chế biến từ những nguyên liệu mua trên "chợ online". |
"Mọi năm vào ngày này, gia đình tôi tổ chức thịnh soạn hơn trước là để thắp hương các cụ sau là con cháu thụ lộc, tụ tập ăn uống vui vẻ. Nhưng năm nay, tránh tụ tập đông người, đảm bảo phòng chống dịch, nên gia đình giản tiện và cũng mong Hà Nội kiểm soát được dịch để cuộc sống trở lại bình thường", chị Hòa chia sẻ.
Mâm lễ chay nhà chị Hòa gồm có 9 món: Bánh bí đỏ nhân đậu xanh cốt dừa, bánh khoai lang vừng đen, nem xù chay, bún xào chay, chả đậu xanh chay, đậu phụ bao bố sốt chay, đậu bắp luộc, canh nấm củ quả hạt sen, xôi đậu xanh.
Tất cả việc nấu nướng đều do chị Hòa đảm nhiệm và hoàn thành trong 3 tiếng. Chị quan niệm, việc cúng bái quan trọng nên luôn phải chuẩn bị thật tươm tất. Nhưng mẹ đảm Hà Nội cũng không quá đặt nặng việc phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thành tâm là được.
Cách làm một số món chay trong mâm cỗ nhà chị Hòa
1. Bánh khoai lang
Nguyên liệu: Khoai lang: 2 củ (500gram), 80 gram bột mỳ, 50 gram đường, 90ml sữa không đường, 2 thìa vừng đen
Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, cắt khúc mang hấp chín. Sau khi hấp chín nghiền nát. Trộn đều khoai lang với bột mỳ, sao cho hỗn hợp quyện vào nhau.
Cho sữa, đường vào hỗn hợp và nhào cho đến khi khối bột mịn, dẻo. Chia bột ra nhiều phần nhỏ đều nhau, vê tròn rồi ấn dẹt thêm vừng ở hai mặt bột.
Có thể rán bánh hoặc nướng bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180, trong 10 phút, lật mặt quét chút dầu và nướng ở nhiệt độ 180 trong 5 phút
![]() |
2. Bánh bí đỏ nhân đậu xanh cốt dừa
Nguyên liệu: Quả bí đỏ khoảng 600 gram, bột nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, đường. Rau màu xanh tùy thích để nhào bột làm cuống quả bí.
Cách làm: Đậu xanh hấp chín tán nhuyễn hoặc cho máy xay sinh tố cùng nước cốt dừa và đường. Sau khi xay mịn chia thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.
Rau ngót (hoặc rau màu xanh) xay nhuyễn lọc lấy nước để pha bột làm cuống quả bí.
Bí đỏ gọt vỏ thái miếng vừa rồi cho vào xửng hấp chín, tán nhuyễn. Khi bí đang còn nóng cho bột nếp vào nhào chung với bí đến khi khối bột không còn dính tay là được.
Lấy viên bột vê tròn ấn dẹt và cho nhân vào giữa, gấp các mép bột lại rồi vê tròn. Dùng que nhỏ chia cục bột thành 6 hoặc 8 phần đều nhau theo chiều cong của viên bột và thêm cuống bằng bột màu xanh.
Hấp cách thủy trong 8-10 phút. Nhớ đặt bánh cách xa nhau để bánh không bị dính.
![]() |
3. Chả đậu xanh
Nguyên liệu: 100 gram đậu xanh, 2 bìa đậu phụ, mộc nhĩ, bột chiên xù, hạt nêm chay.
Cách làm: Đậu xanh hấp chín tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đậu phụ tán nhuyễn, mộc nhĩ băm nhỏ.
Trộn đều mộc nhĩ, đậu phụ, đậu xanh, 1 thìa cà phê hạt nêm chay đến khi các nguyên liệu quyện đều nhau.
Chia hỗn hợp trên thành từng viên vừa ăn, ấn dẹt và lăn qua bột chiên xù.
Sau đó chiên trong dầu nóng hoặc phết dầu ăn và nướng bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 trong 5 phút, sau đó lật mặt nướng thêm 5 phút, ở 180 độ C.
![]() |
4. Đậu phụ bao bố
Nguyên liệu: 3 bìa đậu phụ bìa dài, nước tương chay, hạt nêm chay, đường, nước mắm chay, bột bắp, hành lá (tương ứng với số đậu cần làm).
Cách làm: Chiên đậu ngập dầu (chiên cả bìa), sau đó để nguội. Trần hành qua nước sôi cho dai để dễ buộc.
Dùng tay dồn hết phần ruột đậu xuống dưới, cứ thế làm cho đến hết. Lấy lá hành đã trần buộc miệng bao lại xếp ra đĩa.
