Phải mất một lúc nghẹn ngào, anh Chướng mới có thể kể về những tháng ngày như cơn ác mộng mà gia đình mình vừa trải qua. Cuối năm 2021, con trai anh, cháu Hồ Hoài Anh kêu đau chân, kéo dài dai dẳng suốt 1 tháng trời.
Nhận thấy tình trạng có dấu hiệu bất thường, anh đưa con đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu thăm khám. Các bác sĩ chẩn đoán ban đầu Hoài Anh bị giãn cơ, chỉ cho uống thuốc giảm đau. Tình trạng không hề thuyên giảm, anh Chướng tiếp tục cho con đi khám thêm lần nữa. Qua chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ phát hiện Hoài Anh có khối u ở xương.
Nghe bác sĩ trao đổi, người cha càng thêm bàng hoàng vì hiểu rằng căn bệnh con mắc phải lành ít dữ nhiều. Trở về nhà, đứng trước căn nhà xác xơ nơi gia đình mình sinh sống, anh bất lực không biết làm cách nào có tiền cho con đi bệnh viện.
Quá thương con, vợ chồng anh bàn bạc, tìm cách bán nốt con trâu - tài sản duy nhất đáng giá trong nhà cùng những bao gạo cuối cùng, đổi lấy gần 20 triệu đồng. Vốn thuộc diện hộ nghèo trong bản, số tiền ấy là tất cả những gì anh có thể xoay sở được.
Dù được bảo hiểm hỗ trợ nhưng ca phẫu thuật cắt u, cộng thêm những chi phí sinh hoạt đắt đỏ vào thời điểm dịch Covid-19 hoành hành khiến cả gia tài ít ỏi đó nhanh chóng cạn sạch. Qua sinh thiết, khối u của cháu Hoài Anh là khối u ác tính, buộc phải chuyển sang Bệnh viện K Tân Triều điều trị.
![]() |
Gia đình bán hết tài sản vẫn không đủ cho con chữa bệnh |
Nhưng về đến nhà, chạy vạy mãi mới chỉ được 3 triệu đồng, hai cha con đành xuống bệnh viện chậm hơn lịch hẹn. Rồi đến ngày 1/3/2022, Hoài Anh lại nhiễm virus SARS-CoV-2 nên không thể vào viện được.
Hết tiền để thuê trọ, cha con anh Chướng đành quay về nhà tự điều trị, giữa tháng 3/2022 mới quay lại bệnh viện. Đúng thời điểm này, bệnh tình cháu Hoài Anh càng thêm trầm trọng hơn rất nhiều.
Nước mắt người cha
“Bố mẹ cố gắng cứu con với. Con khỏi bệnh sẽ đi làm giúp bố mẹ trả nợ”, những lời cầu cứu từ con khiến anh Chướng cảm thấy tuyệt vọng. Do bệnh tình Hoài Anh hết sức nghiêm trọng, phải sử dụng liệu pháp điều trị đặc biệt với chi phí lên đến hơn 20 triệu đồng/đợt, mỗi đợt kéo dài 10 ngày, toàn bộ thuốc men đều nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của em Hoài Anh lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Nhưng giờ đây, trong túi chỉ có vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng, gia đình anh hoàn toàn cạn kiệt về kinh tế. Chưa kể, những bao gạo cuối cùng đã vét sạch. Vợ con anh ở nhà phải nấu tạm từng bữa cháo, xin từng bữa ăn để chống lại những cơn đói hành hạ.
Mỗi ngày trôi đi, anh Chướng càng thêm sốt ruột vì bệnh tình con ngày càng trầm trọng hơn. Anh muốn cứu con thoát khỏi tình cảnh đau đớn song điều kiện gia đình hoàn toàn không cho phép.
