Ngay lần đầu gặp gỡ, Thư ấn tượng bởi vẻ ngoài chín chắn, điềm đạm của nam giáo viên. Sẵn muốn học thêm tiếng Anh, cô tìm cách thu hút sự chú ý của đối phương.
Ban đầu, Thư chủ động kết bạn, tích cực bình luận dưới các video Marvin đăng trên mạng xã hội. Vài ngày sau, cô nhắn tin hỏi: “Anh có biết tiếng Việt không?”, nhưng anh chàng người Đức chỉ trả lời rất ngắn rồi biến mất, khiến Thư nghĩ mình bị "bơ đẹp".
![]() |
Anh Thư chủ động lên kế hoạch "thả thính" thầy giáo người Đức. |
Thấy thầy giáo ngoại quốc có vẻ “chảnh”, Thư quyết tâm “tán đổ cho bõ tức”. Cô gửi vài tấm ảnh selfie cho anh rồi nhắn tin giải thích là vô tình gửi nhầm. Lần này, Marvin chỉ xem chứ không hồi đáp.
Bất ngờ xảy ra sau một tuần, Marvin chủ động nhắn tin hỏi thăm Thư và cho biết sự im lặng lần trước là do anh bận rộn. Sau 2 tuần nói chuyện qua mạng, Marvin ngỏ lời mời cô đi uống nước.
![]() |
Thư và Marvin kết hôn sau 2 năm hẹn hò. |
Với Thư, Marvin để lại ấn tượng là người đàn ông điềm đạm với khuôn mặt hiền trong lần đầu hẹn hò. Còn anh chàng người Đức có cảm tình với cô gái Việt vì sự hóm hỉnh, thú vị.
Dù tiếng Anh của Thư còn hạn chế, hai người vẫn trò chuyện vui vẻ. Sau những lần gặp gỡ, đôi trẻ chính thức trở thành một nửa của nhau.
Tuy nhiên, thời gian đó, khi yêu chàng trai ngoại quốc, cô gái Sài thành gặp những lời bàn tán, dị nghị của đồng nghiệp. Không ít lần, vì áp lực, Thư đề nghị chia tay với Marvin.
Ngược lại, thầy giáo vẫn kiên trì giữ liên lạc với cô gái có vốn tiếng Anh ít ỏi, cùng cô trao đổi về lối sống, văn hoá để hiểu thêm về nhau. Sau 2 năm hẹn hò, Marvin và Thư chính thức về chung một nhà.
Hôn nhân viên mãn
Thư kể sống với Marvin, cô nhận ra những điểm đáng quý từ người đàn ông này. Những tháng đầu Thư bị ốm nghén không ăn uống được gì, ông xã chăm sóc cô từng chút một.
Marvin đảm đương mọi việc trong nhà từ nấu cơm, dọn dẹp, giặt quần áo. Anh luôn sợ vợ lau nhà bị ngã hay lên sân thượng gặp nguy hiểm. Ngày vợ sinh, người chồng trẻ lo lắng, hồi hộp như ngồi trên đống lửa.
![]() |
Bé trai đầu lòng là "trái ngọt" của cuộc hôn nhân giữa Anh Thư và Marvin Budau. |
“Mình nhớ nhất lúc nhập viện chuẩn bị sinh em bé, khi đứng dậy tập đi mình bị ra huyết rất nhiều, ướt cả sàn bệnh viện. Ông xã nhẹ nhàng lấy khăn lau mà không than phiền một câu. Phụ nữ lấy chồng, thấy cảnh đó thì chẳng cần gì hơn”, Thư nói với Zing.
Trước khi gặp chồng hiện tại, Thư chưa từng nghĩ sẽ kết hôn với đàn ông ngoại quốc. Cô luôn e ngại khoảng cách địa lý hay bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá. Tuy nhiên, Marvin đã giúp cô vượt qua mọi trở ngại.
Hơn một năm sau khi kết hôn, thầy giáo người Đức dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Anh luôn tạo bất ngờ cho vợ bằng những món quà nhỏ, thứ cô đang thiếu hay chưa kịp mua.
Mỗi sáng trước khi đi làm, Marvin đều hôn lên trán vợ, con. Anh tự nguyện gánh vác kinh tế một mình. Khi vợ ngỏ ý muốn đi làm, anh chàng chỉ đáp: “Làm mẹ và chăm sóc các con, công việc đó đã quá nhiều cho em rồi”.
Trong hôn nhân, Thư và Marvin không tránh khỏi những lúc cãi vã nhưng sau mỗi lần như thế, họ lại hiểu nhau hơn.
