1. Thiếu kỷ luật: phần lớn các bạn trẻ thuộc thế hệ Z không có kế hoạch làm việc một cách bài bản, không có thời gian biểu chính xác cho công việc và bản thân. Thay vào đó, các bạn thường tiện đâu làm đó, thích gì làm nấy, dẫn đến việc thường xuyên phải chạy deadline, công việc kém hiệu quả. Nếu tinh thần của các bạn ổn định thì sẽ hoàn thành được deadline. Ngược lại, khi mệt mỏi, rệu rã, các bạn dễ làm hỏng việc.
2. Ảo tưởng sức mạnh: Một ngày ai cũng chỉ có 24 giờ đồng hồ thôi, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ đang cho rằng mình có thể làm được rất nhiều thứ, dẫn đến mọi thứ đều lan man và không có trọng tâm. Kết quả là không có chuyện gì đạt kết quả tốt so với mục tiêu đặt ra. Người xưa hay nói "trông thì rất bận nhưng không có gì ra hồn" chính là phản ánh cho là tình trạng này.
3. Xa rời thực tế:Điểm mạnh nhất của thế hệ Z có lẽ là công nghệ và sự sáng tạo. Nhưng vấn đề là các em lại đang rời xa thực tế cuộc sống khi nghĩ về thị trường lao động, môi trường làm việc, văn hóa, định hướng, tầm nhìn doanh nghiệp...
Hay ở góc nhìn của thế hệ 9X, 8X chúng tôi khi làm lãnh đạo là "hãy lấy bức tranh của các em ấy vẽ ra về tương lai rất đẹp và tươi sáng phía trên mặt đất, ghép thêm một mảnh giấy phía dưới nữa là lòng đất để vẽ mạch nước ngầm, bón phân thế nào ra sao cho cái đẹp kia nó phát triển và tồn tại được. Chứ đào tạo các em ấy về thực tế thị trường, thực tế nền kinh tế thì như muối bỏ bể thôi do tâm hồn vẫn 'bay' lắm". Vì vậy, khi kinh tế suy thoái, các em thường bị sốc do "cú tát" từ đời thực.
>> Sinh viên mới ra trường đòi tôi trả lương 25 triệu
Là một 9x đời đầu và cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió của cuộc đời để giác ngộ, tôi cũng từng trẻ như các bạn Gen Z bây giờ, nhưng thế hệ chúng tôi chịu khó học hỏi và kỷ luật hơn nhiều các bạn trẻ ngày nay. Chúng tôi tôn trọng tập thể, tuân thủ giờ giấc và quy tắc làm việc nhóm, chứ không ào ào, tự do cá nhân như thời nay.
Là lãnh đạo cao nhất của một doanh nghiệp, tôi có bốn điều khuyên các bạn trẻ Gen Z:
Thứ nhất, hãy tập trung làm tốt công việc của mình được cấp trên giao. Nếu làm tốt, các bạn tự nhiên sẽ tỏa sáng.
Thứ hai, nếu không được lãnh đạo ghi nhận, hãy tự hỏi "tại sao lại như vậy?" và thử tìm cách thay đổi bản thân để nhận được những kết quả xứng đáng hơn thay vì than trách, đổ lỗi.
Thứ ba, mỗi người có một phong cách làm việc, đừng lấy góc nhìn và cách làm của mình áp đặt cho người khác. Bạn nên nhìn lên để học được cái tốt cho mình, không thì bỏ qua. Và đặc biệt, hãy tôn trọng ý kiến và quyết định của cấp trên vf dù gì bạn cũng đang là nhân viên.
Cuối cùng, muốn phát triển tốt công việc và tương lai, bạn nên học chữ "nhẫn" trước khi thể hiện sự tự tin, chứ đừng tự tin mà không biết "nhẫn".
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), burn out là hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc. Burn out ảnh hưởng đến người lao động ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt Gen Z. Một nghiên cứu toàn cầu của công ty nhân sự UKG tháng 10/2024 tiết lộ 83% nhân viên tuyến đầu (người trực tiếp làm việc với khách hàng) thuộc Gen Z bị kiệt sức. Trước đó, một cuộc khảo sát của web việc làm Indeed cho thấy, những người lao động thuộc thế hệ Millennials và Gen Z đang báo cáo tỷ lệ kiệt sức cao nhất, lần lượt là 59% và 58%.
