“Chúng tôi không cần huy động thêm vốn. Theo tôi biết thì công ty đang có ngân sách lớn hơn nhiều so với bất kỳ ai khác trong lĩnh vực này”, CZ cho biết tại Hội chợ triển lãm công nghiệp.
Điều đó có thể giúp Binance trở thành một trong số ít các công ty hưởng lợi từ suy thoái. “Dù điều này gây đau đớn cho nhiều người, nhưng nó cũng loại bỏ các dự án yếu kém. Bất kỳ ai có thể tồn tại, thì sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”.
Tăng chi tiêu thay vì thu hẹp quy mô
Trái ngược với Coinbase, sàn giao dịch đối thủ từ Mỹ vừa cắt giảm hơn 1.100 nhân viên, Binance đang tận dụng cơ hội để mở rộng tuyển dụng với kế hoạch bổ sung thêm 2.000 nhân viên vào lực lượng 6.000 lao động hiện có.
“Chúng tôi muốn hoàn tất việc này vào cuối năm nay. Các mức yêu cầu đang trở nên hợp lý hơn nhiều”.
Ngoài ra, CZ cũng đang xem xét các vụ thâu tóm lớn “trong năm nay”, có thể là trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Vào tháng 2, Binance thông báo đã đầu tư 200 triệu USD vào công ty truyền thông Forbes. Mặc dù thương vụ này chưa hoàn tất, nhưng công ty vẫn cam kết đi tới cùng.
Một thoả thuận khác, thậm chí lớn hơn nữa, là Twitter.
Sàn giao dịch tiền điện tử cam kết góp vốn 500 triệu USD cùng tỷ phú Elon Musk mua lại một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Mặc dù thương vụ này vẫn đang gây tranh cãi, nhưng CZ tin rằng đây sẽ là khoản đầu tư sinh lời lớn.
“Đó có lẽ là nền tảng mạng xã hội tự do ngôn luận quan trọng nhất hiện nay. Tôi dùng Twitter còn nhiều hơn là truy cập vào Binance”.
Theo tính toán của CZ, Twitter hoàn toàn có thể kiếm doanh thu thông qua tiền mã hoá và dần lan rộng cách thức này sang các nền tảng mạng xã hội khác. Bất chấp những tin xấu đến liên tiếp, ông chủ Binance đánh giá ngành công nghiệp này đã góp phần thay đổi đáng kể một số lĩnh vực.
“20 năm trước, Internet trông như thế nào vậy? 20 năm kể từ đây về sau, bạn có thể gửi tiền tới Anh, Mỹ Latin, Trung Quốc. Người dùng sẽ không nghĩ đến crypto hay vấn đề kỹ thuật của công nghệ. Chỉ đơn giản như kiểu bạn trả 1 USD cho một bài viết bằng tiếng Latin. Rồi mọi người sẽ ở trong thế giới ảo metaverse, tương tác với nhau. Lĩnh vực này sẽ xuất hiện ở khắp nơi”, CZ nhận định.
Vinh Ngô
" alt=""/>CEO Binance: Crypto vào xu hướng giảm mở ra nhiều cơ hội mớiSơn Tùng M-TP kết hợp với các nhà sản xuất hàng đầu quốc tế như Chris Gehringer - người đã tạo ra các sản phẩm âm nhạc nổi tiếng của các siêu sao US-UK - hỗ trợ rất nhiều trong việc chỉnh sửa và xử lý âm thanh cho ca khúc.
Sơn Tùng M-TP chia sẻ: “Thật buồn chán nếu như cứ làm một chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần. Hơn nữa khi thay đổi một chút về mục tiêu cũng như tầm nhìn của bản thân, chúng ta sẽ có thêm rất nhiều cảm hứng mới lạ và nó giúp cho chúng ta luôn giữ được ngọn lửa cùng tình yêu vô bờ bến với niềm đam mê của mình”.
There's no one at alllà khởi đầu cho một cuộc hành trình mới của Sơn Tùng M-TP, vượt qua giới hạn của bản thân, lan tỏa được tinh thần dám nghĩ, dám làm đến với các bạn trẻ.
''Tôi muốn làm nó với một mục đích rất đơn giản và nhẹ nhàng đó chính là chứng minh cho những người yêu thương thấy rằng tôi sẽ không bao giờ ngừng thay đổi bản thân, không bao giờ bị che mờ mắt bởi những thành tích đã và đang gặt hái được trong 10 năm qua", ca sĩ chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, sau khi chính thức phát hành, MV There's no one at allgây xôn xao với hình ảnh cuối có chi tiết tự tử.
