Như chúng ta đã biết, sợi carbon trở nên khá phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô và xe thể thao nhờ trọng lượng nhẹ và độ bền cao. Tuy nhiên, chúng thường chỉ dùng cho các chi tiết vỏ xe hay một phần trong cấu tạo khung gầm, nội thất. Vì vậy, nếu biến sợi carbon có thể lưu trữ và truyền năng lượng thì đó sẽ là sự phát triển đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể khi sản xuất pin nhẹ hơn, hiệu quả hơn các loại pin Lithium hay ắc quy truyền thống.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển) đã phát hiện ra rằng việc sử dụng pin cấu trúc dựa trên sợi carbon có thể tăng phạm vi chạy xe điện lên 70% nhờ trọng lượng nhẹ. Bên cạnh đó, pin làm từ sợi carbon không chứa bất kỳ chất dễ bay hơi nào, khiến chúng an toàn và ít bị cháy hơn.
Hãy thử tưởng tượng, thay vì cụm pin nặng nề được đặt riêng ở dưới sàn xe hay một vị trí nhất định thì giờ đây, khung hay vỏ xe cũng có thể là nơi lưu trữ năng lượng. Về lý thuyết, cách làm này sẽ giảm trọng lượng chiếc xe điện đáng kể, đồng thời tăng tuổi thọ pin cũng như thời gian sạc so với cụm pin truyền thống nặng nề.
Giám đốc điều hành Sinonus, ông Markus Zetterström hy vọng sẽ thương mại hóa công nghệ pin sợi carbon cho các ứng dụng quy mô lớn như máy tính, máy bay không người lái, xe điện và thậm chí cả máy bay. Nhưng hiện nay, công nghệ này mới đang được sử dụng để thay thế pin AAA trong các thiết bị điện tử nhỏ.
Theo Rideapart
Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), Việt Nam hiện đang khai thác 5 tuyến cáp quang biển quốc tế gồm AAG, AAE-1, APG, SMW3 và IA với tổng dung lượng đang sử dụng hơn 20 Tbps, và tổng dung lượng khả dụng là 34Tbps. Toàn bộ các tuyến cáp biển này đều kết nối ra phía Đông qua Biển Đông từ 6 trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng, Quy Nhơn và Vũng Tàu.
Về điểm kết nối, 90% dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam là tới các hub lớn trong khu vực châu Á và 10% còn lại kết nối tới các hub thuộc châu Âu và Mỹ.
Đáng chú ý, các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam đang sử dụng, trung bình mỗi năm gặp 15 sự cố. Giai đoạn trước năm 2022, thời gian sửa chữa cáp biển kéo dài từ 1 – 2 tháng/sự cố. Từ năm 2022 đến nay, thời gian khắc phục sự cố cáp biển đã kéo dài hơn.
Chia sẻ tại Internet Day 2024 diễn ra mới đây, đại diện Cục Viễn thông chỉ rõ một trong những định hướng lớn đã được xác định tại Chiến lược hạ tầng số của Việt Nam là đảm bảo thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu toàn cầu.
Cụ thể, để đảm bảo thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu toàn cầu, trong năm 2025 Việt Nam sẽ đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác, đồng thời dự kiến bổ sung tối thiểu 8 tuyến cáp biển vào năm 2030, nâng tổng dung lượng thiết kế đáp ứng yêu cầu dự phòng tối thiểu “1+2”.
“Điều này đảm bảo tính bền vững, an toàn của hạ tầng viễn thông quốc tế, đảm bảo kết nối không bị gián đoạn, tăng cường năng lực băng thông kết nối quốc tế”, đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.
Từ 3 suất chiếu từ những ngày đầu, phim được tăng lên hàng chục suất chiếu tại một cụm rạp và từ một cụm rạp của Nhà nước, cơn sốt Đào, Phở và Piano đã lan ra rất nhiều cụm rạp khác bắt đầu từ Hà Nội và hiện tại là TP.HCM. Chắc chắn bộ phim này sẽ còn được nhắc tới nhiều và doanh thu của phim sẽ không chỉ dừng lại ở con số 2,2 tỷ đồng.
Theo nguồn tin của VietNamNet, chi phí sản xuất củaĐào, Phở và Pianolà 22 tỷ đồng. Với sự đón nhận của khán giả cả nước, bộ phim này hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn khi các rạp đang chiếu Đào, Phở và Pianophi lợi nhuận, toàn bộ tiền bán vé được nộp ngân sách.
Một trích đoạn trong phim (Nguồn: Doãn Quốc Đam):
Quỳnh An