Mees Hilgers không thể lên tập trung đội tuyển Indonesia vì chưa bình phục chấn thương (Ảnh: AFC).
Do chưa có thể trạng tốt nhất, Mees Hilgers không được bố trí đá chính. Mãi tới phút 84, anh mới được tung vào sân trong bối cảnh Twente rất cần gia cố hàng thủ để bảo toàn tỷ số hòa trước Ajax.
Bất chấp việc Mees Hilgers đã ra sân trước Ajax nhưng CLB Twente vẫn quyết định không để trung vệ 23 tuổi này lên tập trung đội tuyển Indonesia với lý do anh chưa bình phục hoàn toàn chấn thương và cần thêm thời gian nghỉ ngơi.
Quyết định trên đã khiến phía Indonesia vô cùng tức tối. Bởi lẽ, họ rất cần Mees Hilgers tham dự hai trận đấu với các đối thủ mạnh hơn rất nhiều là Nhật Bản và Saudi Arabia diễn ra trong vài ngày tới.
Mees Hilgers là cầu thủ ở đẳng cấp châu Âu. Cầu thủ này được chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt định giá tới 10 triệu euro, tức gần gấp đôi giá trị của cả đội tuyển Việt Nam cộng lại. Ở mùa giải này, Mees Hilgers ra sân gần như toàn bộ các trận đấu với Twente. Anh chỉ vắng mặt trận đấu với Nice ở Europa League vì chấn thương.
Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) buộc phải chấp nhận quyết định của CLB Twente bởi họ có quyền không nhả cầu thủ chấn thương cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, người hâm mộ Indonesia đã điên cuồng trút giận lên CLB Twente.
CĐV Indonesia không hài lòng với việc CLB Twente giữ người. Họ đã tấn công trang mạng xã hội của CLB này (Ảnh: Twente).
Ngày hôm nay, nhiều cổ động viên (CĐV) xứ Vạn đảo đã tấn công trang mạng xã hội của Twente để trút giận. Nhiều người cho rằng CĐV Indonesia đã tạo nên hình ảnh xấu xí trong mắt người hâm mộ quốc tế.
CLB Twente vẫn chưa đưa ra bình luận nào liên quan tới động thái "tấn công" của CĐV Indonesia. Họ cũng không giải thích thêm về trường hợp của Mees Hilgers.
Hiện tại, Indonesia xếp thứ 5 bảng C vòng loại thứ ba World Cup 2026 với 3 điểm. Họ có bằng điểm với Trung Quốc và kém ba đội Australia, Saudi Arabia, Bahrain 2 điểm. Indonesia sẽ gặp Nhật Bản vào ngày 15/11 và sau đó gặp Saudi Arabia vào ngày 19/11. Cả hai trận đấu này đều được tổ chức trên sân nhà của Indonesia.
" alt=""/>Indonesia bất ngờ nhận tin sét đánh, CĐV điên cuồng trút giậnNguyễn Thùy Linh có chiến thắng trong trận chung kết (Ảnh: Hải Long).
Trận chung kết diễn ra với ưu thế nghiêng về phía Nguyễn Thùy Linh. Tay vợt nữ số một Việt Nam dễ dàng giành thắng lợi 21-15 trong ván một.
Dù vậy, sang ván thứ hai, Kaoru Sugiyama vùng lên mạnh mẽ. Tay vợt người Nhật Bản liên tục bám sát Nguyễn Thùy Linh. Thậm chí, Kaoru Sugiyama còn dẫn trước Thùy Linh 20-19 ở điểm số quyết định của ván đấu thứ hai.
Nguyễn Thùy Linh chiến thắng đối thủ người Nhật Bản Kaoru Sugiyama với tỷ số 2-0 (Ảnh: Hải Long).
Đây là lần thứ 3 liên tiếp tay vợt nữ số một Việt Nam vô địch giải đấu này (Ảnh: Hải Long).
Tuy nhiên, nhờ sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả nhà, cộng với kinh nghiệm của mình, Nguyễn Thùy Linh ghi liền 3 điểm liên tiếp, lần lượt gỡ hòa 20-20, rồi thắng ngược 22-20.