Câu chuyện nhân vật là trẻ mồ côi, lớn lên thiếu tình yêu thương từ gia đình, tha hóa và có nhiều biểu hiện tâm lý khác thường, nội tâm đầy phức tạp nhưng số phận thiếu may mắn được mô tả quá trần trụi. Một kết thúc với những hành vi tiêu cực khó có thể tạo được thông điệp tích cực như mong muốn mà Sơn Tùng chia sẻ.
Thời gian qua, nhiều vụ việc đáng tiếc về các bạn trẻ được báo chí đưa tin nên việc đưa hình ảnh tự vẫn vào MV của Sơn Tùng M-TP vốn là nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn, là một minh họa chưa hợp lý với một sản phẩm âm nhạc mang thông điệp tích cực.
Nhà báo Bích Hậu - báo An Ninh Thủ Đô chia sẻ với VietNamNet: '' Sơn Tùng đã làm được điều mà không phải nghệ sĩ Việt nào cũng dám làm. Đó là mạnh dạn viết nhạc bằng tiếng nước ngoài, rồi mời nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng quốc tế, chuyên gia chỉnh màu đình đám thế giới hợp tác với mình. Ngần ấy thứ đủ nói lên sự dũng cảm và tham vọng của Sơn Tùng trên con đường chinh phục nghệ thuật. Nhưng MV “There’s no one at all” mà Tùng vừa ra mắt thật sự khiến nhiều người, trong đó có tôi thấy “sốc”. Chưa bàn đến đúng sai về mặt ngữ pháp, hay dở về mặt ca từ, lời lẽ hay giai điệu, câu chuyện mà Tùng kể bằng hình ảnh và âm nhạc trong MV mang nặng màu sắc u tối, tiêu cực.
Đáng nói ở chỗ, lặp đi lặp lại trong bài hát này là những câu hát có nội dung đầy bế tắc như: “tạm biệt”, “đây là lời từ biệt”… Kết MV lại là cảnh nhân vật rơi nước mắt rồi thả mình từ trên tầng cao xuống. Hình ảnh này khiến người xem sững sờ vì liên tưởng đến những vụ nhảy lầu tự tử gần đây của một số bạn trẻ. Dù cho thông điệp âm nhạc mà Sơn Tùng M-TP muốn gửi gắm là gì đi chăng nữa thì cách thể hiện của anh rõ ràng không khiến người ta cảm thấy có nguồn năng lượng tích cực nào ở đó cả. Fans thường học theo thần tượng, mà thần tượng lại làm ra những sản phẩm có màu sắc u ám, tiêu cực thì thật đáng lo ngại''.
Đ.N
" alt=""/>MV mới của Sơn Tùng M>> CHI TIẾT ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CỦA 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Công văn do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký cho biết, Bộ xác nhận Đề án tuyển sinh theo nhóm trường (Đề án) do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì xây dựng đã đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.
Để triển khai thực hiện Đề án, Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm công khai đề án lên trang thông tin của trường và các phương tiện truyền thông để thí sinh biết.
![]() |
Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. (Ảnh: Lê Anh Dũng). |
Các trường cập nhật kịp thời danh sách các trường mới tham gia thêm vào Đề án (nếu có) trên trang thông tin điện tử của mỗi trường; đồng thời phổ biến, tập huấn cho cán bộ, giảng viên về đề án.
Tuyển sinh theo nhóm có gì mới?
Theo đề án, năm 2016 thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa vào 2 trường vào đợt 1 và 3 trường vào các đợt bổ sung, tối đa 2 nguyện vọng vào mỗi trường và không được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký.
Với quy định mới này, một mặt thí sinh được quyền chọn trường rộng rãi hơn so với kỳ tuyển sinh năm 2015, nhưng mặt khác hiện tượng “trúng tuyển ảo” sẽ tái diễn đối với nhiều trường, gây khó khăn và những xáo trộn trong quá trình tuyển sinh của các trường đại học, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trúng tuyển của thí sinh.
Giải pháp tuyển sinh theo nhóm trường sẽ là một giải pháp cải tiến cần thiết nhằm khắc phục vấn đề nêu trên.
Về nguyên tắc chung, các trường thống nhất sử dụng duy nhất kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các trường trong nhóm. 8 trường sử dụng chung một phần mềm quản lý dữ liệu ĐKXT và xét tuyển do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì chịu trách nhiệm quản lý.
