Hai năm trước, vợ chồng tôi hào hứng tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ mừng 1 năm ngày cưới. Với tôi, được quây quần bên gia đình, cười nói và chia sẻ những câu chuyện thường ngày là điều tuyệt vời nhất.
Bố mẹ tôi có hai người con. Sau khi sinh anh trai, mẹ có thêm một lần mang thai nhưng bị sảy. Mãi 12 năm sau, bố mẹ mới có thêm tôi.
Anh trai yêu thương tôi lắm. Anh thi đỗ đại học, rồi lên thành phố. Tôi rất tự hào về anh. Sau này, anh may mắn lấy được người vợ tháo vát. Chị dâu cũng là người khéo léo, duyên dáng, ứng xử tốt với nhà chồng.
Khi vợ chồng tôi tổ chức tiệc mừng 1 năm ngày cưới, ai cũng vui vẻ và tặng chúng tôi những món quà đặc biệt. Nhưng người khiến tôi bất ngờ nhất là chị dâu. Món quà chị tặng là 1 chiếc vòng cổ bằng vàng.
Tôi nhớ, chị dâu đã ghé sát vào tai tôi và nói: "Suốt nhiều năm qua em đã giúp đỡ anh chị nhiều. Đây là một chút tấm lòng của vợ chồng chị. Em nhận nhé".
Lúc trước, khi tôi học đại học, anh chị đã sinh con đầu lòng. Tôi ở cùng và giúp đỡ anh chị việc trong nhà, trông cháu. Mỗi lần cháu ốm đau đi viện, tôi luôn ở bên anh chị. Anh chị bận, tôi đưa đón cháu đi học.
Tuy vậy, tôi chưa bao giờ kể công hay coi sự giúp đỡ này cần phải trả ơn.
Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng tình cảm gắn bó giữa chúng tôi cứ dần lớn lên sau những chuyện trong gia đình như vậy. Tôi rất vui về điều đó. Món quà đặc biệt lần này của chị dâu khiến tôi rất bất ngờ và cảm động.
Sau tiệc, tôi cất chiếc vòng cẩn thận. Thỉnh thoảng có sự kiện gì đó, tôi lấy ra đeo. Năm ngoái, do cần tiền mua nhà, tôi đã đem chiếc vòng vàng đi bán.
Chủ cửa hàng kiểm tra hồi lâu, sau đó khẳng định chiếc vòng là vàng giả. Tôi không tin vào những gì mình nghe được. Tôi mang chiếc vòng đến 3 cửa hàng khác nhau và nhân viên tại đó đều khẳng định như vậy.
Tôi sững sờ, không hiểu tại sao chị dâu lại tặng mình món đồ như thế. Tôi giận dỗi, gọi điện cho chị để hỏi lại cho rõ.
Hóa ra chiếc vòng không phải là chị dâu mua mà là món quà của một người bạn tặng chị. Vì chiếc vòng không hợp với mình nên chị tặng lại cho tôi. Chuyện vàng thật, giả thì bản thân chị cũng không hề biết.
Sau khi nghe lời giải thích của chị, những nghi ngờ trong lòng tôi dần tiêu tan. Có lẽ đây chỉ là chuyện hiểu nhầm. Tôi tự trách mình hơi vội vàng, nghi oan cho chị. Tình cảm của chị dành cho tôi mới là thứ đáng quý.
Dù chiếc vòng cổ không có giá trị vật chất, nhưng nó là kỷ niệm đẹp về tình cảm và sự gắn kết mà tôi đã nhận được từ chị dâu.
Giờ đây, mỗi khi nhìn chiếc vòng, tôi không chỉ thấy đó là một món trang sức, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương, sự tha thứ và bài học quý giá về cuộc sống.
Trong ký ức của ông Nguyễn Văn Ngó, cậu mình – ông Vũ Văn Bốn là một người lính du kích gan dạ. “Ngày đó, ban ngày thôn Đông Viên do địch quản lý. Cậu tôi thường xuyên hoạt động du kích vào ban đêm.
Năm 1952, cậu tôi bị bắt và bị giam giữ lần lượt ở bốt Tây Đằng, bốt Trung Hà, rồi bị đưa vào nhà tù Hỏa Lò. Đến năm 1954, cậu bị bắt xuống tàu đi vào Nam. Năm ấy, tôi mới 14 tuổi”, ông Ngó chia sẻ.
Ngày ấy, thôn Đông Viên có rất nhiều gia đình tham gia kháng chiến chống Pháp. Cậu Vũ Văn Bốn của ông là một trong những người lính du kích bị địch bắt và tra tấn giữa làng.
Ấn tượng của ông Ngó về cậu Bốn là người đàn ông có khuôn mặt trái xoan, dáng người cao ráo và rất giống hai người anh là ông Năm và ông Sáu.
Ngày ông Bốn đi, cụ Vũ Văn Thai đã mất. Ngày giỗ bố là thứ duy nhất mà ông mang theo mình, và cũng là sợi dây duy nhất kết nối ông với cội nguồn, dòng tộc.
Năm 1967, cụ bà mất. Ông Bốn ở trong Nam, không biết ngày giỗ mẹ.
Người chồng, người cha không có quá khứ
Trong ký ức của bà Nguyễn Thị Năm và các con, những gì họ được biết về cuộc đời ông Bốn bắt đầu từ năm 1962.
Tám năm sau ngày rời đất Bắc, ông Bốn sống bằng nghề thợ mộc ở thị xã Phan Thiết (nay là TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Ở đây, ông yêu và cưới bà Năm. Năm đó, ông Bốn 32 tuổi.
Cuộc sống hôn nhân mới được vài tháng thì ông bị bắt vào Sài Gòn đi lính.
Ông Ngó kể, vào năm 1964, gia đình có nhận được một lá thư rất ngắn của ông Bốn, thông báo rằng ông đang ở Sài Gòn. Ngoài ra, không có thông tin gì khác.
Sau 6 - 7 năm, ông trở về Phan Thiết, làm nghề mộc được một thời gian thì đất nước thống nhất.
Mấy chục năm sống cùng vợ con, cùng nhau khai hoang, làm rẫy, ông gần như không bao giờ kể với họ về gia đình ngoài Bắc. Thậm chí, ông nói với bà Năm rằng ngoài kia ông từng có vợ con.
Không ai hiểu tại sao ông lại nói như vậy. Chỉ có ông Ngó nghi hoặc lý giải điều đó bằng câu chuyện hẹn ước của cậu mình với một người con gái cũng tên là Bốn.
“Ngày cậu tôi đi du kích, có yêu một người con gái tên là Phan Thị Bốn. Hai ông bà hẹn ước sẽ lấy nhau. Nhưng chưa lấy được nhau thì cậu tôi bị bắt. Ngày cậu tôi bị giam giữ ở Hỏa Lò, bà Bốn đi lấy chồng khác.
Trong 2 năm cậu tôi ở tù, người làng thi thoảng cũng liên lạc được với cậu. Có lẽ cậu cũng biết bà Bốn đã đi lấy chồng”.
Ao ước về quê chưa thành
Trong ký ức của chị Vũ Thị Hằng - con gái ông Bốn, cha chị là người chịu thương chịu khó và yêu chiều vợ con. Ông không ngại ngần việc nhà, giặt giũ, phơi đồ cho vợ, việc nào ông cũng xắn tay làm.
Sau khi ông mất, đống củi khô ông tích trữ vẫn còn đầy bồ. Đống củi được sắp xếp gọn gàng như đúng tính cách cẩn thận của ông dù nhà đã không còn dùng bếp củi nữa.
“Khi còn sống, thi thoảng, ba lại ao ước trúng tờ vé số để có tiền về Bắc thăm họ hàng” – chị Hằng kể.
Ông bảo, xa quê đã mấy chục năm, khi về phải có gì đó cho nội ngoại, bà con, về tay không không được. “Ba nói, đã đi rồi, về phải huy hoàng”.
Cũng vì lẽ ấy mà mấy chục năm ông không dám về nhà. Bây giờ, mỗi khi nhớ về cha, chị Hằng lại nhớ những lần ông à ơi ru cháu điệu hát ru miền Bắc: “Con cò bay lả bay la…”.
Cuộc hội ngộ Bắc - Nam
Từ nhiều năm về trước, ông Nguyễn Văn Ngó đã liên hệ với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly(NCHCCCL) để tìm người cậu Vũ Văn Bốn, thất lạc từ năm 1954.
Ê kíp chương trình đã rà soát sơ bộ những địa phương có cộng đồng người Bắc di cư vào Nam trong 2 năm 1954-1955 nhưng không tìm ra.
Ê kíp cũng nhận định, ông bị người Pháp dẫn đi nên ít có khả năng ông sống cùng những cộng đồng đó. Ông đi một mình, không có người thân, gia đình nên khả năng cao ông không giữ tên họ cũ.
NCHCCCL đã đăng tin tìm ông trên website của chương trình từ thời điểm đó với hy vọng thân nhân hoặc người quen của ông nhận ra và liên hệ lại.
Một chàng trai xưng tên Mang Vũ Hậu đã gọi điện tới chương trình, nói anh quan tâm đến hồ sơ của ông Vũ Văn Bốn.
Anh Hậu cho biết, ông ngoại anh có tên gần giống, Vũ Văn Bôn - cái tên mà ông Bốn sử dụng sau khi rời quê, cũng là người gốc Bắc vào Nam năm 1954 và hiện gia đình anh không có liên lạc với gốc gác ngoài Bắc.
Khi so sánh thông tin hai bên cung cấp, ê kíp thấy trùng khớp 50%. Xác minh sâu hơn các thông tin còn thiếu, ê kíp thấy khớp dần từng chi tiết nên quyết định đi đến bước cuối cùng là tiến hành xét nghiệm ADN.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, đại diện hai bên gia đình có quan hệ ruột thịt với nhau.
Trên sân khấu của NCHCCCL, ông Nguyễn Văn Ngó bật khóc nức nở khi được ôm những người em, người cháu lần đầu ông biết mặt. Cả hai đại gia đình - một bên Hà Nội, một bên Bình Thuận - vỡ òa cảm xúc.
Từ nay, họ sẽ không còn phải đau đáu về một người anh, người cậu bặt vô âm tín. Những người con, người cháu ở TP Phan Thiết cũng không còn băn khoăn về tổ tiên, nguồn cội của mình.
Sau cuộc hội ngộ trên sân khấu, đại gia đình ở phía Nam đã bay ra Hà Nội, về thăm quê cha. Thôn Đông Viên lại chứng kiến cuộc đoàn tụ Bắc - Nam sau 70 năm đại gia đình chia đôi ngày giỗ.
Haylentieng.vn là website chính thức của chương trình NCHCCCL - nơi lưu giữ thông tin của 20.000 trường hợp thất lạc, đang chờ tìm được thân nhân. Quý độc giả có thể tra cứu thông tin về người thân bị thất lạc bằng cách gõ tên, năm sinh, quê quán,... Hệ thống dữ liệu sẽ hiển thị những trường hợp có thông tin gần nhất với những từ khóa độc giả tìm kiếm.
" alt=""/>Hai đại gia đình Bắc Nam đoàn tụ khi nhận kết quả ADN sau 70 năm cách biệtKhi mẹ cô qua đời vào tháng 11 năm ngoái, Cecilia Chan, giáo sư công tác xã hội tại Đại học Hong Kong, đã quyết định hỏa táng và rải tro cốt của bà trong một khu vườn tưởng niệm. Hình thức này được biết đến với tên gọi địa phương là "an táng xanh".
Cô Chan cho rằng cách an táng này là một trong những sự lựa chọn thực tế nhất tại nơi đông đúc và đắt đỏ như Hong Kong. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn phổ biến, theo The Guardian.
"Theo truyền thống, chúng tôi muốn gìn giữ hài cốt của tổ tiên mình trong các nghĩa trang. Tại đó, chúng tôi có thể đến thăm viếng, cúng bái và thờ cúng. Chúng tôi rất tôn trọng truyền thống", ông Kwok Hoi Pong, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp mai táng nói.
Wing Wong, 43 tuổi, đã đưa cha cô đến yên nghỉ tại Tsang Tsui Columbarium, một khu phức hợp rộng 4.800m2 đã đi vào hoạt động vào năm 2021. Gia đình cô đã chọn địa điểm đặt hài cốt này vì phong thủy tốt, đồng thời nói rằng mức phí ở đây tạm ổn.
"Cha tôi từng nói rằng ông ấy muốn nhìn ra biển. Vì vậy, chúng tôi đặt tro cốt ông hướng ra biển, và chúng tôi cảm thấy hài lòng vì đó là điều ông mong muốn", cô nói.
Hiện nay, mỗi năm có khoảng 95% trường hợp tử vong được hoả táng. Các chuẩn mực xã hội thay đổi đã góp phần vào sự đổi thay này khỏi chôn cất truyền thống.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, tại thành phố đông dân cư này, các gia đình có người mất phải chờ đợi rất lâu để có được một chỗ đặt tro cốt cho người thân. Để giải quyết vấn đền này, chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp, nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ, theo Indiatimes.
Toà nhà Shan Sum mới khai trương ở Hong Kong cung cấp nơi an nghỉ cuối cùng cho hàng nghìn người tại một trong những thành phố đông dân nhất thế giới.
Với tiền sảnh được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và trang trí bởi những chùm đèn xa hoa, tòa tháp 12 tầng có vẻ ngoài giống như khách sạn sang trọng.
Shan Sum là một toà tháp 12 tầng với khoảng 23.000 ô đựng bình tro cốt. Cơ sở mới nằm trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của chính quyền nhằm thu hút các công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực coi sóc nơi an nghỉ của người đã khuất.
Tòa nhà hiện đại là tác phẩm của kiến trúc sư người Đức Ulrich Kirchhoff, 52 tuổi. Khi thiết kế, ông đã cố gắng mang các yếu tố thiên nhiên vào đây để tạo ra "cảm giác làng xóm".
Thiết kế của ông lấy cảm hứng từ nghĩa trang truyền thống của Trung Quốc nằm trên sườn núi. Tro cốt được cất giữ trong các ngăn có kích thước khác nhau, một số ngăn nhỏ có kích thước 26cm x 34cm.
Các ngăn xếp dọc theo các bức tường trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ. Các phòng ở mỗi tầng được thiết kế đặc biệt để mang lại sự thân mật.
Giá thuê 1 vị trí trong toà nhà 12 tầng khá đắt đỏ. Nơi dành cho 2 người có giá 58.000 USD, trong khi gói cao cấp nhất, dành cho cả gia đình, có giá gần 3 triệu USD. Trong khi đó, thu nhập trung bình của hộ gia đình Hong Kong mỗi tháng khoảng 3.800 USD.