Học giả An Chi. Ảnh: Lữ Ngàn.
Theo tin từ đơn vị xuất bản sách của học giả An Chi, ông qua đời hôm 12/10 vì tuổi cao sức yếu.
An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, bút danh Huệ Thiên, Viễn Thọ… Ông sinh năm 1935 ở Bình Hòa, Gia Định, nay là quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Cái tên An Chi đã quen thuộc với giới nghiên cứu ngôn ngữ và độc giả yêu kiến thức kể từ khi ông đảm nhận chuyên mục giải đáp "Chuyện Đông, chuyện Tây" trên tạp chí Kiến thức ngày nay(thời gian 1992-2008).
Là người thông kim bác cổ, học giả An Chi không ngừng vươn lên, bồi bổ kiến thức cho bản thân phần nhiều từ quá trình tự học không ngừng nghỉ.
Kể từ khi bước vào con đường nghiên cứu đến nay, những bài viết rời trên các báo, tạp chí đã được ông phân loại, tập hợp và gửi đến độc giả qua nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó có thể kể đến: Chuyện Đông chuyện Tây, Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm, Từ nguyên, Từ thập nhị chi đến 12 con giáp...
![]() |
Bộ sách Chuyện Đông chuyện Tây. Ảnh: Đình Ba. |
Trong đó, Chuyện Đông chuyện Tâylà bộ tác phẩm dày dặn hơn 2.500 trang, đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ hai. Trong bộ sách này, tác giả dẫn dắt người đọc qua đủ loại kiến thức Đông Tây, kim cổ bằng những kiến giải khoa học. GS Cao Xuân Hạo nói: “Nhiều bài giải đáp của An Chi làm cho người đọc thấy hé mở ra những luận điểm khoa học quan trọng và thú vị”.
Rong chơi miền chữ nghĩacũng là bộ sách đầy đặn với dung lượng hơn 2.000 trang bàn về ngữ nghĩa. Trong bộ sách, những kiến giải của học giả An Chi đều xuất phát từ sự nghiên cứu khoa học, “nói có sách, mách có chứng” cùng nhận xét thẳng thắn và hấp dẫn độc giả trong cuộc "rong chơi" cùng những kiến thức ngôn ngữ, từ nguyên.
Theo Zing
" alt=""/>Học giả An Chi qua đời“Đây là công thức rất tốt đối với chúng tôi”, ông nói. Theo người đứng đầu Apple, những phẩm chất này sẽ tạo ra một nền văn hóa công sở tham vọng nhưng vẫn có tính hỗ trợ. Dường như ông đã xếp 4 phẩm chất theo thứ tự quan trọng. Lý do khả năng hợp tác quan trọng là vì nó kết hợp 3 kỹ năng còn lại. “Chúng tôi tìm kiếm cảm giác căn bản, đó là khi tôi chia sẻ ý tưởng với bạn, ý tưởng đó sẽ phát triển ngày một lớn hơn và tốt hơn. Quy trình ấy là cách mà Apple làm ra các sản phẩm”.
Ý thức làm việc nhóm kết hợp với sự tò mò và sáng tạo để sáng tạo ý tưởng mới hoặc cải thiện ý tưởng cũ. “Chúng tôi tìm những người có suy nghĩ khác biệt, có thể nhìn vào một vấn đề và không bị cuốn vào giáo điều. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng không có câu hỏi nào ngu ngốc cả. Thật tuyệt vời khi ai đó bắt đầu đặt câu hỏi như một đứa trẻ”.
Dù vậy, chiến thuật tuyển dụng của Apple có đảm bảo môi trường làm việc tích cực không lại là một chuyện khác. Năm nay, “táo khuyết” rớt khỏi danh sách những công ty toàn cầu có văn hóa công sở tốt nhất của Comparably. Văn hóa công sở tại gã khổng lồ Mỹ nhận điểm “C” dù xếp hạng 14 năm ngoái.
Apple cũng rơi 20 bậc trên bảng xếp hạng nơi làm việc tốt nhất tại Mỹ của Glassdoor, từ 31 xuống 56. Đánh giá của nhân viên trên cả Comparably và Glassdoor đều nhắc đến vấn đề cân bằng công - tư nghèo nàn, lịch trình thất thường và áp lực cao trong môi trường cạnh tranh.
Trước những khiếu nại về văn hóa “độc hại” xuất hiện hồi tháng 9, Apple khẳng định luôn cam kết tạo ra và duy trì văn hóa tích cực.
Theo ông Cook, chiến thuật tuyển dụng của Apple đã tồn tại ít nhất 6 năm. Tháng 10/2016, ông cho biết Apple tìm kiếm sự xuất sắc, quyết tâm, tò mò, tập trung vào nhóm và chủ nghĩa lý tưởng muốn thay đổi thế giới trong các nhân viên của mình.
Du Lam (Theo CNBC)
" alt=""/>4 phẩm chất Tim Cook tìm kiếm ở nhân viên Apple