Trên hai mẫu máy cao cấp Galaxy S10 và S10+, hãng đã tích hợp cảm biến vân tay trên màn hình để mở khóa thay vì phím nguồn hoặc mặt lưng. Thực tế, công nghệ này không mới khi nó đã được ứng dụng lần đầu trên chiếc Vivo X21 UD ra mắt tháng 3/2018, sau đó là nhiều sản phẩm khác như OnePlus 6T hay Huawei Mate 20 Pro.
![]() |
Vân tay siêu âm trên S10 và S10+ cho khả năng bảo mật an toàn hơn những mẫu máy dùng cảm biến quang học. Ảnh: Thành Duy. |
Tuy nhiên, Samsung đã sử dụng cảm biến siêu âm thay vì cảm biến quang học như trên những sản phẩm khác. Đầu đọc vân tay siêu âm cho phép phát hiện các đường vân và tạo ra bản đồ vân tay 3D của người dùng, giúp nâng cao khả năng bảo mật so với cảm biến quang học thông thường. Theo The Verge, công nghệ này cũng hoạt động ổn định và chính xác hơn so với những cảm biến vân tay trước đây.
Bộ đôi Galaxy S10 và S10+ được trang bị cụm 3 camera ở mặt lưng, 2 trong số đó sở hữu chống rung quang học. Trong đó, một camera góc rộng (77 độ) có độ phân giải 12 megapixel, khẩu độ f/1.5-F/2.4, một camera telephoto (45 độ) 12 megapixel f/1.4 và thêm một camera góc siêu rộng (123 độ) 16 megapixel f/2.2. Người dùng có thể chuyển nhanh giữa 3 góc chụp trên giao diện chính, zoom từ 0,5x đến 2x quang học.
Những thông số này có thể không gây ấn tượng bằng 48 MP trên một số mẫu điện thoại như Honor V20 hay Xiaomi Mi 9. Tuy nhiên, số "chấm" trên camera không nói lên tất cả. Một ngày sau khi ra mắt, chiếc Galaxy S10+ đã nhanh chóng đạt số điểm camera tương đương với Huawei Mate 20 Pro và P20 Pro tại chuyên trang đánh giá camera DxOMark. Điều đó cho thấy sức mạnh không hề nhỏ của cụm camera này.
Theo SCMP, bộ ba Galaxy S10 cũng gây được nhiều ấn tượng với người dùng nhờ ngoại hình khá bắt mắt. Dù có kích thước lớn nhưng hai chiếc S10 và S10+ có trọng lượng khá nhẹ, mang lại cảm giác sử dụng, cầm nắm thoải mái. Nó cũng mỏng hơn đáng kể khi so với những chiếc điện thoại cao cấp nhất hiện tại như Honor V20, Xiaomi Mi Mix 3.
" alt=""/>Galaxy S10 có thể thắng lớn ở nhiều nơi, nhưng sẽ khó ở Trung Quốc
Ngày nay, nhiều thương hiệu và công ty đều trang bị chức năng hỗ trợ khách hàng thông qua bot dịch vụ khách hàng trên trang web của họ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng vào năm 2020, bot sẽ là mục tiêu chính để hỗ trợ khách hàng trong các tổ chức lớn. Nhưng như công nghệ hiện tại, nó được lập trình thủ công và khách hàng phải hỏi đúng câu hỏi hoặc bao gồm các từ khóa phù hợp để bot hiểu. Tuy nhiên, hãng Nuance Communication đã công bố một công nghệ mới gọi là Project Pathfinder nhằm mục đích làm cho bot thông minh hơn rất nhiều.
Thay vì sử dụng các kịch bản được tạo sẵn, Project Pathfinder tận dụng việc học máy và AI để tự đọc và học bản sao các cuộc hội thoại hiện có giữa người tư vấn và khách hàng. Từ đó hệ thống này sẽ tự tạo ra một quy trình tư vấn thông minh dựa trên dữ liệu đó.
Hệ thống có thể xây dựng một bản đồ các cuộc hội thoại, tự phân nhánh cấu trúc các câu hỏi thường gặp, đưa ra nhiều giải pháp thông minh để trả lời khách hàng từ câu hỏi đầu tiên cho đến phân nhánh chi tiết các câu hỏi chuyên sâu hơn. Vì vậy, trong khi các bot trò chuyện hiện tại chỉ có thể giải quyết các câu hỏi cơ bản như "Số dư tài khoản của tôi còn bao nhiêu?" Project Pathfinder cho phép hệ thống giải quyết các câu hỏi phức tạp hơn mà hiện nay đều phải do con người thực hiện.
Công nghệ này sẽ có các ứng dụng đặc biệt hữu ích trong các ngành như tài chính và chăm sóc sức khỏe, nơi các câu hỏi đòi hỏi quyền riêng tư. Nuance hiện đang làm việc với một số đối tác chiến lược giấu tên, và dự kiến sẽ giới thiệu rộng rãi Project Pathfinder vào mùa hè này.
An Nhiên (theo Engadget)
Một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) đã tìm ra một loài người chưa từng được tìm ra trước đây từ ADN người châu Á hiện nay.
" alt=""/>Công nghệ AI mới giúp bot trò chuyện thông minh hơn