Phương pháp Ngữ pháp - Dịch (GTM) đã chiếm ưu thế trong việc giảng dạy tiếng Anh. Phương pháp này tập trung vào việc ghi nhớ quy tắc ngữ pháp và từ vựng, chủ yếu qua ngôn ngữ viết và các bài tập dịch. Mặc dù nó cung cấp một nền tảng cấu trúc cho việc học ngôn ngữ nhưng thường bỏ qua việc phát triển kỹ năng giao tiếp thực tiễn.
Kết quả là học sinh tốt nghiệp thường có kiến thức lý thuyết về tiếng Anh nhưng lại khó sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong các tình huống thực tế.
Các nhà hoạch định chính sách Bangladesh nhận thức rõ rằng khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt cho sự thành công, từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách về việc cải cách hệ thống giáo dục nhằm khắc phục những thiếu sót.
Bước ngoặt trong chính sách ngoại ngữ
Những năm 1990 đánh dấu bước ngoặt cho giáo dục tiếng Anh tại Bangladesh. Hội đồng Chương trình Quốc gia về Sách giáo khoa Bangladesh (NCTB) đã giới thiệu Phương pháp Giảng dạy Ngôn ngữ Giao tiếp (CLT) vào năm 1996, theo nghiên cứu của Kabir trên The Qualitative Report.
CLT nhấn mạnh sự tương tác như phương thức chính để tiếp thu ngôn ngữ, khuyến khích các hoạt động giúp học sinh phát triển kỹ năng nói, nghe, đọc và viết trong bối cảnh thực tế.
Sự chuyển đổi này khởi động từ Dự án Cải tiến giảng dạy Ngôn ngữ Anh (ELTIP) nhằm nâng cao việc dạy và học tiếng Anh ở tất cả các cấp học.
Bộ sách giáo khoa mới cho lớp 9-10 và 11-12 đã được giới thiệu để hỗ trợ chương trình này, với mục tiêu giúp học sinh không chỉ nắm vững ngữ pháp tiếng Anh mà còn giao tiếp hiệu quả.
Tuy vậy, việc chuyển từ tập trung vào học ngữ pháp sang giao tiếp gặp nhiều thách thức.
Kết quả học tập của học sinh chưa đạt kỳ vọng, chủ yếu do thiếu cơ sở hạ tầng và tài nguyên phù hợp. Nhiều lớp học vẫn duy trì lối học thuộc lòng, thiếu môi trường tương tác cần thiết. Không ít giáo viên tiếng Anh được đào tạo theo chương trình chỉ tập trung vào ngữ pháp nên khó áp dụng phương pháp giao tiếp mới.
Nỗ lực cải cách giáo dục tiếng Anh
Trong vài thập kỷ gần đây, chính phủ Bangladesh đã nỗ lực đồng bộ hóa chính sách giáo dục với các mục tiêu phát triển quốc gia. Chính sách Giáo dục Quốc gia năm 2010 nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc biến Bangladesh thành một "Bangladesh Kỹ thuật số" vào năm 2021.
Chính phủ nhận thức rằng tiếng Anh không chỉ là một môn học trong chương trình giảng dạy mà còn là một kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển quốc gia trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kinh doanh và giao tiếp.
Chính sách này nêu rõ các mục tiêu liên quan đến giáo dục tiếng Anh, nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ cũng khởi động một số chương trình nhằm đào tạo năng lực giáo viên và cải thiện tài nguyên trong giảng dạy tiếng Anh.
Kỹ năng tiếng Anh cũng được thúc đẩy ở các cộng đồng nông thôn và yếu thế. Các chương trình đặc biệt đã được triển khai để cung cấp quyền tiếp cận giáo dục tiếng Anh cho học sinh ở các khu vực xa xôi và đảm bảo sự khác biệt về địa lý không cản trở cơ hội học ngôn ngữ.
Năm 2012, Bangladesh ghi nhận hơn 17 triệu trẻ em học tiếng Anh, khiến nước này từng trở thành một trong những nơi có nhiều học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai nhất thế giới.
Dù còn gặp nhiều thách thức nhưng đã có những cải thiện trong năng lực tiếng Anh tại Bangladesh. Theo xếp hạng chỉ số thông thạo Anh ngữ của tập đoàn giáo dục quốc tế Thụy Sĩ EF Education First (EF EPI) năm 2023, Bangladesh được đánh giá ở mức độ “thông thạo trung bình”, xếp thứ 8 tại châu Á, trên Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản.
Cục Lâm nghiệp cũng cho biết, Việt Nam đang triển khai duy nhất một Chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng, đó là Thoả thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ NN-PTNT và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới.
Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho Ngân hàng Thế giới 10,3 triệu tấn CO2 với đơn giá 5 USD/tấn CO2. Tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam.
Để thực hiện ERPA này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107 quy định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA.