" alt=""/>Sếp 9X ngán cảnh đào tạo nhân viên Gen Z mong manh, mơ mộng![]() |
Vy và Antoine đã có tình yêu thật đẹp! |
Hợp đồng làm việc kết thúc từ giữa năm 2013, đến tháng 1 năm 2014 cô về nước. Tháng 3 cùng năm, Thanh Vy sẽ ký hợp đồng mới và quay lại tàu.
Tuy vậy, một công ty ở Hà Nội có tàu đi châu Âu đang tuyển nhân viên. Cô đặt lịch phỏng vấn và đợi ngày ra Bắc.
Thời gian chờ đợi, cô ghé vào một quán bar ở quận 1 (TP.HCM) nghe nhạc. Thời điểm này đang là Tết Nguyên đán, thành phố nhộn nhịp bỗng im ắng lạ thường.
Cô thưởng thức rượu và tận hưởng cảm giác thảnh thơi. Hình ảnh của cô đã gây sự chú ý của Antoine (SN 1993) - quốc tịch Pháp. Anh xin số điện thoại của Vy và trò chuyện qua tin nhắn, vì quán bar khá ồn.
Antoine giới thiệu mình làm sĩ quan lái tàu, đồng thời cho Vy xem thẻ ID và chìa khóa cabin (phòng ở trên tàu). Tàu của anh đang cập cảng Nhà Rồng.
Anh tiết lộ, đã từng thấy Vy đứng ở trên boong tàu ở cảng Malaysia qua ống nhòm. Để chứng minh, anh tả từ quần áo, đầu tóc, ngày giờ hôm đó. Tình tiết thú vị khiến Vy bắt đầu có ấn tượng về Antoine.
Hai người rời quán bar, đi dạo, đến cầu Khánh Hội, Antoine bất ngờ hôn Thanh Vy. Trước khi theo tàu đi dọc Việt Nam, chàng sĩ quan Pháp bất ngờ nhắn Vy đừng đi làm trên tàu, anh sẽ về gặp cô.
Chẳng biết vì lý do gì, Vy cũng quyết định hủy lịch phỏng vấn ngoài Bắc, hoãn thời gian ký hợp đồng với công ty đang làm, chỉ với mục đích là chờ đợi người đàn ông xa lạ.
![]() |
Antoine ra mắt gia đình bạn gái. |
Gần 1 tháng sau, Antoine trở lại TP.HCM tìm Vy và thổ lộ tình cảm của mình với cô gái Việt nhỏ nhắn.
Anh nói đã yêu cô ngay từ lần đầu chạm mặt ở Malaysia. Sau màn tỏ tình, anh nhận hợp đồng sang các nước khác làm việc 5 tháng.
Bạn trai đi biền biệt, Vy định buông tay nhưng Antoine đã khóc, thuyết phục cô nhất định phải đợi anh.
Tháng 1/2015, Antoine trở lại Việt Nam đón Tết với gia đình Vy. Vy đưa người yêu cùng đi chợ hoa, nấu đồ ăn, cúng Giao thừa, đi chùa… Họ đã viết tiếp câu chuyện tình yêu của mình bằng những gì chân thật nhất.
Cuộc sống làm dâu với mẹ chồng ngoại quốc
Ngày kỷ niệm một năm quen nhau, Antoine đưa bạn gái Việt đến nhà hàng ăn tối. Anh bất ngờ quỳ gối, cầu hôn cô giữa nến và hoa. Thanh Vy gật đầu, anh nhanh chóng rút điện thoại, mở facetime (cuộc gọi hình ảnh) giới thiệu vợ sắp cưới với bố mẹ.
Antoine tự đứng ra làm thủ tục kết hôn. Mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ, không gặp trở ngại nào.
![]() |
Vy hạnh phúc khi làm vợ Antoine. |
Vợ chồng Vy chở nhau trên chiếc xe máy, tất bật lo giấy tờ trên Đại sứ quán. Trời nóng hừng hực, da cô đen bóng còn da anh cháy đỏ. Mặc dù mệt nhưng lúc nào cả hai cũng nở nụ cười.
Sau đó, cặp đôi lên kế hoạch cho ngày trọng đại của mình.
Gia đình Antoine sang Việt Nam chuẩn bị tổ chức đám hỏi cho con trai theo nghi lễ truyền thống. Ngoài bố mẹ còn có chị gái, em gái ruột, bạn thân và người bố đỡ đầu của Antoine.
Tháng 8/2015, Gia đình chồng Vy và bạn bè quay lại Việt Nam tổ chức đám cưới. Bố chồng Vy làm phi công của hãng hàng không quốc gia Pháp - AirFrance. Trong dịp cưới cô, tất cả mọi người đã đặt vé đúng chuyến ông lái.
