Yêu cầu của ông Moon Jae-in được đưa ra vào ngày 12/5, hai ngày sau khi ông thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống đột xuất của Hàn Quốc hôm 10/5.
![]() |
Học sinh THPT ở Seoul Hàn Quốc. Gần như không có trường học nào ở Hàn Quốc chấp nhận sách giáo khoa do chính phủ của bà Park biên soạn và phát hành. Ảnh: NewYork Times. |
Theo tờ New York Times, lệnh của ông Moon Jae-in chủ yếu mang tính biểu tượng bởi ba cuốn sách giáo khoa lịch sử do chính phủ của bà Park biên soạn chỉ được 1 trong tổng số 5.500 trường THCS và THPT tại nước này sử dụng.
Ngay cả ngôi trường duy nhất này sau đó cũng đã không sử dụng cuốn sách giáo khoa lịch sử đó nữa, sau khi phụ huynh học sinh của trường có đơn kiện về việc này.
Vào năm 2015, bà Park, khi đó là tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc, tuyên bố các trường THCS và THPT tại nước này sẽ không được sử dụng sách giáo khoa do các nhà xuất bản tư nhân biên soạn và phát hành. Thay vào đó, các trường sẽ phải sử dụng sách giáo khoa lịch sử do chính phủ biên soạn.
Khi đó, bà Park cho rằng những cuốn sách giáo khoa tư nhân quá "thiên tả" đang làm hỏng đầu óc của học sinh. Theo kế hoạch khi đó, chính phủ của bà Park đã làm việc với một hội đồng bí mật để biên soạn những cuốn sách giáo khoa mới, với mục tiêu giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu nước.
Tuy nhiên, kế hoạch của bà Park gặp phải sự phản ứng mãnh liệt.
Những người phản đối chỉ trích bà Park đã đưa nền giáo dục lịch sử của Hàn Quốc quay trở lại với thời cha bà - ông Park Chung-hee nắm quyền. Vào thời điểm đó, chính phủ của ông Park giữ quyền ban hành sách giáo khoa nhằm tìm cách biện minh cho chế độ độc tài của ông.
Khi bản thảo các cuốn sách được công bố vào tháng 11/2015, các đảng đối lập và các học giả nhanh chóng phát hiện ra nội dung cuốn sách này phóng đại thành tựu kinh tế dưới thời ông Park Chung-hee nắm quyền trong khi lảng tránh những bất cập.
Sau khi bà Park Geun-hye bị Quốc hội Hàn Quốc bị buộc tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Giáo dục nước này đã tuyên bố sẽ không yêu cầu các trường học sử dụng sách giáo khoa lịch sử do nhà nước ban hành.
Theo đó, các trường học sẽ được tự do chọn lựa sách giáo khoa do tư nhân hoặc chính phủ biên soạn và phát hành. Tuy nhiên, gần như không có trường nào sử dụng cuốn sách giáo khoa của chính phủ khi nó được phát hành vào đầu năm 2017.
Thư ký báo chí của Tổng thống Moon Jae-in cho biết: "Quyết định này phản ánh lập trường vững chắc của Tổng thống rằng không được sử dụng giáo dục lịch sử phục vụ bất kỳ lợi ích chính trị nào".
Theo quyết định của ông Moon Jae-in, từ năm học sau, các trường học sẽ lại được phép tự chọn bất kỳ loại sách giáo khoa lịch sử nào đã được chính phủ thẩm định.
Lê Văn
" alt=""/>Tân Tổng thống Hàn Quốc bãi bỏ sách giáo khoa do chính phủ biên soạnTrao đổi với đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT, ông Đoàn Văn Hương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng ban chấm thi tự luận Sở GD-ĐT Bắc Kạn, cho biết năm nay Sở đã điều động 38 thầy cô ở các trường THPT trên toàn tỉnh chấm thi tự luận.
Trước khi chia ra chấm thi, Sở tổ chức chấm chung 30 bài, trong đó chấm tập thể 10 bài và theo nhóm với 20 bài.
“Điểm của 30 bài thi được chấm chung này không cao. Trong số này, có 20 bài thi dưới điểm trung bình, bài điểm cao nhất là 7,5. Tuy nhiên, vì chỉ là 30 bài thi trong tổng số 2.572 bài thi tự luận của toàn tỉnh nên về mặt thống kê chưa nói lên được điều gì”, ông Hương nói.
Cô Nông Thị Sen – một cán bộ chấm thi chia sẻ, tính đến hiện tại, với những tệp bài cô đã chấm, đa số các thí sinh làm bài đáp ứng ở mức độ trung bình, tức chỉ đạt tầm 5 - 6 điểm. Cũng có một số bài điểm cao hơn. Điểm cao nhất trong số bài cô đã chấm là 8 điểm. Thấp nhất là 2,75 điểm.
Qua số bài thi mình đã chấm, cán bộ chấm thi Hà Thị Hồng đánh giá sơ bộ, các thí sinh làm bài không tốt bằng năm ngoái.
![]() |
Phòng chấm thi tự luận THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng |
Thầy Hà Cát Khoa- cán bộ được phân công nhiệm vụ chấm kiểm tra cho hay, trong số các túi bài thi, thầy chọn ngẫu nhiên bài điểm cao hoặc thật thấp để chấm. “Bài cao nhất mà tôi rút ra để chấm là bài vòng 1 được 8 điểm, vòng 2 được 7,5 điểm”, cán bộ này cho hay.
Một cán bộ chấm kiểm tra khác cho biết, trong số những túi bài được giao chấm kiểm tra, điểm chênh giữa vòng 1 và vòng 2 không nhiều. Đa số lệch điểm chấm 2 vòng dưới 1, mức lệch phổ biến từ 0,25 và 0,5. Rất ít bài lệch 0,75. Ví dụ sáng nay chỉ có bài này sẽ phải thảo luận, vì vòng 1 chấm 8,5; vòng 2 chấm 7,5.
Tuy nhiên, cũng có bài thi 2 vòng chấm chênh nhau từ 1 đến 1,5 điểm. “Có 1 bài vòng 1 được cán bộ vòng1 cho 8,5 điểm, nhưng cán bộ vòng 2 chỉ chấm 7,5 điểm. Với những bài vênh từ 1 điểm trở lên thì phải có bước thảo luận để thống nhất điểm”, vị này nói.
Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Kạn cho biết thêm, qua các bài đã chấm, quãng điểm trải đủ từ 1 đến 8, nhưng chưa nhiều điểm 8. Mức điểm phổ biến là điểm trung bình. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thí sinh nào bị điểm liệt bài tự luận.
Thanh Hùng
- Tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Cao Bằng, tính tới hiện tại đã có 2 bài thi môn Ngữ văn đạt 8,5 điểm.Nhiều bài thi 5 đến 6 điểm và cũng đã có những bài thi dính điểm liệt.
" alt=""/>Bắc Kạn đã có thí sinh đạt điểm 8 môn Ngữ văn