Theo đó, quy hoạch bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của mạng lưới báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và xuất bản, in, phát hành.
Quy hoạch thống nhất, đồng bộ, phát triển bền vững, hợp lý và hài hòa với các nội dung kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng mạng lưới báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin đối ngoại… có tính định hướng, chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tổ chức, sắp xếp hợp lý, tinh gọn mạng lưới các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại... để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và có giá trị tới nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, quy hoạch nhằm phát huy vai trò của báo chí, xuất bản là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước trong công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách, giáo dục tư tưởng…
Phó Thủ tướng nêu rõ, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021- 2030 là một quy hoạch ngành của Bộ TT&TT và phải bao hàm nội dung của Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Theo Phó Thủ tướng, đây là nhiệm vụ khó khăn, nhạy cảm. Do vậy, Bộ trưởng Bộ TT&TT phải quan tâm chỉ đạo sâu sát, giải quyết ngay những vấn đề vướng mắc trong quá trình xây dựng quy hoạch theo nhiệm vụ được giao.
Bộ TT&TT cần quan tâm phát triển hệ thống thông tin cơ sở; mạng lưới xuất bản gắn với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của chính quyền cơ sở; đổi mới công nghệ, phương thức thông tin; chú trọng hạ tầng công nghệ viễn thông cho vùng sâu, vùng xa.
Xác định rõ đến năm 2025 phải hình thành được những đơn vị truyền thông đối ngoại chủ lực (truyền hình, phát thanh, báo viết, nhà xuất bản). Đồng thời nghiên cứu thêm các phương thức truyền thông đối ngoại khác.
Bên cạnh đó, quy hoạch phải chú trọng cơ chế quản lý nhằm hình thành dòng chảy thông tin chính thống mạnh mẽ trước sự phát triển hết sức nhanh chóng, có tính đột biến các phương thức truyền thông mới đa nền tảng, đa phương tiện, cũng như tình trạng báo hóa tạp chí.
Phó Thủ tướng giao Bộ TT&TT chỉ đạo hoạt động của cơ quan soạn thảo một cách khoa học, nghiêm túc, có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương, lắng nghe ý kiến của các cơ quan truyền thông chính thống, các địa phương, chuyên gia, nhà quản lý… để xây dựng quy hoạch khả thi, có tính mới, đột phá, đi vào thực chất, phù hợp với xu thế phát triển.
Từ đó, Bộ TT&TT khẩn trương hoàn thiện lại dự thảo quy hoạch, lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định, hoàn thành thủ tục để Thủ tướng Chính phủ có thể phê duyệt trong tháng 6/2023.
“Ở tuổi U70, chúng tôi đã có 4 đứa cháu nội - ngoại, còn ai nghĩ tới ngoại tình nhưng ông ấy không tin tôi. Đêm đến, chồng tôi cứ ngồi cửa canh chừng. Nhiều lần trong cơn mơ, ông ấy dọa cả hai cùng nhau chết”, bà nói.
Khi tới viện, ông H. khí sắc kém, mệt mỏi. Bác sĩ khai thác, trò chuyện rất lâu, người đàn ông này vẫn quả quyết vợ ngoại tình và đang tìm bằng chứng. Sau 2 tuần dùng thuốc và tâm lý trị liệu, các biểu hiện hoang tưởng ghen tuông của bệnh nhân giảm. Người bệnh ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn. Hằng ngày, ông H. vẫn tập phục hồi chức năng về giao tiếp xã hội.
Bác sĩ Thu giải thích hoang tưởng ghen tuông là bệnh lý tâm thần, rối loạn nhân cách. Biểu hiện của bệnh bao gồm các hành vi thường xuyên kiểm tra điện thoại, máy tính, tra hỏi, kiểm soát các mối quan hệ của bạn đời. Người bệnh luôn nghi ngờ về sự chung thủy của vợ, chồng và cảm thấy u uất vì nghĩ mình bị phản bội. Thậm chí, bệnh nhân còn đưa ra các bằng chứng, bạo lực với vợ, chồng.
Trường hợp trên, bệnh nhân không chỉ nghi ngờ vợ ngoại tình mà còn thường xuyên đòi hỏi quan hệ tình dục. Nếu không được đáp ứng, ông sẽ nghi ngờ vợ ngủ với người khác, chê chồng.
Người vợ ban đầu cho rằng được yêu nên hạnh phúc. Tần suất quan hệ "chăn gối" quá cao, họ xấu hổ không dám kể với người thân, dẫn tới tâm lý của 2 người đều bất thường.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do di truyền, sang chấn tâm lý. Bệnh âm ỉ trong nhiều năm, bản thân người mắc và gia đình cũng không coi đó là bệnh nên khó chẩn đoán, thậm chí có trường hợp dẫn tới bạo lực gia đình, những người liên quan mới đi khám chuyên khoa tâm thần.
Theo bác sĩ Thu, hiện nay, cách điều trị vẫn ưu tiên sử dụng liệu pháp tâm lý để bệnh nhân thay đổi nhận thức hành vi. Với trường hợp nặng kèm theo rối loạn nhân cách, quan hệ tình dục vô độ, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc điều trị kết hợp.
Rối loạn hoang tưởng nếu không được điều trị có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, gây ra bạo lực hoặc các vấn đề liên quan pháp lý. Khi có các triệu chứng ghen tuông lệch lạc, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm làm giảm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, gia đình.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tòa nhà Sky City Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) sau lùm xùm việc biến một phần diện tích tầng kỹ thuật và tầng mái thành 6 căn penthouse, thanh tra Bộ Xây dựng đã vào cuộc. Sau hơn một năm kết luận thanh tra, tòa nhà vẫn tồn tại những công trình sai phạm trên. Một cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng phụ trách dự án cho biết, thanh tra đã gửi văn bản yêu cầu cưỡng chế. Tuy nhiên, cưỡng chế khó vì chủ đầu tư đã bán lại những căn hộ đó cho khách hàng và việc phá nhà của dân rất khó khăn.
Mới đây nhất, ông Khổng Minh Thảo, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân ký văn bản trình UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn về hành vi thi công công trình sai giấy phép được cấp tại dự án chung cư Mỹ Sơn (62 Nguyễn Huy Tưởng) vì vượt tầng. Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền 1,5 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng được cấp và buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp. Hiện công trình đang bị dừng thi công song việc chủ đầu tư có phá dỡ phần sai phạm hay không chỉ có thời gian trả lời.
Dự án Golden West ở số 2 Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) do Công ty CP Phát triển thương mại Việt Nam (Vietradico) cũng dính lùm xùm khi chủ đầu tư biến ô thoáng thành căn hộ để bán cách đây nửa năm. Nhưng cho đến nay, công trình đã đi vào sử dụng còn thanh tra cũng chỉ dừng ở mức phạt.
Câu chuyện phạt xong rồi để đó cũng diễn ra tại nhiều chung cư: Hồ Gươm Plaza (Hà Đông) tự ý chia nhỏ diện tích căn hộ; chung cư cao cấp BMM (Hà Đông) xây thêm tầng; Dự án Chung cư Star (283 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) biến tầng kỹ thuật thành văn phòng; dự án 165 Thái Hà...
Do pháp luật “lỏng”?
Ông Phạm Gia Yên, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng, các quy định hiện hành pháp luật không rõ và không chuẩn mực trong việc thực hiện xử phạt các công trình sai phạm về xây dựng.
Luật sư Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Công ty Luật Hà Việt phân tích, theo quy định trước đây (Luật Xây dựng 2003 - PV), để đình chỉ công trình xây dựng không phép, phường được quyền cắt điện, cắt nước. Khi đó chủ đầu tư không thể nào làm tiếp được. Thế nhưng bây giờ Luật Xây dựng 2014 không cho phép cắt điện, cắt nước nữa. Điều này khiến chủ đầu tư bất chấp, tiếp tục thi công.
Ngoài ra, theo luật sư Luân, việc phạt tiền, hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động, buộc phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm, buộc khôi phục tình trạng ban đầu (khoản 3 Điều 7). Ứng với Luật Xây dựng 2014 (có hiệu lực từ đầu năm 2015) thì nhiều quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng, theo hai nghị định 180/2007 và 121/2013 đã không còn phù hợp.
“Điều đáng nói là việc thực hiện quy định nộp “chuộc” từ lâu đã bộc lộ nhiều bất ổn. Không chỉ lúng túng, khó xác định số tiền phải nộp đối với các công trình “gạo đã thành cơm” theo yêu cầu của nghị định 121/2013, chính quyền ở nhiều nơi còn có sự lạm dụng “châm chước” ấy để đặt mọi việc vào chuyện đã rồi. Thay vì bắt buộc các chủ đầu tư phải tháo dỡ ngay các diện tích vi phạm và tổ chức cưỡng chế thực hiện thì nhiều địa phương đã chấp thuận cho họ tiếp tục hoàn thành công trình sau khi đóng phạt”, luật sư Luân nói.
Theo Tiền Phong
![]() Nở rộ quảng cáo nhà đất vi phạm, bất chấp lệnh cấmMặc dù hành vi treo quảng cáo trên cây xanh, cột điện, cột tín hiệu giao thông… đã tăng mức phạt gấp 5 lần so với quy định trước đây, thế nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra, bất chấp lệnh cấm. " alt=""/>Hàng loạt công trình sai phép: Phạt xong rồi... để đó
|