Các trường sẽ áp dụng chung các tính điểm xét để xét tuyển vào các trường trong nhóm cũng như thống nhất cách thức xét tuyển giữa các nguyện vọng ngành/nhóm ngành theo thứ tự ưu tiên trong Phiếu ĐKXT theo quy định; thống nhất chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
Đáng chú ý, ngoài việc nhận hồ sơ ĐKXT qua bưu điện và trực tuyến, 8 trường sẽ bổ sung thêm phương thức nhận trực tiếp Phiếu ĐKXT tại các trường.
Tùy theo tình hình tuyển sinh của các trường, duy trì phương thức xét tuyển theo nhóm trường cho các đợt xét tuyển bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Điều kiện và cách thức đăng ký xét tuyển của thí sinh
Thí sinh đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì, đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh và thỏa mãn quy định của Bộ GD-ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Thí sinh được phép đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm, mỗi trường 1 hoặc 2 nguyện
Khi thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào 2 trường trong nhóm ở đợt 1 hoặc 3 trường trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm. Thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới trong Phiếu ĐKXT. Mỗi nguyện vọng đăng ký sẽ bao gồm các thông tin sau: <Mã trường> - <Mã nhóm ngành>
Nguyên tắc xét tuyển
Xét tuyển theo nhóm ngành: Một nhóm ngành bao gồm một hoặc vài ngành, chuyên ngành đào tạo của một trường được ấn định một mã nhóm ngành để xét tuyển (gọi tắt là mã xét tuyển), có cùng tổ hợp môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển.
Xét tuyển theo các nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký (xếp theo thứ tự ưu tiên trên Phiếu ĐKXT): Nếu thí sinh trúng tuyển theo một nguyện vọng xếp trên thì sẽ không được xét các nguyện vọng sau nữa. Điểm chuẩn trúng tuyển vào một nhóm ngành chỉ căn cứ trên kết quả Điểm xét của thí sinh và chỉ tiêu đã được ấn định, không phân biệt nguyện vọng ghi ở thứ tự nào (1, 2, 3 hay 4) giữa các thí sinh đã đăng ký vào nhóm ngành đó.
Đối với một nhóm ngành, điểm chuẩn trúng tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển có thể khác nhau. Điểm chênh lệch do các trường quy định cho mỗi nhóm ngành. Điểm chuẩn trúng tuyển cho mỗi nhóm ngành sẽ được xây dựng theo thang điểm 10 phù hợp với công thức tính Điểm xét.
Đề án cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các trường tham gia nhóm trong xác định chỉ tiêu, các tổ hợp môn xét tuyển, điểm chuẩn giữa các tổ hợp môn xét tuyển đối với từng nhóm ngành; quy định môn thi là tiêu chí phụ để xử lý tình huống quá nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở ngưỡng trúng tuyển vào một nhóm ngành của trường.
Các trường tự chủ trong việc xét duyệt các hồ sơ đăng ký tuyển thẳng của thí sinh vào trường, xác định chế độ ưu tiên đối với thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh.
Các trường có trách nhiệm thực hiện công khai các thông tin tuyển sinh chi tiết trên rang thông tin điện tử của trường và qua các kênh truyền thông khác để phổ biến rộng rãi cho thí sinh (sử dụng thống nhất một biểu mẫu cung cấp thông tin), tư vấn và giải đáp các thắc mắc của thí sinh.
HĐTS của các trường có quyền được truy cập và sử dụng dữ liệu ĐKXT chung của nhóm với mục đích kiểm tra, giám sát quá trình xét tuyển.
Đề án cũng có quy định việc các trường khác nếu đáp ứng đủ điều kiện của đề án và muốn tham gia.
Trường chủ trì tổ chức thực hiện (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) xét tuyển bằng phần mềm với sự tham gia hỗ trợ của các trường trong nhóm. Kết quả xét tuyển được bàn giao cho từng trường.
Việc công bố danh sách trúng tuyển và tiếp nhận Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh trúng tuyển là nhiệm vụ của từng trường.
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chịu trách nhiệm trước Bộ GD-ĐT, trước thí sinh về phương thức tuyển sinh mới theo nhóm trường.
XEM THÊM:
>> Công bố mã khu vực ưu tiên tuyển sinh mới" alt=""/>Bộ Giáo dục đồng ý 8 đại học lớn tuyển sinh riêng