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký ngày 31/10/2021.
Dự kiến, nước ta sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng này sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.
Sẽ phân bổ hạn ngạch cho các vùng
Thời gian qua, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã đề xuất xây dựng và triển khai Đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh này chưa thực hiện do thiếu quy định pháp luật và các hướng dẫn chi tiết.
Cục Lâm nghiệp cũng nêu một loạt khó khăn, vướng mắc trong triển khai dịch vụ carbon rừng. Đơn cử, chính sách và quy định pháp lý đã hình thành nhưng thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai dịch vụ carbon rừng, bao gồm: quyền sở hữu carbon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ carbon rừng.
Vấn đề hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ carbon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ. Thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ carbon rừng còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng.
Bộ NN-PTNT sẽ triển khai đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050.
Theo đó, sẽ phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hàng năm giai đoạn 2021-2030 để thực hiện mục tiêu NDC. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ carbon rừng.
Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ carbon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA) với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác...
Hiện nay, các bộ, ngành đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới.
Do vậy, Cục Lâm nghiệp khuyến nghị các Sở NN-PTNT, việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon rừng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phảt thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ.
Các địa phương chủ động huy động và lồng ghép các nguồn lực hợp pháp để triển khai các biện pháp giảm phát thải/tăng hấp thụ trên diện tích rừng quản lý để triển khai Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp. Từ đó, làm cơ sở đề xuất, triển khai các dự án chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.
Theo ông Thanh, về nguyên tắc, UBND tỉnh Đồng Nai phải nộp toàn bộ số vốn chưa giải ngân hết của năm 2020, 2021 về ngân sách Trung ương. Do đó, số tiền hơn 2.510 tỷ đồng (gồm hơn 1.543,623 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn năm 2021 và 966,75 tỷ kế hoạch vốn năm 2020) đã hủy dự toán theo quy định.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho hay, phương án Chính phủ đề xuất không thể thực hiện được, vì số tiền hơn 2.510 đã hủy dự toán, không còn tiền để chuyển nguồn.
Mặt khác, hiện chưa có tờ trình chính thức của Chính phủ về đề xuất nguồn để bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và bố trí dự toán hằng năm.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ngay thì chưa chặt chẽ. Trường hợp Chính phủ có tờ trình về nguồn vốn, cũng cần có cơ quan thẩm tra để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm đầy đủ quy trình, thủ tục.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay, dự toán đã hủy rồi thì “không có cách gì kéo dài được”.
Theo ông Mạnh, việc Chính phủ đề nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân số vốn hơn 2.510 tỷ đồng, tương tự như Quốc hội đã cho phép gia hạn thời gian giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2018 và tương tự như Quốc hội đã cho phép gia hạn thời gian giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2016 bổ sung cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét là không thể vì 2 việc này không giống nhau.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách phân tích, với dự án hồ chứa nước Ka Pét, khi Quốc hội đồng ý cho phép kéo dài thì Quốc hội chưa phê chuẩn quyết toán năm 2022. Cạnh đó, khoản dự toán cho dự án hồ chứa nước Ka Pét cũng chưa bị hủy.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có kết luận số 2847 ngày 5/10 đề cập rõ về bố trí vốn cho dự án.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ số kinh phí chưa giải ngân hết của năm 2020, năm 2021 đã hủy bỏ theo quy định chưa, hay đang cho phép chuyển nguồn. Trường hợp đang để ở chuyển nguồn, đề nghị làm rõ trách nhiệm việc không hủy bỏ số kinh phí này theo quy định.
Chính phủ căn cứ quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và đầu tư công đề xuất phương án bố trí vốn cho dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo ông Hải, số vốn chưa giải ngân hết đã hủy, về nguyên tắc Chính phủ cần đề xuất nhưng đến thời điểm này Chính phủ chưa đề xuất phương án cụ thể để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến. Còn việc cân đối nguồn để phân bổ thuộc thẩm quyền Chính phủ.
Đề nghị cho phép Chính phủ có thêm thời gian hoàn thiện tờ trình
Giải trình, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, các bộ, ngành chưa tham mưu được cho Chính phủ lấy từ nguồn nào và cần phải thực hiện đúng theo quy trình, do đó hiện chưa có tờ trình.
Bộ trưởng GTVT đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ có thêm thời gian hoàn thiện tờ trình. Chính phủ sẽ rà soát, cân nhắc lại nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 hoặc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể cho ý kiến khi chưa có tờ trình của Chính phủ, trường hợp có tờ trình thì cơ quan của Quốc hội cũng phải thẩm tra.
Trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm tra, các ý kiến tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thực hiện dự án.
Còn việc bố trí nguồn vốn cho dự án, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan, căn cứ quy định của pháp luật, nghiên cứu phương án cụ thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến.