Trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 38 thủ tục hành chính (TTHC), bãi bỏ 633 TTHC không cần thiết, ban hành 72 quyết định công bố danh mục TTHC, đang thực hiện cung cấp 1.650 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia (932 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 718 dịch vụ công trực tuyến một phần); tỷ lệ hồ sơ TTHC số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết đạt 76,02%, tỉnh Thái Nguyên đạt tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 79,24%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hoá đạt 78,05%; triển khai thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi và giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp: Tỷ lệ TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến là 178 TTHC (đạt 71,77%), tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 78,13%.
Đến thời điểm hiện tại, tổng số TTHC đang có hiệu lực là 1.839 TTHC (trong đó cấp tỉnh là 1.440 TTHC, cấp huyện là 279 TTHC, cấp xã là 120 TTHC); số TTHC liên thông cùng cấp là 73 thủ tục, số TTHC liên thông giữa cấc cấp chính quyền là 59 thủ tục; số TTHC được phê duyệt quy trình nội bộ là 1.839 TTHC (tỷ lệ 100%).
Trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tỉnh đẩy mạnh đổi mới thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, 100% bộ phận một cửa cấp huyện (09 huyện, thành phố), cấp xã (177 xã, phường, thị trấn) được đầu tư phòng làm việc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng phần mềm một cửa điện tử kết nối Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận tổng số 318.621 hồ sơ; đã giải quyết 307.370 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt 99,76%.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc niêm yết, công khai nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; thực hiện quản lý, vận hành, duy trì kết nối, đảm bảo thông suốt, liên tục hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng Dịch vụ công Quốc gia với Cổng thông tin điện tử và Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo một số sở, ban, ngành thực hiện thí điểm giao doanh nghiệp bưu chính công ích tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh. Chất lượng hoạt động tại Trung tâm Phục vụ hành chính công đã đóng góp vào thực hiện hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, đến nay, Trung tâm đã khẳng định vai trò là đầu mối tập trung tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC, tạo bước đột phá trong công tác cải cách TTHC, hiện đại hóa nền hành chính và trở thành điểm đến tin cậy cho người dân, doanh nghiệp.
Việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội... Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử và thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 để áp dụng hiệu quả trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Theo TT(Trang thông tin điện tử chuyển đổi số Thái Nguyên)
" alt=""/>Chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tửCác chuyên gia cũng không thể giải thích tại sao một số bệnh nhân nhìn thấy người thân đã chết, thậm chí là thú cưng. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 3 tuần trước khi người bệnh qua đời.
“Những người nhìn thấy thân nhân đã mất vẫn tỉnh táo. Họ không giống như bị ngấm thuốc mê và đang trên bờ vực cái chết. Họ thậm chí có thể đi lại, nói chuyện và thấy những thứ mà chúng ta không nhìn ra”, Julie nói. Đó luôn là người mà bệnh nhân yêu quý và háo hức được gặp.
Julie bày tỏ cô muốn chia sẻ các kiến thức về cái chết để mọi người chuẩn bị cho sự mất mát, giảm nỗi sợ hãi. "Điều quan trọng là phải được giáo dục về cái chết thực sự sẽ như thế nào. Phim ảnh và truyền hình không mô tả được hết. Bạn có thể hoảng sợ khi thấy người thân trải qua quá trình đó”, Julie nói.
Theo Ladbible, nữ y tá cho rằng cái chết là một quá trình bao gồm 4 giai đoạn:
Chậm lại:Trong giai đoạn đầu tiên, triệu chứng của người bệnh thường mang tính tổng quát hơn. Ví dụ, họ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ít ăn uống, ít giao tiếp hơn.
Suy giảm: Giai đoạn thứ hai bao gồm các dấu hiệu suy nhược. "Càng gần cái chết, người bệnh sẽ càng yếu hơn", Julie giải thích. Bệnh nhân gặp khó khăn khi ra khỏi nhà, ăn uống rất ít, ngủ nhiều hơn thức.
Chuyển tiếp:Người bệnh có thể trải qua ảo giác. "Lúc này, họ có thể bắt đầu nhìn thấy người thân, vật nuôi đã mất”, Julie nói.
Hấp hối: Đây là giai đoạn có các biểu hiện rõ ràng và và khiến nhiều người sợ hãi nhất. Người bệnh có thể bất tỉnh, không ăn uống, không kiểm soát được tiểu tiện nên cần sự chăm sóc, hỗ trợ. Ngoài ra, họ có thể thở khò khè, thay đổi màu da, thân nhiệt.
Sự kiện có sự tham gia của ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Thường trực, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Y tế; bà Phạm Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam; ông Phạm Đình Trường - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình Viettel; Đại diện ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel cùng các công đoàn viên, cán bộ, nhân viên của hai bên.
Theo nội dung thoả thuận, đoàn viên công đoàn, người lao động ngành Y tế được hưởng các ưu đãi đặc biệt khi mua sắm các sản phẩm dịch vụ thuộc thương hiệu AIO của Viettel Construction, bao gồm: Giảm giá 15 - 30% khi mua đồ điện tử, điện gia dụng, bảo dưỡng thiết bị AIOSmart và AIOService; Tặng quà tân gia khi xây nhà trọn gói AIOHomes. Cũng theo thoả thuận hợp tác, cán bộ, đoàn viên của Viettel Construction được tư vấn, chăm sóc sức khỏe tốt nhất khi đến các cơ sở y tế ở Trung ương và địa phương.
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định: “Sự hợp tác của hai đơn vị là minh chứng sinh động cho một nỗ lực thiết thực, mang lại những giá trị lợi ích chính đáng lâu dài trong tương lai cho đoàn viên, người lao động ngành y tế”.
Ông Phạm Đình Trường -Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Công trình Viettel nhấn mạnh: “Viettel Construction mong muốn triển khai những chương trình cụ thể, thiết thực để hỗ trợ công đoàn viên ngành y tế. Bên cạnh đó, Viettel Construction sẽ tận dụng thế mạnh của mình để đảm bảo sức khỏe y tế cho cộng đồng, những người đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu”.
Theo lãnh đạo Viettel Construction, trong bối cảnh ngành y tế đang đối diện với nhiều thách thức, vai trò của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng là rất quan trọng. Viettel Construction mong muốn đóng góp một phần sức lực của mình, hỗ trợ các đoàn viên công đoàn y tế bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất của Viettel Construction và hy vọng những ưu đãi này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của các y bác sĩ, mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ, nhân viên trong công việc hàng ngày.
Sự hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Tổng Công ty CP Công trình Viettel góp phần đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện hướng đến kỷ niệm 29 năm thành lập Tổng Công ty CP Công trình Viettel (30/10/1995 - 30/10/2024). Nhân dịp này, Viettel Construction cũng tham gia ủng hộ chương trình “Bảo vệ Blouse trắng” do Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức.
Ngọc Minh
" alt=""/>Viettel Construction ký hợp tác toàn diện với Công đoàn Y tế Việt Nam