![]() |
Cách làm nước sốt chay: Cho nước tương, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê nước mắm khuấy đều cho tan hết và đun cho sôi, tiếp đó hòa tan bột bắp với nước lạnh, cho từ từ vào hỗn hợp đang sôi khuấy đều tay đến khi sền sệt.
Dân gian cho rằng, vào dịp Rằm tháng 7 thì mọi tội nhân, trong đó có những vong linh của gia đình, họ hàng của mình đang bị giam cầm nơi địa ngục sẽ được dịp ra khỏi âm phủ để lên dương gian.
Nhân dịp này các gia đình làm lễ dâng hương, cúng các đồ hàng mã cho vong linh người thân của gia đình mình. Việc cúng lễ ngày Rằm tháng 7 không đơn thuần là việc cầu cúng theo mê tín mà thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất.
Theo Dân Trí
Bánh nướng Momiji Manju là loại bánh có hình chiếc lá phong đặc trưng với nhân mứt và đậu đỏ azuki bên trong. Chiếc bánh này xuất hiện từ đầu những năm 1900 và đã sớm trở thành thức quà đặc trưng của mùa thu Nhật Bản, hay còn gọi là mùa lá phong đỏ. Ảnh: Wego.
![]() |
Vỏ bánh được làm từ loại bột truyền thống từ lúa mì, trứng, đường và mật ong. Sau đó hỗn hợp được nướng trong khuôn hình lá phong, biểu tượng của chiếc lá trong mùa hút khách du lịch ở Nhật Bản. Hiện nay loại bánh này có nhiều biến tấu về hương vị như vỏ truyền thống từ kem trứng sữa đến trà xanh, đậu đỏ. Ảnh: Wego. |
![]() |
Bên cạnh đó khi vào mỗi nhà hàng Nhật Bản, cá thu đao (sanma) nướng luôn nằm trong danh sách thực đơn phải thử của mỗi du khách dịp thu về. Tín đồ ẩm thực nào cũng yêu thích loài cá da bạc được nướng sơ qua với muối này ở Nhật. Trước khi ăn bạn cần vắt chanh lên phía trên. Bữa ăn tinh túy đặc trưng của người Nhật là cá sanma đi kèm củ cải bào, cơm trắng và súp miso. Loài cá thẳng đứng này chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe và được đánh bắt chủ yếu tầm tháng 9, tháng 10. Ảnh: Flickr. |
![]() |
Còn về thực phẩm, người Nhật Bản tự hào về loại nấm tùng nhung (Matsutake) của riêng đất nước họ. Loại nấm này có hương vị ngon ngọt và có nguồn gốc từ cây thông, tạo hương vị unami truyền thống của Nhật. Đây là loại nấm quý hiếm và đắt đỏ thường có mặt trong các bữa ăn của Hoàng gia Nhật Bản. Ảnh: Forager Chef. |
![]() |
Thức quà quý của mùa thu tại Nhật Bản là hồng đào sấy với phần thịt bên trong mềm, tươi ngon khiến nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích. Đây cũng là thức quà biếu được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới mỗi dịp thu về. Những quả hồng tươi khi đem sấy sẽ trở nên ngọt hơn khi bảo quản lâu đúng quy trình. Ảnh: Wego. |
![]() |
Khác với các loại khoai lang khác, khoai lang Nhật Bản nổi bật với kết cấu mềm mịn và mùi thơm hấp dẫn. Người Nhật thường nướng khoai trên đá nóng để mỗi miếng cắn ám vị khói cho thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt ở Nhật Bản, du khách nên tìm những gánh hàng rong bán khoai lang với tiếng chuông leng keng của người bán để thưởng thức đúng điệu nhất món ăn vặt này. Ảnh: Oishii. |
![]() |
Mùi hạt dẻ nướng trên than gợi cảm giác hoài cổ và độc đáo của Nhật Bản. Người Nhật có cách riêng để thưởng thức hạt dẻ chứ không giống như các quốc gia khác. Họ đun nhỏ lửa hạt dẻ với nước tương và rượu chuyên dùng để nấu ăn. Không những vậy, hạt dẻ có biến tấu khác khi được hấp chín và dùng với cơm. Ảnh: Wego. |
![]() |
Mùa thu đến cũng là lúc nông dân ở Nhật Bản có những vụ thu hoạch lúa mới. Gia đình nào cũng mong đợi để được ăn những chén cơm trắng từ gạo mùa này bởi độ ẩm và ngọt ở mức hoàn hảo trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm. Cơm trắng cũng là món người Nhật luôn ăn kèm hạt dẻ hấp hoặc nấm Matsutake đắt đỏ. Ảnh: Wego. |
Theo Zing
Món bắp cải tím muối chua có kết cấu giòn, hương vị tươi mới, giúp bạn và gia đình chống ngán trong bữa chính.
" alt=""/>7 thức quà đặc trưng mùa thu Nhật Bản