Trường trung học Triều Tiên Tokyocó khoảng 650 học sinh và là một trong 10 ngôi trường trung học tại Nhật Bản cóquan hệ lâu dài với Triều Tiên.
Trong khi hầu hết học sinh đượcsinh ra tại Nhật Bản, tổ tiên của họ đã được đưa tới đây khi Triều Tiên là mộtthuộc địa của Nhật.
Hiệu trưởng nhà trường, Gil-ungShin rất cởi mở khi nói về mối quan hệ giữa ngôi trường với Triều Tiên. "Triều Tiên đã hỗ trợ tài chính cho chúng tôi trong nhiều năm qua,gửi tiền và sách giáo khoa."
Theo một bài báo năm 2010, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã thông qua luật trợ cấp học phí cho tất cảcác học sinh trung học, nhưng cho đến nay khoảng 2.000 học sinh tại các trườnghọc ủng hộ Triều Tiên vẫn nằm ngoài danh sách này.
Nguyên nhân của việc này tới từvụ Triều Tiên bắt cóc các công dân Nhật Bản vào giữa những thập niên 70, 80 củathế kỷ trước, một vấn đề mà Bình Nhưỡng xem xét giải quyết nhưng chính phủ NhậtBản vẫn đòi hỏi câu trả lời thuyết phục hơn.
Hiệu trưởng Shin nói rằng, các họcsinh của ông được dạy về những vụ bắt cóc và biết tại sao họ không được trợ cấp.
Ngôi trường cũng tổ chức cácchuyến du lịch tới Bình Nhưỡng hàng năm và một số học sinh trong trường đã bậtcười khi ai đó nghĩ rằng họ đang được huấn luyện để trở thành những điệp viên.
"Mọi người nói rằng chúng tôiđang bị tẩy não. Không sao, chúng tôi chỉ muốn học tập văn hóa và ngôn ngữ TriềuTiên, Kyong Rae Ha, 17 tuổi nói.
Sang Yong Lee, một học sinh khác,cũng khẳng định: "Không, tôi không được đào tạo để trở thành một gián điệp. Đâychỉ là một nơi mà tôi có thể thể hiện niềm tự hào của tôi khi là một công dânTriều Tiên sống tại Nhật Bản."
Sầm Hoa(Theo CNN)
" alt=""/>Bên trong trường học Triều Tiên tại Nhật BảnDiễn đàn lần này với chủ đề, “Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam: Xu thế tất yếu hay trào lưu nhất thời?”. Các đại biểu sẽ thảo luận xung quanh việc làm thế nào để có thể thực hiện chuyển đổi số báo chí, chuyển đổi theo hướng nào, bài toán kinh phí, công nghệ sẽ được giải ra sao…
Mở đầu diễn đàn, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chia sẻ:“Từ đầu đến năm nay, chuyển đổi số báo chí đã trở thành chủ đề rất nóng. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề này. Sự quan tâm của các cơ quan báo chí càng ngày càng tăng, rõ ràng là chúng ta không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số của cả nước. Nếu không muốn mất độc giả, khán thính giả và quan trọng hơn nếu không đi theo lộ trình này, chúng ta sẽ không thực hiện được sứ mệnh của mình là đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với những độc giả, trong nước và quốc tế".
Ông Minh mong muốn, chuyển đổi số báo chí không chỉ là trào lưu mới mà phải được lan toả, triển khai đến các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Trong phần tham luận về thực trạng chuyển đổi số báo chí Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo điện tử VietNamNet cho biết, vào năm 2018, báo điện tử VietNamNet được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ trở thành một cơ quan báo chí đi đầu về chuyển đổi số.
Ông Tuấn thừa nhận sự khởi đầu là rất khó khăn vì công ty công nghệ lớn không mặn mà với việc hợp tác với báo chí, hoặc đưa ra mức giá đề nghị quá cao. Cho đến nay, đây vẫn là một vấn đề lớn đối với các cơ quan báo chí nói chung. Do tại Việt Nam, các công ty công nghệ chuyên sâu về lĩnh vực báo chí vẫn không nhiều.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, các cơ quan báo chí thường rất hào hứng với “chuyển đổi”, song khi đến phần “số” thì vấp phải nhiều khó khăn do xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số rất phức tạp và đắt đỏ. Dù khó khăn, nhưng chuyển đổi số là con đường không thể khác để phát triển báo chí.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người Lao Động nhấn mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu. “Không chuyển đổi số sẽ chết”.
Còn nhà báo Lê Quang Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Quốc hội cho rằng chuyển đổi số "rất đắt đỏ". Và với cơ chế hiện nay, nhiều đơn vị báo chí không dễ làm. "Nếu làm phần cứng thì dễ, nhưng phần mềm rất khó”.
