Là người đầu tiên trong top 3 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 thi quốc tế, Bảo Ngọc khẳng định: "Khi biết mình đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Liên lục địa 2022, tôi nghĩ đây là cơ hội mình phải nắm lấy. Đây có thể là một bước đệm, một con đường cho tôi phát triển. Nếu không đạt thành tích cao tại đấu trường này, tôi vẫn còn một con đường dài phía trước. Tôi tâm sự với ê-kíp rằng không muốn dừng lại ở Hoa hậu Liên lục địa 2022 mà sẽ liên tục trau dồi, rèn luyện để trở thành một chiến binh thực thụ, sẵn sàng chinh phục mọi cơ hội".
Trả lời cho câu hỏi "Có đáng tiếc không khi Bảo Ngọc không thi các cuộc thi sắc đẹp nằm trong top 6 lớn nhất thế giới?", đại diện đơn bị nắm bản quyền cho biết: "Niềm tin dành cho Bảo Ngọc không gói gọn trong một cuộc thi nhan sắc. Nhìn Ngọc, tôi nhớ đến Trương Tử Lâm khi cảm nhận được hào quang, năng lượng tỏa ra từ chính bản thân bạn. Với các cô gái như Bảo Ngọc, khi có ước mơ, năng lực và động viên thì cô ấy sẽ làm được rất nhiều thứ. Nếu không đăng quang cao nhất tại cuộc thi nhan sắc, tôi tin Ngọc sẽ đăng quang ở nhiều nền tảng khác trong mảng giải trí rộng lớn này".
Về vấn đề ngoại ngữ, Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 nhận định tiếng Anh chỉ là phương tiện cho cô kết nối, giao lưu cùng ban tổ chức và các thí sinh khác. "Không chỉ tiếng Anh, tôi có nhiều vốn liếng khác để mang đến cuộc thi lần này. Với đam mê đi phượt, tôi tích lũy cho mình nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và lan tỏa nó tại Hoa hậu Liên lục địa 2022", Bảo Ngọc tự tin chia sẻ.
Đương kim Miss Intercontinental 2021 Cinderella Faye Obeñita dành lời khen cho đại diện Việt Nam - Bảo Ngọc với tinh thần sẵn sàng chiến đấu. "Tôi đã dành cả ngày bên cạnh Ngọc và cảm nhận cô ấy tự tin, thoải mái chiến đấu chứ không hề căng thẳng. Do đó, các khán giả Việt Nam hãy ủng hộ cô ấy thay vì nói những lời tiêu cực. Đó là điều cô ấy cần khi chinh chiến tại Hoa hậu Liên lục địa 2022. Cuộc thi như một cuộc chạy marathon khi kéo dài đến 1 tháng, có thể khiến đại diện Việt Nam mất năng lượng nhưng chính sự ủng hộ của các bạn có thể giúp cô ấy tiếp tục cố gắng và giành vương miện về cho đất nước", Cinderella Faye Obeñita bật mí.
Cinderella Faye Obeñita còn nói thêm về tiêu chí cuộc thi: "Cuộc thi có tuổi đời 50 năm. Do đó, hoa hậu phải là cô gái đủ sức để quảng bá hình ảnh cuộc thi, đồng thời có sự hiểu biết về các châu lục bên cạnh kiến thức về đất nước của riêng họ. Ngoài ra, cuộc thi cũng tìm kiếm cô gái có sự quyết đoán, cá tính mạnh mẽ để có thể thể hiện những suy nghĩ đến với mọi người".
Ông Lê Văn Công - cha ruột Bảo Ngọc - nhận xét con gái trưởng thành hơn. Ông chia sẻ: "Hai năm trước, khi Ngọc tham gia cuộc thi sắc đẹp, gia đình vô cùng lo lắng nên luôn nhắn tin hỏi thăm. Bây giờ nhìn lại, Ngọc vững vàng và trưởng thành nên tôi cũng không còn phải lo lắng nhiều về con". Đáp lại, Bảo Ngọc mong gia đình hãy luôn tin tưởng, bởi cô "sẽ luôn mang những gì tốt đẹp nhất về cho gia đình".
Trang phục văn hóa dân tộc của Bảo Ngọc tại Hoa hậu Liên lục địa 2022 sẽ được ê-kíp lựa chọn dựa trên các bài thiết kế dự thi tại Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022. Do thời gian chuẩn bị gấp rút, ê-kíp quyết định tận dụng tài năng, chất xám của các nhà thiết kế trẻ nhưng vẫn mang nét đặc sắc cho Bảo Ngọc tự tin thể hiện tại cuộc thi.
Để tránh lặp lại sự cố bị hải quan giữ trang phục vì nhầm tưởng buôn lậu như trường hợp của Trần Hoàng Ái Nhi tại Hoa hậu Liên lục địa 2021, ê-kíp Bảo Ngọc tiết lộ chỉ xếp đồ như đi du lịch bình thường, không cẩn thận đóng gói tỉ mỉ như lần trước. Ngoài ra, cuộc thi năm nay còn có tiệc dành cho các đơn vị giữ bản quyền tại các quốc gia gặp gỡ, giao lưu, nên đây đồng thời là cơ hội cho ê-kíp đồng hành giúp đỡ Bảo Ngọc trong trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Trúc Thy
" alt=""/>Á hậu Bảo Ngọc catwalk gánh bánh tét với đầm dạ hộirao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho biết "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn đã có hành vi lừa đảo một số giảng viên của học viện. Không chỉ đối với PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí mà còn cả một số cán bộ, giảng viên khác.
Ông Nam cho biết qua tìm hiểu, Tạp chí Chống tham nhũng mà ông Lê Hoàng Anh Tuấn nhận là Tổng biên tập không phải là một tạp chí khoa học. Những tạp chí dạng này ở nước ngoài được cấp phép rất dễ.
Tuy nhiên, từ số thứ 2, 3... trở đi, tạp chí này hoàn toàn không xuất bản mà được "nhà báo quốc tế" làm giả bằng cách rất đơn giản là photo và chế bản tại Việt Nam.
“Ông Tuấn lấy bìa của tạp chí, photo rồi ghép với bài của các giảng viên và bảo tạp chí đã đăng tải. Rồi ông Tuấn nói các giảng viên cứ đăng ký với nhà trường và các nơi. Vì vậy mà giảng viên cũng nhầm tưởng là thật”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, các giảng viên của Học viện chỉ gửi bản thảo bằng Tiếng Việt, còn việc dịch sang Tiếng Anh thì "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn nhận làm.
"Thông thường, các bài báo để được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín phải thông qua các hội đồng và việc xuất bản sẽ phải mất chi phí không dưới 2.000 euro. Nhưng đằng này, các bài báo mà các giảng viên được đăng trên tạp chí giả này hầu như không mất chi phí gì đáng kể. Cô Hằng cũng chia sẻ do nhầm lẫn chứ cũng không chủ ý. Bởi nó dễ, đơn giản, nhẹ nhàng nên anh em tưởng thật. Phải nói đây là một cú lừa ngoạn mục, rất tinh vi”, ông Nam nói.
Ông Nam cho biết theo thông tin từ Thư viện Quốc gia Séc, trên hệ thống tra cứu tài liệu, riêng Viện trưởng Viện Báo chí Đỗ Thị Thu Hằng có 5 bài đăng và 3 giảng viên báo chí khác mỗi người được đăng 1 bài.
![]() |
"Nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn |
Theo ông Nam, chủ trương mới của Bộ GD-ĐT đặt ra là người hướng dẫn khoa học và ngay cả nghiên cứu sinh cũng phải có bài báo quốc tế mới đủ tiêu chuẩn. Do đó, Học viện cũng đang hợp tác với nhiều viện nghiên cứu, cơ quan báo chí nước ngoài để các giảng viên có thêm cơ hội đăng bài báo quốc tế.
Trong bối cảnh đó, các giảng viên đã gửi bài với mong muốn được đăng bởi Tạp chí Chống tham nhũng được xuất bản ở Séc.
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù tên tạp chí là Chống tham nhũng nhưng những bài báo khoa học của các giảng viên gửi đi đều không liên quan gì đến đề tài này.
Có thực sự giảng viên bị lừa?
Trong khi đó, một nghiên cứu sinh báo chí tại nước ngoài lại cho rằng mọi việc không như ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nắm được.
Qua tìm hiểu, tạp chí Chống tham nhũng này xuất bản từ đầu năm 2018 tới tận tháng 4/2019. Cụ thể, tạp chí này xuất bản 9 số trong năm 2018, 4 số trong năm 2019. Lần cuối xuất bản là 30/4/2019. Không phải photo, ghép bìa gì hết, mà in ra cả tập, đóng quyển.
“Đây là một tạp chí không hề có uy tín, đúng hơn là tạp chí tự in tự khen. Thư viện lưu vì họ tự mang đến và đăng ký nộp cho thư viện theo diện lưu chiểu. Những gì in ra ở Séc thì được gửi nộp thư viện. Tuy nhiên, chỉ là nộp lưu kho, chứ không có trong phòng đọc, phòng mượn. Thư viện không có trách nhiệm kiểm soát nội dung. Lưu chiểu được áp dụng cho các ấn phẩm in ở Séc, do người Séc viết, hoặc là viết về Séc. Không có quản lý xuất bản in ấn như của nước ta. Tạp chí này do thị trường điều chỉnh, còn tiền còn in, hết tiền thì thôi. Chứ không cần các điều kiện như ở mình”.
"Một bộ phận giảng viên đại học hiện nay yếu"
Chia sẻ với VietNamNet, ông Phạm Hiệp, một thành viên tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cho hay ở một số nước, với vai trò quản lý, nếu có đơn vị gửi thì thư viện sẽ nhận thông tin. Tuy nhiên, họ sẽ không nói rằng chỉ mục này để xác nhận thẩm định chất lượng mà chỉ để xác nhận là có thông tin đó. Tạp chí này cũng có thể rơi vào trường hợp như vậy.
"Ở các nước và xã hội phương Tây quản lý bằng hậu kiểm. Việc có tên trên hệ thống tra cứu tài liệu của thư viện thực chất chỉ có nghĩa là lưu trữ thông tin, xác nhận đã có một thông tin như vậy xuất hiện, mang tính chất ghi nhận.
Chuyện đó là hết sức bình thường. Đôi khi có một số những chỉ mục để xác định, đánh giá chất lượng thì khắt khe hơn. Nhưng cũng có chỉ mục với một số trường hợp là để lưu trữ thông tin khoa học. Thường như ở nước ta, các nhà khoa học sẽ làm việc với các tạp chí và các tạp chí làm việc với các nhà xuất bản. Các tạp chí làm việc như thế nào với nhà xuất bản là việc của họ, việc của chúng ta là chỉ chọn tạp chí. Trường hợp "nhà báo quốc tế", có thể ông Tuấn này đóng vai là tổng biên tập của tạp chí thì sẽ làm việc trực tiếp với các đơn vị", ông Hiệp phân tích.
Theo ông Hiệp, thông thường hiện nay các đơn vị lưu trữ đều có hệ thống online. Với những bài viết làm đúng quy trình thì có khi chỉ 5-10 ngày đã có thể xuất hiện trên mạng theo hình thức, định dạng chuẩn. Và như vậy các giảng viên hay bất kỳ ai có thể tra cứu tài liệu đó.
"Có thể ở đây các giảng viên bị lẫn lộn giữa chỉ mục đánh giá chất lượng và chỉ mục lưu trữ thông tin", ông Hiệp nói.
"Tuy nhiên, việc này cũng là bình thường. Bởi khi có bất cứ công trình khoa học nào mình đều cố gắng đưa lên, kể cả khi bài chưa tốt thì mình cũng cần đăng ở các nơi có chỉ mục để việc lưu trữ được dễ dàng".
Một tiến sĩ cũng trong giới nghiên cứu thì cho rằng xác định tạp chí nào uy tín không phải là việc quá khó. Và với tầm giảng viên đại học, đã nghiên cứu khoa học thì việc đánh giá mức độ uy tín của các tạp chí là một trong những tiêu chí hàng đầu.
Tuy nhiên, theo vị này, việc xảy ra đối với các giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với ông không quá bất ngờ.
"Bởi thực tế một bộ phận giảng viên đại học của chúng ta hiện nay yếu, thậm chí không có được kỹ năng này. Với lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, có mức độ hội nhập quốc tế cao hơn nên nhìn chung giảng viên, nghiên cứu sinh biết cách phân biệt chất lượng tạp chí chuẩn xác hơn. Lĩnh vực khoa học xã hội thì điều này khó hơn. Đây cũng là câu chuyện chung từ bao năm nay".
Theo vị này, những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa ra thêm những điều kiện về bài báo quốc tế, nhưng vẫn cần có thêm các chương trình, tài liệu hỗ trợ khả năng đánh giá, lựa chọn các tạp chí ưu tiên.
Do đó, vị này cho rằng trong chương trình đào tạo của lĩnh vực khoa học xã hội, cần có thêm những buổi dạy cách đánh giá, xem xét mức độ uy tín của các tạp chí...
Thanh Hùng
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã kiểm điểm, phê bình Viện trưởng Viện Báo chí - về việc kết nối làm việc, đăng tải bài báo với “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn mà không xác minh.
" alt=""/>Giảng viên báo chí bị 'nhà báo quốc tế” qua mặt ra sao?