Chung cuộc, Nguyễn Thùy Linh đánh bại Kaoru Sugiyama với tỷ số 2-0 (21-15 và 22-20). Qua đó, Nguyễn Thùy Linh lần thứ 3 liên tiếp vô địch đơn nữ giải cầu lông Việt Nam mở rộng.
Ngôi vô địch giúp Nguyễn Thùy Linh nhận 7.500 USD (hơn 184 triệu đồng) tiền thưởng từ Ban tổ chức giải, cùng một số điểm thưởng, có thể giúp cô thăng hạng trên bảng xếp hạng các tay vợt đơn nữ thế giới.
" alt=""/>Nguyễn Thùy Linh vô địch giải cầu lông Việt Nam mở rộng 2024Pickleball gây sốt thế giới khi kéo nhiều người đến sân nhưng môn thể thao này không thu hút người xem trên truyền hình (Ảnh: Getty).
Theo tờ báo này, môn thể thao pickleball đã thành công trong việc xâm chiếm các không gian giải trí của nước Mỹ, nhưng việc nó xâm chiếm được thị hiếu của người xem truyền hình vẫn rất khó khăn so với các môn bóng đá, quần vợt, bóng chày hay bóng rổ.
Tờ Timescho rằng chính vì là môn thể thao quá dễ học, dễ chơi lại trở thành điểm yếu của pickleball khi phát sóng trên truyền hình, bởi nó khiến khán giả cảm thấy nhàm chán và gây buồn ngủ.
"Sự thật là không ai đủ kiên nhẫn để ngồi xem trọn vẹn 5 phút một trận pickleball được chiếu trên truyền hình. Thậm chí xem qua máy tính hay điện thoại cũng vậy, họ ngay lập tức chuyển kênh hoặc chuyển sang xem tin tức khác", tờ Timeskhẳng định.
Nhà báo Benjamin Hart của tờ NYmagcũng đồng ý khả năng thu hút khán giả xem pickleball trên truyền hình là không cao mặc dù môn thể thao này đang gây sốt trên toàn thế giới.
"Tính dễ tiếp cận của môn thể thao này cùng với không gian chơi chỉ bằng một phần nhỏ so với sân tennis là ưu điểm của pickleball nhưng nó lại là điểm yếu chí tử khi phát sóng trên truyền hình.
Ở các môn thể thao khác, những người chơi giỏi nhất thế giới chắc chắn là VĐV tài năng, nhưng với môn pickleball thì bất kỳ ai cũng có thể chơi và không có khoảng cách rõ rệt giữa VĐV tài năng và VĐV có kỹ thuật bình thường.
Các kỹ thuật của pickleball đơn giản khiến các tình huống trên sân cũng rất dễ đoán, người chơi cũng không cần phải di chuyển nhiều khi hầu hết đều phải bám lưới để ngăn cản đối thủ và tạo ra sự đơn điệu, nhàm chán.
Pickleball rõ ràng là môn thể thao được thiết kế riêng cho những người có thể lực kém", nhà báo Benjamin Hart khẳng định.
Thêm một lý do nữa khiến các trận đấu pickleball phát sóng trên truyền hình khiến người xem cảm thấy khó chịu là âm thanh phát ra từ quả bóng.
"Tiếng rắc của một cây gậy bóng chày; tiếng đập của một quả bóng tennis; tiếng đập tàn bạo của các cơ thể va vào nhau trong môn bóng bầu dục, tất cả đều tạo ra âm thanh gây kích thích người xem.
Còn âm thanh chủ đạo của pickleball là tiếng "cộc và ken" rất chói tai, lặp đi lặp lại. Nói đúng hơn đó là tiếng ồn, gây ra sự khó chịu vô cùng. Pickleball có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định, nhưng để được phát sóng vào giờ vàng trên truyền hình quả thật là điều ngớ ngẩn", nhà báo Benjamin Hart chốt lại.
" alt=""/>Báo Mỹ: "Pickleball chiếu trên truyền hình khiến khán giả ngủ gật"