'"Buổi sáng 17/08/2015 hai vợ chồng tôi lên Sở Tư pháp ký giấy đăng ký kết hôn trước sự chứng kiến của gia đình anh. Đến trưa thì rước dâu", Vy nhớ lại. Hai vợ chồng cô ngồi trên chiếc xe mui trần màu trắng, đi dọc đường phố. Buổi chiều, tại nhà hàng, có hơn 500 quan khách chứng kiến giây phút thiêng liêng của hai vợ chồng.
Cô cùng đại gia đình chồng du lịch Phú Quốc, thăm thú miền Tây khoảng 2 tuần. Kết thúc chuyến đi, mọi người mới bay về Pháp. Cô ở lại chờ giấy tờ, làm visa đoàn tụ với chồng.
Một tháng sau ngày cưới, Vy bay sang Pháp. Gia đình chồng cô sống ở thành phố Sanary Toulon (thuộc miền Nam nước Pháp). Hai vợ chồng Thanh Vy sống riêng cách nhà ba mẹ chồng 45 phút đi xe.
![]() |
Đám cưới theo phong cách Pháp của cặp đôi. |
Bố mẹ chồng tổ chức cho Vy và Antoine một đám cưới thứ 2, mang đậm dấu ấn Pháp.
"Đám cưới phong cách Pháp rất vui, buổi tối có món thịt cừu nướng, ánh nến lung linh, sắc hoa ngập tràn', Thanh Vy nói. Mẹ chồng đích thân đưa cô đi chọn hoa, bánh và đèn theo ý thích. Họ hàng, bạn bè Antoine xúm vào dọn dẹp, bày trí suốt 2 ngày.
Gia đình nhỏ của Thanh Vy đã chào đón thêm thành viên mới vào đầu năm 2021. Thời gian vợ vượt cạn, Antoine ở bên cạnh động viên, cùng cô trải qua khoảnh khắc thiêng liêng, nghe tiếng con khóc chào đời.
![]() |
Thanh Vy khi mang bầu em bé đầu lòng. |
Chàng rể ngoại quốc rất thích về thăm bố mẹ vợ. "Người Pháp có thói quen 8 - 9 giờ mới ăn tối. Khi về Việt Nam, mọi người ăn sớm nên anh hay bị đói nhanh. 2 giờ đêm ở Việt Nam, anh tự nấu mì gói hoặc cơm trộn nước tương ăn, không để vợ hay bố mẹ vợ phải nấu", Vy kể.
Bên cạnh người chồng tốt, cô còn có mẹ chồng tuyệt vời. Bà hay tâm sự với con dâu chuyện ngày nhỏ Antoine hiếu động ra sao? Thích chơi trò gì…
![]() |
Trái ngọt cuộc hôn nhân xuyên biên giới của cặp đôi. |
Mẹ chồng Vy còn chịu khó tìm hiểu văn hóa Việt, để thích nghi với con dâu. Lần nào Vy về hai mẹ con cùng nhau đi siêu thị sắm đồ, tâm sự hàng tiếng đồng hồ không hết chuyện.
Vy khẳng định, mẹ chồng chiều chuộng cô hết mực, cưng như trứng mỏng. Từ khi sinh con, tình cảm mẹ con ngày càng sâu sắc. "Bà thích nấu những món tôi thích ăn như: Hải sản, chim…. Mẹ chồng tôi nấu ăn ngon, lần nào thấy tôi cũng ăn hết món, bà rất vui", Vy chia sẻ thêm.
Antoine có thể chu cấp cho 2 mẹ con cuộc sống thoải mái nhưng Vy không muốn làm cái bóng của chồng. Hiện nay, ngoài chăm con nhỏ, Vy làm kinh doanh online và mở cửa hàng nước hoa. Mỗi tháng thu nhập của cô đủ lớn để tự mua sắm hàng hiệu và đi du lịch, giúp đỡ bố mẹ ở nhà.
Theo Dân trí
Nguyễn Thanh Hải (nickname Linh Anh) sở hữu vóc dáng gợi cảm, thu hút với vòng 3 hơn một mét. Cũng chính vì điều này mà cô thường xuyên nhận được những tin nhắn phiền phức với lời lẽ khiếm nhã.
" alt=""/>Chuyện tình của 'soái ca' người Pháp và cô gái Việt xinh đẹp