Từ câu chuyện của mình, Anh Thư cho rằng đôi khi con gái chủ động sẽ tìm thấy tình yêu và hạnh phúc. Tuy nhiên, theo cô, sự chủ động ở đây cũng cần tế nhị, khéo léo chứ không phải gượng ép.
15 năm nay, kể từ khi bà Hoạch (65 tuổi) bị tai biến, liệt nửa người, ông Chỉnh (71 tuổi) luôn là người gội đầu cho vợ.
" alt=""/>Cô gái Việt 'cưa đổ' thầy giáo người Đức5 khu vực trên thế giới có mật độ người sống trên trăm tuổi cao nhất, được gọi là Vùng Xanh. Những khu vực này bao gồm Sardinia (Italy), Okinawa (Nhật Bản), Ikaria (Hy Lạp), Nicoya (Costa Rica) và Loma Linda (Mỹ). Bí quyết sống lâu của họ liên quan đến sự kết hợp giữa mục đích, cộng đồng và ăn uống lành mạnh. Trong đó, một số thói quen ăn uống được những người sống thọ duy trì hàng ngày.
Ăn chủ yếu từ thực vật
Một trong những điểm chung trong thói quen ăn uống của những người thuộc Vùng Xanh là ưu tiên thực phẩm thực vật. Chẳng hạn những người ở Loma Linda, Mỹ, ăn chế độ bao gồm khoảng 27% trái cây, 33% rau, chỉ có khoảng 4% từ thịt. Người Ikarian ở Hy Lạp ưu tiên 20% khẩu phần ăn hàng ngày của họ là rau củ (trong đó 17% là rau xanh), 11% từ các loại đậu, 6% là cá và 5% thịt.
Theo Tạp chí Y học Phong cách sống Mỹ, mức tiêu thụ thịt (thường là thịt lợn) chỉ ở mức trung bình khoảng 5 lần mỗi tháng, mỗi khẩu phần có kích thước bằng lòng bàn tay.
Ăn đậu hàng ngày
Tất cả người sống thọ ở 5 khu vực thuộc Vùng Xanh đều ăn đậu hoặc các loại đậu như một phần trọng tâm trong chế độ ăn uống. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng ăn đậu thường xuyên có liên quan đến cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm viêm nhiễm, tăng miễn dịch để chống lại bệnh tật. Dùng đậu làm món chính, thay thế cho món thịt giúp cung cấp nguồn protein lành mạnh cùng các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Quy tắc ăn 80-20
Một trong những thói quen ăn uống hàng ngày mà những người sống trên 100 tuổi tuân theo là quy tắc 80-20. Người Okinawa, Nhật Bản đã thực hành quy tắc này trong hàng nghìn năm. Họ áp dụng thói quen ăn chậm để dạ dày có thời gian truyền tín hiệu đến não đã no ở mức khoảng 80%. Điều này giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều.
Ăn chất béo lành mạnh
Tiêu thụ chất béo lành mạnh thay cho chất béo không lành mạnh là điểm chung của người sống thọ nhất thế giới. Ví dụ, cộng đồng Loma Linda thường xuyên ăn trái bơ, các loại hạt và cá hồi, trong khi người Sardinia lấy chất béo lành mạnh từ dầu ô liu. Thay thế bơ thực vật bằng chất béo tốt như dầu ô liu nguyên chất tốt cho sức khỏe tổng thể. Nó cũng hỗ trợ giảm viêm và cải thiện sức khỏe động mạch.
Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt
Ngoài chất béo lành mạnh, rau và đậu hàng ngày, những người sống lâu nhất trên thế giới cũng tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt. Trên thực tế, người dân Nicoyan ưu tiên 26% lượng tiêu thụ hàng ngày từ ngũ cốc và cộng đồng người dân ở Sardinia là 47%.
Các loại ngũ cốc chứa ít gluten được ưa chuộng hơn, chẳng hạn họ ăn ít lúa mì và tập trung vào lúa mạch, yến mạch, gạo lứt. Các loại ngũ cốc này thuộc nhóm thực phẩm lành mạnh, có thể cải thiện cân nặng, đường ruột và giảm viêm mạn tính.
" alt=""/>Bí quyết ăn uống của những người sống thọNgày 3/7 mới đây, căn nhà nhỏ của ông bà Rob Lee và Mary Irene chật kín các thành viên trong gia đình. Mỗi khi có một chiếc xe rẽ vào, mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía tài xế. Họ đang chờ đợi một người ruột thịt thất lạc lần đầu tiên được gặp mặt.
Ông Rob Lee là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và đã có 4 người con.
Trước khi bài xét nghiệm DNA được tiến hành, ông vẫn không hề biết đến sự tồn tại của đứa con gái này.
Kim Remzi được sinh ra ở Việt Nam. Cô sang Mỹ lúc 3 tháng tuổi cùng mẹ và bố người Philippines. Kim không phải con đẻ của người đàn ông này, nhưng cả hai đều không nói sự thật với Kim cho tới khi cô thực hiện một bài kiểm tra DNA vào cuối năm 2019.
“Suốt 48 năm, tôi đã nghĩ rằng mình là con lai Việt Nam và Philippines. Khi cầm kết quả trên tay, tôi nhìn thấy dòng chữ “châu Á”, sau đó nhìn xuống dưới, tôi thấy “49,6% người châu Âu”. Lúc đó, tôi đã rất sốc”.
Ông Rob Lee, hiện 76 tuổi, đang sống ở Minerva (Mỹ). Ông từng tham gia quân đội năm 1965 lúc ông mới 22 tuổi.
Năm 1969, ông bỏ lại người vợ trẻ để sang Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ ở biên giới phía Nam giáp ranh với Campuchia - gần thành phố Cần Thơ.
Một đêm tháng 7 năm 1970, Lee gặp một nữ bồi bàn ở nhà hàng - người mà sau này là mẹ của Kim. Ông không nhớ chi tiết và cũng không bao giờ biết được rằng mình sẽ là cha của một đứa trẻ sau đêm đó.
Trở về Mỹ, Lee và vợ tái hợp, có với nhau 4 người con. Sau chiến tranh, quan điểm chính trị của Lee đã thay đổi. Ông phẫn nộ với quân đội Mỹ vì đã hành xử sai với Việt Nam. Với ông, đó là một cuộc chiến dựa trên sự dối trá và tham lam. Dù vậy, ông yêu việc trở thành một người lính và đã xây dựng sự nghiệp trong quân đội. Ông về hưu năm 1991 với quân hàm trung tá.
Kim nói rằng cô biết rất ít về cuộc sống của mẹ ở Việt Nam. Bà không bao giờ kể về khoảng thời gian đó.
Khi gia đình cô chuyển sang Mỹ, mẹ cô đã bỏ lại một đứa con ở Việt Nam. Đó là chị gái cùng mẹ khác cha với Kim, cũng là con một người lính Mỹ. Người chị gái được bà ngoại nuôi dưỡng.
Khi sang Mỹ, mẹ Kim và bố người Philippines sinh thêm 2 người con. Cô và các em trông rất giống nhau. Bố cô cũng không bao giờ đối xử khác biệt giữa các em với Kim. Nhưng sau đó, hôn nhân của 2 người không hạnh phúc. Họ ly dị năm Kim 12 tuổi.
Mẹ cô làm bồi bàn trong một căn cứ quân đội nơi họ sống. Vài năm sau, em gái Kim qua đời sau một cơn hen suyễn. Cô chuyển ra sống riêng năm 17 tuổi và sinh con đầu lòng năm 19 tuổi.
Mùa đông năm ngoái, Kim và các đồng nghiệp mua được một bộ “kit” giảm giá để phân tích DNA đề phòng rủi ro sức khỏe cũng như kiểm tra gia phả.
Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, Kim đã sốc khi biết mình có một người em trai cùng cha khác mẹ và một cháu gái ruột. Cô tìm cách liên hệ với người em trai. Cùng lúc đó, cô cũng mang thắc mắc này đi hỏi mẹ, năm nay đã 69 tuổi, hiện sống ở Virginia (Mỹ).
Cô chọn thời điểm chỉ có mình và mẹ trong xe. Nhìn vào gương chiếu hậu, Kim nói: “Con không giận. Nhưng con muốn biết, bố đẻ của con có biết đến sự tồn tại của con không? Và người con vẫn gọi là bố có biết rằng con không phải con đẻ ông ấy không?”
Lúc đầu, mẹ cô đã phủ nhận và gọi việc kiểm tra DNA là lãng phí tiền bạc. Nhưng cuối cùng, bà cũng thừa nhận đó là sự thật. Bà quyết không cung cấp thêm bất cứ thông tin gì.
![]() |
Kim và bố đẻ gặp nhau. |
Brian - người em trai cùng cha khác mẹ chính là đầu mối của Kim. Khi Brian báo tin cho bố, ông Lee đã rất choáng váng. Nhưng gia đình ông nói rằng, cú sốc nhanh chóng chuyển sang niềm vui.
“Chúng tôi là một gia đình gắn bó và yêu thương” – một người em của Kim nói.
Ông Rob Lee thì tâm sự, cách đây 10 năm, ông mất đi cô con gái vì bệnh ung thư. Khi tìm được Kim, ông cảm thấy như mình được bù đắp một cô con gái khác.
Sau 20 năm đi tìm nguồn cội của mình, cuối cùng cô gái gốc Việt đã tìm được gia đình.
" alt=""/>Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm