Nhiều người hay thích nói cho phụ nữ biết họ phải ngồi như thế nào, giới hạn trong một số tư thế được cho là duyên dáng, gia giáo, trong khi một số dáng ngồi có thể bị cấm dù mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn. Điều này do định kiến giới áp đặt đàn ông phải thế này, phụ nữ phải thế kia trong xã hội loài người.
"Cậu có nhiều lông cơ thể thế, phải wax thường xuyên đi"
Có lông bao phủ trên cơ thể là đặc điểm tự nhiên của con người, có điều gì đáng nói ở đây sao? Những người cho rằng có nhiều lông trên cơ thể, đặc biệt cơ thể phụ nữ, là điều đáng xấu hổ mới là những người phải xem lại kiến thức sinh học của chính mình. Thay vì nói với một cô gái rằng cô ấy nên triệt lông, tại sao không để cô ấy tự quyết định thích hay không thích làm điều đó?
"Con gái đừng có uống bia uống rượu"
Bia rượu không phải đặc quyền của đàn ông, càng không thể đưa ra định nghĩa về phụ nữ. Uống hay không uống là quyền lựa chọn của mỗi người, không liên quan đến việc họ là đàn ông hay phụ nữ.
"Phụ nữ không giỏi lái xe"
Vẫn có những người phụ nữ trở thành phi công, nhà du hành vũ trụ, thủy thủ, tài xế xe tải, vẫn có những người đàn ông không thể thi đậu lấy bằng lái xe, cho nên nhận định phụ nữ lái xe không tốt thật không có cơ sở. Hơn nữa, nhìn vào các số liệu thống kê sẽ thấy hầu hết các vụ tai nạn được gây ra bởi lái xe là nam giới.
"Gì? Em 28 tuổi rồi mà chưa lấy chồng ư?"
Thời điểm một cô gái bước vào tuổi 20, nhiều người háo hức tìm chú rể cho cô ấy. Những người này thường nghĩ con gái đến tuổi là phải lấy chồng, nếu quá lứa là không còn ai thèm lấy, mà không lấy chồng thì cô ấy biết làm gì. Cho nên họ sẽ tọc mạch xem một cô gái yêu ai và lấy ai.
"Sao em không muốn có con? Có con sẽ hoàn thiện một người phụ nữ"
Có con không phải chuyện đùa. Sinh một đứa con, phụ nữ sẽ phải cống hiến toàn bộ thời gian của mình cho đứa trẻ cho tới khi nó lớn. Cho nên hãy để cô ấy tự quyết định. Khi một cô gái cảm thấy sẵn sàng về trí tuệ, thể chất và cảm xúc, cô ấy sẽ làm mẹ.
"Trang điểm tí đi cho nó giống phụ nữ"
Làm thế nào mà trang điểm lại khiến một người trông giống phụ nữ? Phụ nữ trang điểm để trông xinh hơn, điều đó không có nghĩa không trang điểm thì cô ấy không phải phụ nữ. Đâu phải vì là phụ nữ mà một người phải luôn trang điểm, cô ấy sẽ làm đẹp khi nào cô ấy muốn.
"Không biết nấu ăn thì lấy chồng sống thế nào"
Chính lối suy nghĩ cổ hủ đã ăn mòn vào não khiến mọi người rằng nhiệm vụ nấu ăn là của người phụ nữ trong gia đình. Cứ như thể phụ nữ sinh ra là để nấu ăn vậy, trong khi nấu ăn là kỹ năng để mỗi người có thể tự chăm sóc bản thân bất kể đàn ông hay đàn bà.
"Chồng có cho em đi làm sau khi kết hôn không?"
Có công việc hay không lại là một vấn đề nữa liên quan đến quyền lựa chọn của mỗi người. Chồng một người phụ nữ có thể đưa ra gợi ý về việc cô ấy nên đi làm hay ở nhà, nhưng nhất định không phải người có thể áp đặt cô ấy trở thành người đi làm hay thất nghiệp.
Theo Dân trí
“Theo đánh giá từ dữ liệu của chúng tôi, những người làm tốt trong công ty đều đã kết hôn hoặc có bạn trai”, một người tuyển dụng nói.
" alt=""/>Những câu nói gây khó chịu cho phụ nữTuy nhiên, khi chàng 18 tuổi còn nàng 15 tuổi, cả hai phải tách xa nhau. Paul chuyển đến Toronto để làm việc. Một năm sau, khi ông quay lại tìm Harvey, bà đã chuyển đến sống ở một thị trấn khác.
Cuối cùng, cả hai đều kết hôn với người khác.
![]() |
Ông Paul và bà Harvey thời còn trẻ. |
Năm 2017, chồng Harvey qua đời vì ung thư. Hai người đã kết hôn hạnh phúc trong 57 năm và có với nhau 5 người con. Hai năm sau, Helen, người vợ gần 60 năm của Paul, cũng qua đời vì mắc nhiều bệnh, trong đó có chứng mất trí nhớ. Họ cũng có với nhau hai mặt con.
Chính nỗi đau mất đi người bạn đời một lần nữa đưa cặp tình nhân ngày nào trở về bên nhau.
Khi Harvey hay tin vợ của Paul qua đời, bà đã gọi điện để an ủi ông. Sau đó, hai người trò chuyện nhiều hơn về cuộc sống hiện tại, con cháu của mình và cả những ngày hạnh phúc khi xưa.
"Chúng tôi đã bắt đầu trò chuyện 1 lần/tuần, rồi 2 lần, 3 lần/tuần, cuối cùng là hầu như ngày nào cũng tâm sự. Chúng tôi đã thực sự kết nối lại mặc dù không gặp nhau trong ngần ấy năm", cụ ông 84 tuổi nói.
![]() |
Cặp uyên ương tìm về với nhau khi đều đã ngoài 80 tuổi. |
Sau nhiều ngày nói chuyện qua điện thoại, video, Harvey khiến Paul bất ngờ khi đến Toronto thăm ông. Chỉ ba ngày sau khi tái hợp, hai người đã sẵn sàng làm đám cưới.
Ngày 8/8/2020, cặp tình nhân già trao lời thề ước tại một nhà thờ trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè thân thiết. Vì dịch bệnh, hai bên phải hạn chế khách mời tham dự.
Paul Ivany, người chủ trì hôn lễ, bày tỏ: "Trong sự nghiệp của mình, tôi đã cử hành hơn 500 lễ cưới nhưng đây là lễ cưới cảm động nhất, sâu sắc nhất mà tôi từng tham gia".
Vào tháng 2 tới, Paul sẽ bắt đầu điều trị ung thư dạ dày. Ở bên ông lúc này luôn có người bạn gái gặp thời son trẻ, cam kết sẽ ở bên cạnh ông vào những lúc hạnh phúc và khó khăn nhất.
Một cô dâu ở Ấn Độ đã kết hôn với nhân viên soát vé xe buýt sau khi chú rể đột ngột mất tích vào ngày diễn ra hôn lễ.
" alt=""/>Tái hợp mối tình đầu sau gần 70 nămNam tính độc hại là tiêu chuẩn sai lệch về cách hành xử "như một người đàn ông", nó còn là áp lực đè nặng lên nam giới từ những kỳ vọng huyễn hoặc của gia đình, xã hội. Nam tính độc hại là gánh nặng cho một người đàn ông ngay khi họ chào đời cho tới khi trưởng thành, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của đàn ông cũng như là cơn ác mộng với những người xung quanh khi bị sự độc hại ảnh hưởng.
Ngay cả những triết gia thông thái nhất trong triết học phương Tây và phương Đông cũng đánh giá đàn ông ở vị thế xã hội cao hơn phụ nữ. Aristotle không cho rằng việc xem phụ nữ như nô lệ là đúng đắn nhưng vẫn đánh giá mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, phụ nữ thiếu quyết đoán so với đàn ông, phụ nữ là thuộc về một gia đình nào đó, đàn ông mới được xem là công dân chính thống của quốc gia. Phụ nữ dễ thương cảm và hay khóc, có tính đố kỵ, không biết xấu hổ, giả dối, dễ bị lừa, dễ bị kích động, nam giới thì khác dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Plato cho rằng giữa phụ nữ và nam giới có mối quan hệ như việc bảo vệ, giám hộ của nhà nước đối với người yếu thế hơn. Hegel cho rằng đàn ông và phụ nữ có sự bổ sung cho nhau nhưng đàn ông vẫn đóng vai trò chủ đạo. Arthur Schopenhauer lại gắn hình ảnh khờ khạo, phù khiếm, tầm nhìn ngắn, như những những đứa trẻ to xác với phụ nữ. Khổng Tử nói: "Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán", tức chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là không giáo dục được, gần thì vô lễ, xa thì trách móc.
"Trọng nam khinh nữ" hằn sâu trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa người Việt nói riêng. Vai trò của người nam luôn được đề cao hơn người nữ, đặc biệt hằn sâu trong tư tưởng Nho giáo được truyền qua các triều đại phong kiến hàng nghìn năm.
>> Đòi hỏi phụ nữ chia đều sinh hoạt phí với chồng
Trong tiếng Hán, có 16 chữ mang ý coi thường phụ nữ. Trong ngôn ngữ của người Việt có nhiều câu nói mang tính miệt thị, hạ đẳng phụ nữ và được sử dụng rất phổ biến như: "Đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" ý đánh giá thấp sự sâu sắc của phụ nữ, "dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về", "đàn bà tiểu không qua ngọn cỏ"... ý nói phụ nữ luôn ở vị thế thấp hơn đàn ông, có nhận thức thấp kém, cần được người đàn ông giáo dục hay từ "đàn bà" thường được dùng như một tính từ mang nghĩa tiêu cực. Nhiều vùng ở Việt Nam vẫn xem những người không sinh được con trai là người không được ngồi "mâm trên".
Ngày nay, nam tính độc hại tồn tại khắp nơi trên thế giới và ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều gia đình. Tình trạng các cặp vợ chồng tan vỡ hôn nhân hay sống không hạnh phúc chỉ vì không sinh được con trai vẫn tồn tại. Bạo lực gia đình diễn ra phổ biến trong đó người vợ, con nhỏ thường là nạn nhân.
Thứ hai, đàn ông Việt cô đơn, đối diện với các vấn đề "cơm, áo, gạo, tiền" mà thiếu sự đồng cảm của gia đình và xã hội khi xem đó là trách nhiệm đương nhiên của phái mạnh, khiến họ bị trầm cảm, có thể tìm đến bia rượu hay các chất gây nghiện khác để giải tỏa.
Thứ ba, trong quan niệm truyền thống, người nam luôn được coi là tác nhân chính gây ra bất bình đẳng giới, bởi thế các chính sách có xu hướng nâng cao vị thế của người phụ nữ. Tuy nhiên cả hai giới cần được đánh giá cụ thể vai trò trách nhiệm của mình trong vấn đề này.
Thứ tư, khái niệm "nam tính" trong nam tính độc hại được đóng khung là tính cách của người đàn ông, nhưng thực tế đó là khái niệm đa giới, từ đó một số vấn đề xã hội bị phớt lờ như việc bạo hành gia đình về tinh thần, thể xác mà người chồng là người bị bạo hành hay việc nữ sinh bắt nạt nam sinh trong môi trường học đường.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Nam tính độc hại