Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, các công trình xây dựng tiêu thụ đến 36% năng lượng và phát thải ra 39% tổng lượng khí thải CO2. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ đầu tư xây dựng khoảng 3-5% để làm công trình xanh, chi phí vận hành có thể giảm được từ 14-36% từ đó giảm lượng năng lượng tiêu thụ dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính.
Đây chỉ là một trong những lợi ích cơ bản nhất của công trình xanh. Nhưng xa hơn nữa, công trình xanh sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu theo cam kết với cộng đồng quốc tế.
Phát triển biển vững
Từ năm 2015, Liên Hiệp Quốc đã đề ra 17 Mục tiêu cho phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2030. Các mục tiêu này liên kết với nhau nhằm giải quyết những thách thức phát triển lớn mà toàn thế giới phải đối mặt.
Trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra, công trình xanh ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức một cách gián tiếp và trực tiếp cho các mục tiêu này, nhưng tập trung vào 3 mục tiêu cụ thể.
Đó là mục tiêu số 7 về Năng lượng sạch với giá thành hợp lý, mục tiêu số 11 về Các thành phố và cộng đồng bền vững và mục tiêu số 13 Hành động về khí hậu.
![]() |
Công trình xanh đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc |
Cụ thể, việc thiết kế và phát triển các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ là chìa khóa then chốt để đạt được các mục tiêu này. Các thiết kế xây dựng kết hợp cùng việc sử dụng năng lượng ánh sáng hiệu quả sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng năng lượng sử dụng trong công trình.
Công trình xanh cũng sẽ tập trung vào công nghệ hỗ trợ phát triển thành phố xanh và thân thiện hơn với môi trường nhờ các giải pháp phát triển xung quanh phương tiện giao thông công cộng, đồng thời quản lý chặt chẽ việc lãng phí nguồn nước, điện, không khí.
Ngoài ra, công trình xanh còn có những đóng góp gián tiếp cho sự phát triển nhận thức về Mục tiêu phát triển bền vững. Những đóng góp này bao gồm giảm thiểu tiêu thụ, tăng tần suất tái chế, sử dụng và tái sử dụng nguồn nước bền vững, nâng cao chất lượng an ninh và chất lượng công trình, giảm thiểu ảnh hưởng của công trình xây dựng tới môi trường tự nhiên (cả môi trường nước và mặt đất).
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất mà công trình xanh đem lại là làm tăng nhận thức về ảnh hưởng của môi trường xây dựng tới thay đổi khí hậu, hệ thống môi sinh, sức khoẻ và sự phát triển kinh tế cộng đồng.
Đầu tư cho tương lai
Các chủ đầu tư khi nhìn vào công trình xanh chỉ tính toán chi phí đầu tư ban đầu, mà không nghĩ đến ích lợi lâu dài. Thật vậy, công trình xanh không chỉ đem lại các lợi ích về tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, mà còn đem đến lợi ích cho các nhóm khách hàng khác nhau trong công trình từ chủ đầu tư, người sở hữu đến người sử dụng công trình.
Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng khi chất lượng không khí và thông gió được cải thiện, năng suất lao động của con người cũng được cải thiện. Việc thiết kế tối ưu về chiếu sáng tự nhiên và chất lượng tầm nhìn cũng làm tăng sự hài lòng và thoải mái của người sử dụng công trình. Điều này đặc biệt quan trọng vì với hầu hết doanh nghiệp, chi phí cho nhân sự lớn gấp nhiều lần chi phí điện nước hay thuê văn phòng.
![]() |
Vẫn còn khá nhiều ngộ nhận về chi phí đầu tư xây dựng công trình xanh |
Với các công trình xanh là trường học, sự cải thiện còn đem đến nâng cao chất lượng giáo dục, khiến học sinh hứng thú với môi trường học tập để từ đó có sự học hỏi tiến bộ hơn.
Còn với công trình xanh là nhà ở hay khách sạn, một kiến trúc xanh sẽ đem đến cảm giác nghỉ ngơi thoải mái cho người sử dụng, từ đó thúc đẩy quá trình sống, học tập hoặc làm việc hiệu quả hơn.
Nhìn chung, công trình xanh là một giải pháp căn cơ để vừa nhằm đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu nhưng cũng đồng thời mang đến các lợi ích kinh tế, xã hội cộng thêm cho công trình. Nhờ việc giảm chi phí năng lượng, giảm tiêu thụ nước, chất thải và các tác động môi trường tiêu cực khác, công trình xanh đem lại môi trường sống thân thiện cho sức khỏe của người sử dụng.
Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng công trình xanh vẫn còn vấp phải nhiều rào cản từ nhận thức, kỹ thuật, chính sách, nguồn vốn… mà rất cần có những tổng kết, đánh giá, đề xuất chính sách phát triển cho phù hợp trong bối cảnh bùng nổ chung cư, trung tâm thương mại như hiện nay.
Phương Nguyễn
Đây là những công trình cần được nhân rộng, trong bối cảnh yêu cầu về tiết kiệm năng lượng đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho sự phát triển của ngành điện nước ta.