Ông Phạm Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam mong muốn lãnh đạo Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo và các bộ, ngành có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa với lãnh đạo Đảng và nhà nước, để được đầu tư toàn diện cho báo chí kể cả về công nghệ và chi phí sản xuất nội dung…
Lê Dương
" alt=""/>Diễn đàn chuyển đổi số trong cơ quan báo chí tại Thanh HóaHai anh em Bảo - Huy sinh ra trong một gia đình đông con có hoàn cảnh khó khăn. Để mưu sinh và chăm sóc người cha bị tai biến liệt giường, hai anh đã lăn lộn đủ nghề vất vả. Cách đây ít lâu, anh Huy vay mượn người quen chút tiền làm vốn để buôn bán nội thất cho một số công trình trên địa bàn tỉnh. Quốc Bảo đi theo anh trai để thi công.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 16/7/2024, khi đang làm việc tại một nhà hàng chuẩn bị khai trương ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, bình gas trong nhà phát nổ. Hậu quả, cả hai anh em bị bỏng nặng toàn thân, bất tỉnh, được người dân đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, bác sĩ đã chuyển cả hai đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội). Tại đây, anh Bảo được xác định bỏng 70% diện tích cơ thể. Anh Huy nghiêm trọng hơn khi bỏng đến 97%. Đặc biệt, các vết bỏng sâu độ II gây tổn thương nội tạng trên cơ thể.
Bác sĩ đã dốc lòng tìm đủ mọi cách cứu chữa cho hai anh em. Toàn bộ phần da trên cơ thể anh Huy bị tuột, tổn thương các cơ quan nội tạng rất nặng. Anh phải mổ khí quản, đồng thời duy trì sự sống bằng việc ăn uống qua ống xông.
Đối với trường hợp anh Bảo, bác sĩ cho truyền thuốc tại phòng hồi sức tích cực. Điều đáng lo ngại là cả 2 đều không có bảo hiểm y tế, toàn bộ viện phí gia đình phải tự túc. Trung bình tiền thuốc cần thanh toán lên tới 30 triệu đồng/ngày.
Đây là con số quá lớn vượt ngoài khả năng lo liệu của gia đình. Bấy lâu nay, anh Bảo vốn là trụ cột kinh tế của cả nhà. Vợ lần lượt sinh 3 người con, nay đang mang thai con út ở tháng thứ 8, không thể đi làm kiếm tiền. Dù vậy, chị vẫn gửi các con cho họ hàng trông nom rồi vào bệnh viện chăm sóc chồng.
Trong khi đó, anh Huy cũng đang nuôi 4 người con ở độ tuổi đi học. Vợ anh là lao động tự do, thu nhập bất bênh. Số tiền vay để làm ăn chưa trả được thì nay đã gặp hoạ, chị hết sức lo lắng vì chẳng vay thêm được nữa để cứu chồng.
Chỉ trong vòng 1 tuần, gia đình đã chi trả hơn 300 triệu đồng cho hai anh em, đều là vay mượn người thân, bạn bè. "Có người tốt lắm, đưa tiền bảo cho chứ không cần trả, nhưng thật sự chúng tôi đang cần rất nhiều tiền để chạy chữa. Điện thoại, giấy tờ tuỳ thân, thẻ ngân hàng đã cháy hết, nhà cửa rối bời, tôi vẫn chưa biết làm cách nào xoay xở", chị Trâm chia sẻ.
Dự kiến, thời gian điều trị của hai anh em Bảo - Huy sẽ còn kéo dài vì tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, khi có tiến triển, anh Huy vẫn cần lọc máu tích cực mới giữ được tính mạng. Do đó, chi phí chạy chữa sắp tới là gánh nặng cực lớn, trực tiếp đe doạ đến mạng sống của cả hai.
Phòng CTXH bệnh viện xác nhận: Hai anh em Dương Quốc Bảo và Dương Quốc Huy bị bỏng ga rất nặng, hiện đang được theo dõi ở phòng cấp cứu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, cả hai bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế nên chi phí càng thêm tốn kém.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Quất Lưu thông tin: Vụ nổ ga vừa qua ở phường Khai Quang khiến hai anh em ruột Dương Quốc Bảo và Dương Quốc Huy bị bỏng nặng. Hai người là công dân địa phương, lao động chính trong nhà, nuôi con nhỏ. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ nhưng chưa thấm vào đâu. Rất mong báo chí và các đơn vị kêu gọi cộng đồng cùng chung tay, giúp đỡ cho các nạn nhân có thêm điều kiện chữa bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Ngọc Trâm (vợ anh Bảo), thôn Phổ, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0971840161 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.203 (anh em Bảo - Huy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |