Mẫu điện thoại mới có tên gọi AE+Y, được làm từ vàng 18-carat, bán với giá 57.400 USD. Aesir nói chiếc điện thoại gần như đóng vai trò là một mẫu vật trong bộ sưu tập của người mua, chứ không phải là một chiếc điện thoại bình thường. Nó không hỗ trợ email, Internet, camera hay không thể chơi bất cứ loại game nào.
AE+Y có thiết kế dạng khối lớn, bàn phím trông như dây của một chiếc đồng hồ đắt đỏ. Kế hoạch của Aesir là cứ 18 tháng sẽ sản xuất một mẫu điện thoại “vàng bạc kim cương” như thế này, và chỉ sản xuất không quá 5.000 chiếc để đảm bảo giá trị của thiết bị.
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào cuộc chơi điện thoại xa xỉ. Nhà sản xuất Gresso của Nga cũng đã phát triển mẫu iPhone 4 “Lady Blanche” giá 30.000 USD được làm từ kim cương và có vỏ bọc ngoài trong suốt. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ Tag Heuer thì cho ra mẫu điện thoại Andriod “Link Phone” có giá “mềm” hơn một chút, dưới 7.000 USD.
" alt=""/>Chiếc điện thoại bằng vàng ròng 18Cách làm cũ đã không còn thu hút
Từ trước đến nay, khi làm điện thoại thương hiệu Việt, các công ty trong nước thường làm theo kiểu “ăn xổi”, đó là đưa ra các yêu cầu của mình cho các nhà máy ở Trung Quốc sản xuất, sau đó đem về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Hướng đi của các công ty làm điện thoại kiểu này là tạo ra những chiếc điện thoại nhiều sim, sóng và chú trọng đến các tính năng như pin lâu, giải trí là chính. Một vài công ty như Q-Mobile hay FPT Mobile cũng tung ra những chiếc điện thoại smartphone giá rẻ chạy hệ điều hành Android, nhưng lại không tạo ra những giá trị phần mềm một cách rõ ràng trên đó.
Với cách làm này, rất nhiều người cho rằng những chiếc điện thoại thương hiệu Việt trên thị trường hiện nay có quá ít “chất Việt”, thay vào đó nó mang đậm chất của những nơi sản xuất ra chúng. Bên cạnh đó chất lượng của những chiếc điện thoại thương hiệu Việt kiểu này nhiều lúc cũng chưa cao, vì đa số đều thuộc các dòng giá rẻ và sản xuất tại các nhà máy ít được biết đến, khiến người dùng cũng chưa hài lòng.
Việc vẫn tiếp tục bám trụ vào những chiếc điện thoại thương hiệu Việt theo kiểu như trên và không tạo ra nhiều sự thay đổi, khiến cho tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt đang bị sút giảm trầm trọng. Số liệu từ IDC cho thấy, trong quý II/2011, tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt (trừ các điện thoại thương hiệu Trung Quốc) trên thị trường chỉ còn chiếm 13,5%, một sự sụt giảm rất lớn khi ở thời điểm cuối năm ngoái, tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt chiếm tới hơn 30% trên thị trường.
![]() |
Zingphone mở ra cách mạng mới về thương hiệu Việt trên điện thoại. Ảnh: Lê Mỹ |
Mở ra cách làm mới
" alt=""/>Điện thoại thương hiệu Việt tạo đột phá với smartphone