" alt=""/>Vì sao phải đầu tư xây dựng công trình xanh?![]() |
Bé gái chào đời khỏe mạnh, nặng 2,6kg được chuyển về Khoa Nhi chăm sóc - Ảnh: Đ.Thanh |
Những giờ đầu đời, trẻ được điều dưỡng Khoa Nhi vắt sữa cho uống. Sau đó 1 ngày, cô ruột của bé đã tới bệnh viện để chăm sóc. Ở lại viện một thời gian, em bé và người cô chuyển về một khu cách ly tập trung tại Bắc Ninh để tiếp tục theo dõi trước khi về nhà. Bé có đủ số lần xét nghiệm âm tính khi rời bệnh viện.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, sản phụ K. tiếp tục thở máy, đồng thời được can thiệp lọc máu, cho thở theo chế độ phổi nghỉ. Do tổn thương phổi có bội nhiễm vi khuẩn, việc chăm sóc hô hấp cho người bệnh kéo dài hơn các trường hợp thở máy thông thường.
“Sau khoảng 2 tuần, tiên lượng cai máy thở vẫn rất khó khăn do tình trạng bội nhiễm. Chúng tôi quyết định thực hiện mở khí quản cho bệnh nhân để chăm sóc hô hấp dễ dàng hơn. Kết quả, bệnh nhân bỏ được ống nội khí quản sau đó 1 tuần, phải thở máy khoảng 3 tuần”, bác sĩ Kiên thông tin.
Giải thích về lý do sản phụ không mắc bệnh nền nhưng vẫn diễn tiến rất nặng, nam bác sĩ phân tích, chủng mới của virus SARS-CoV-2 làm suy giảm miễn dịch rất nhanh, số lượng tế bào miễn dịch thấp, dễ gây bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, bản thân cơ địa bầu là yếu tố gây suy giảm miễn dịch, khiến tình trạng bệnh nặng lên.
Sau xuất viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục cách ly tại nhà và lấy mẫu theo quy định. Bác sĩ Kiên cho biết, về nguyên tắc, bệnh nhân chưa được gặp con cho tới khi kết thúc thời gian cách ly. Trong vòng 1 tháng đầu từ khi ra viện, người mẹ cũng được khuyến cáo không nên cho trẻ bú sữa vì thời gian điều trị đã sử dụng khá nhiều thuốc kháng sinh.
Nguyễn Liên
Những giọt sữa đầu tiên nuôi lớn bé là từ các nữ điều dưỡng Khoa Nhi, những người cũng đang bỏ lại con chỉ mới 6,7 tháng tuổi để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
" alt=""/>Sản phụ mắc CovidÔng Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vừa có buổi làm việc với Công ty Điện lực Lâm Đồng về công tác sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của đơn vị.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Công ty Điện lực (PC) Lâm Đồng Thái Đắc Toàn cho biết, 10 tháng qua, công ty đã đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Lâm Đồng, không điều hòa tiết giảm phụ tải. Điện thương phẩm 10 tháng đầu năm 2020 đạt 1,16 tỷ kWh, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2019. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, điện thương phẩm thực hiện năm 2020 là 1,39 tỷ kWh, đạt gần 97% kế hoạch được giao.
10 tháng qua, toàn tỉnh tiết kiệm 26,85 triệu kWh điện, tăng 25,36% với một năm trước đó, đạt 2,31% sản lượng điện thương phẩm. Công ty có 263 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt là 17.001kWp.
Về đầu tư xây dựng lưới điện phân phối, giai đoạn 2016-2020, công ty đã thực hiện đầu tư 203km đường dây hạ thế, 352km đường dây trung thế, 67MVA dung lượng trạm biến áp với tổng giá trị thực hiện trên 277 tỷ đồng.
Trong năm 2020, số vốn đầu tư của công ty là 123,6 tỷ đồng, trong đó triển khai 12 công trình cấp điện để chống quá tải các phụ tải tưới tiêu, 11 công trình phát triển lưới điện trung hạ thế tại các khu vực nông thôn, 12 công trình xóa hộ câu phụ cho khoảng 5.200 hộ câu phụ sau điện kế.
Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm đánh giá "điểm sáng" của PC Lâm Đồng là triển khai tốt công tác tiết kiệm điện. Công ty đã rất chủ động, tích cực tham gia vào chương trình tiết kiệm điện của Bộ Công Thương, EVN, nhất là các chương trình tiết kiệm điện trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Võ Quang Lâm đề nghị thời gian tới, PC Lâm Đồng cần tiếp tục phát huy, triển khai có hiệu quả hơn nữa, để các chương trình tiết kiệm điện được lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi trong cộng đồng.
Hải Lam
Chỉ riêng tháng 10, Cà Mau tiết kiệm được 3,052 triệu kWh điện, đạt 2,38% sản lượng điện thương phẩm.
" alt=""/>10 tháng đầu năm, Lâm Đồng tiết kiệm 26,85 triệu kWh điện