Lặng nhìn con trên giường bệnh cùng những lời cầu cứu, tâm trạng anh càng rối bời hơn gấp bội. Quả thật, đến giờ hai cha con anh đã lâm vào cảnh đường cùng. Lúc này đây, hai cha con rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Theo xác nhận của lãnh đạo xã Mường So thì hoàn cảnh gia đình anh Hồ Văn Chướng gặp khó khăn khoảng 2 năm nay, kể từ khi con trai mắc bệnh. Kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào thuần nông nên lúc gia đình có người bệnh sẽ gặp khó khăn về mọi mặt
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Năm nay, vì dịch bệnh, những học trò khối 12 như Hương không thể có kết thúc trọn vẹn bằng một buổi lễ bế giảng như dự tính.
“Buồn, hụt hẫng và tiếc nuối là cảm xúc trong những ngày cuối cùng thời học sinh của em. Em vốn nghĩ vẫn còn thời gian để cả lớp cùng nhau khoác vai, khóc cười khi nhắc nhớ lại những kỷ niệm của ngày đầu gặp gỡ.
Những phút giây cuối cùng, nếu để nói trọn vẹn hay chưa thì chắc chắn là chưa, nhưng để là cái kết cho cuốn nhật ký mang tên cấp 3 thì có lẽ cũng đã đủ hạnh phúc”.
Học trò mặc áo cử nhân, ngồi trước màn hình laptop, điện thoại để dõi theo buổi lễ tốt nghiệp.
“Cả lớp đã tự tổ chức buổi chia sẻ online để nói hết những điều mà mình muốn nói. Nhìn những gương mặt quen thuộc đã gắn bó với mình trong suốt chặng đường dài, nhiều bạn nấc lên rồi oà khóc, kể cả đám con trai. Giây phút đó, thực sự không ai muốn rời xa”.
Thấu hiểu sự tiếc nuối của học trò, thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Bình cũng đã viết một lá thư tay để động viên các học sinh cuối cấp.
“Lễ bế giảng năm nay của lứa dê vàng thật đặc biệt. Thay vì một buổi lễ trang trọng hay màn quậy phá tưng bừng với bạn bè, các con đã nói lời tạm biệt chỉ bằng một ánh mắt, gói ghém tất cả những lưu luyến, nhớ thương sau lớp khẩu trang kín mít.
Khoá học 3 năm trôi đi trong tâm trạng phấp phỏng của những đợt nghỉ dịch,... bỗng trở nên ngắn ngủi và hụt hẫng biết bao nhiêu. Các thầy cô rất hiểu và chia sẻ với những cảm xúc, tâm trạng của các con”.
Lá thư tay động viên học trò cuối cấp của thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Bình.
Bức thư ngày chia tay của thầy hiệu trưởng khiến Hương và các bạn học sinh lớp 12 “vỡ oà”.
“Từ tận sâu đáy lòng, chúng em rất biết ơn sự thấu hiểu, quan tâm, yêu thương mà các thầy cô đã dành cho tụi em trong suốt 3 năm, cho đến tận giây phút cuối cùng này”. Hương nói.
“Buổi lễ tốt nghiệp online dẫu xa mặt nhưng không cách lòng”
Mặc dù đã được thông báo từ trước buổi lễ tốt nghiệp sẽ được thực hiện dưới hình thức trực tuyến, nhưng cả cô và trò khối 12 của Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring vẫn mong ngóng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
“Dẫu vậy, vì dịch bệnh, lễ tốt nghiệp vẫn không thể diễn ra theo hình thức trực tiếp. Đó chính là điều tiếc nuối nhất của cả cô và trò”, cô Ngô Mai Hương, giáo viên khối 12 nói.
Ở các “điểm cầu” khác nhau, học sinh trong toàn trường mặc áo cử nhân, ngồi trước màn hình laptop, điện thoại để dõi theo buổi lễ.
Lễ tốt nghiệp năm nay có phần đặc biệt hơn khi các thầy cô sẽ cùng dành thời gian nhìn lại thành tích, dấu ấn của từng bạn học sinh cuối cấp.
“Điều này sẽ thể hiện tình cảm trân trọng, quan tâm của thầy cô đối với học sinh, coi các con giống như một thành viên trong gia đình”.
Là giáo viên chủ nhiệm, từng có nhiều kỷ niệm, cảm xúc khác nhau với học trò, cô Hương nói vui, đôi lúc “giáo viên giống như cảnh sát”, vì chỉ cần học sinh nhìn thấy cô là sợ.
Trong suốt 3 năm ấy, có những niềm vui và cả những hờn giận.
“Nhưng dù là vui hay buồn, lỗi lầm hay ký ức vui vẻ, tất cả cũng đều đã là quá khứ. Quan trọng là chúng ta của hiện tại đã có những khoảng thời gian đẹp đẽ nhất bên nhau, trong trẻo và sẽ là miền ký ức bình yên để các con có thể tìm về.
Điều tiếc nuối nhất có lẽ là những trải nghiệm cuối cùng trong thời học sinh của các con đã không được trọn vẹn”, cô Hương tiếc nuối.
Học trò tham gia một lớp học cuối cùng để nói chuyện trực tiếp với các thầy cô, trong không gian lớp học trực tuyến vốn các con đã quen trong suốt những năm qua.
Dù vậy, công nghệ cũng đã phần nào hỗ trợ kéo gần hơn những khoảng cách ấy.
Thông qua hình thức viết lưu bút online, học trò có thể nhắn gửi lời yêu thương tới thầy cô, bạn bè.
Dù không thể gặp nhau trực tiếp nhưng những cuốn lưu bút online lại trở thành nơi để học trò có thể giãi bày cảm xúc và cũng là lần cuối cùng học trò cuối cấp được nói những suy nghĩ của mình.
Một điều đặc biệt, trong buổi lễ tốt nghiệp trực tuyến này, lứa học sinh lớp 12 sẽ được tham gia một “lớp học cuối cùng”.
“Dù là online nhưng đây sẽ là lần cuối các con được nói chuyện trực tiếp với các thầy cô, trong không gian lớp học trực tuyến vốn các con đã quen trong suốt những năm qua, để chia sẻ dòng cảm xúc của mình thay vì những dòng chữ đánh máy. Giây phút ấy quả thực rất xúc động và nghẹn ngào. Buổi lễ tốt nghiệp online dẫu xa mặt nhưng không hề cách lòng”.
Học trò biết không được dự lễ tốt nghiệp và gặp thầy cô trực tiếp nên đã gửi thư và những món quà tri ân nhỏ với những lời chúc rất đáng yêu.
Tham gia buổi lễ tốt nghiệp online, Mỹ Hoa, học trò lớp 12 xúc động: “Hôm nay, con cảm thấy rất tiếc nuối vì không thể được cùng thầy cô và các bạn đón một lễ tốt nghiệp trực tiếp. Nhưng con vẫn cảm thấy may mắn vì một lễ tốt nghiệp trực tuyến vẫn có thể diễn ra, để thời gian trôi chậm lại hơn một chút, giúp chúng con được nhìn ngắm lại khoảng thời gian 3 năm vừa qua.
Sẽ còn những tiếc nuối, hụt hẫng, nhưng với chúng con, lễ tốt nghiệp năm nay đã phần nào trọn vẹn theo cách riêng của nó.
Chúng con biết ơn vì đến giây phút cuối cùng, vẫn có thầy cô và các bạn ở bên, để cùng nhau lưu lại những mảnh ghép cuối cùng - một phần thanh xuân đẹp đẽ mà chúng con có thể cảm thấy ấm áp, bình yên khi nhớ về", nữ sinh lớp 12 nói.
Thúy Nga
Bán hết cả ruộng ngô, mở lớp dạy học trực tuyến qua Zoom,… toàn bộ số tiền thu về hơn 230 triệu đồng được thầy Ngô Văn Minh, giáo viên Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) mua thiết bị y tế để chuyển tới vùng tâm dịch Bắc Giang.
" alt=""/>Học trò cuối cấp “đóng băng” kỷ niệm qua buổi bế giảng trực tuyến![]() |
Careerbuilder chia sẻ 5 bí quyết giúp củng cố mối quan hệ với nhân viên trong mùa dịch:
Đừng chỉ nhìn vào con số
Điều khiến doanh nghiệp lo lắng nhất trong mùa dịch thường là sụt giảm lợi nhuận. Nhưng đừng vì áp lực lợi nhuận mà bỏ quên các giá trị cốt lõi của công ty. Nói cách khác, đừng chỉ nhìn vào các con số, hãy tập trung vào con người.
Nói về tầm quan trọng của nhân sự, trong tiếng Anh có câu khá quen thuộc “‘Our people are our greatest asset” - "Con người là tài sản lớn nhất của chúng ta". Cách doanh nghiệp ứng phó với Covid-19 sẽ được nhân viên, thậm chí cả đối tác, ghi nhớ trong nhiều năm. Đây là cơ hội để củng cố thương hiệu và uy tín trên thị trường, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý. Bằng cách hỗ trợ nhân viên trong giai đoạn này, chủ doanh nghiệp sẽ gặt hái được lợi ích trong nhiều năm tới.
Giao tiếp cởi mở
Hãy thẳng thắn chia sẻ với nhân viên về thách thức công ty đang đối mặt và cách công ty ứng phó với chúng. Đừng che giấu, hãy minh bạch - giao tiếp cởi mở là chìa khóa để gây dựng lòng tin.
Tốt nhất, hãy cử một nhân sự cấp cao, ví dụ trưởng phòng hành chính nhân sự, thư ký giám đốc, thông báo về những thay đổi của công ty trong mùa dịch. Nhờ vậy, nhân viên nghe được thông tin chính thức thay vì những lời bàn tán.
Giao tiếp chỉ thành công khi thực hiện hai chiều
Hãy khuyến khích nhân viên phản hồi ở cấp độ tập thể và cá nhân. Thực hiện khảo sát nhân viên thường xuyên, tổ chức sự kiện văn hóa nội bộ online hoặc theo nhóm nhỏ là những cách khiến nhân viên cảm thấy được lắng nghe và muốn gắn bó với công ty.
Tích cực khen thưởng
Khi mọi người phải đọc tin tức tiêu cực mỗi ngày về Covid-19, khen thưởng và ghi nhận sẽ giúp cân bằng cảm xúc.
Không phải chỉ nhân viên kinh doanh đạt doanh số cao mới đáng khen. Các thành tích như tìm ra giải pháp giải quyết nhu cầu của khách hàng, thích ứng với thách thức hoặc hợp tác hiệu quả đều có thể được tôn vinh và ghi nhận.
![]() |
Đôi khi, chỉ một lời cảm ơn của giám đốc cũng có tác động lớn đến tinh thần của nhân viên. Sự ghi nhận thường được nhân viên ghi nhớ lâu hơn những phần thưởng vật chất, bởi họ cảm thấy được trân trọng và tạo thêm động lực cho họ. Khen thưởng cũng truyền cảm hứng cho sáng tạo và đổi mới.
Hãy tạo ra những cơ chế trao giải đa dạng như thưởng tháng, thưởng tuần, thưởng thành tích, thưởng nỗ lực, thưởng nóng… Nhờ vậy, những nhân sự xứng đáng nhất sẽ không bị ‘bỏ sót’.
Đảm bảo và tăng cường phúc lợi
Trong mùa dịch, nhiều người sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng về công việc, sức khỏe, tài chính và các mối quan hệ xã hội. Do đó, các chế độ phúc lợi tốt, sự quan tâm của cấp trên có giá trị hơn bao giờ hết.
Đảm bảo toàn bộ nhân viên nhận được đầy đủ phúc lợi của công ty như bảo hiểm sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, tủ thuốc văn phòng... Các sáng kiến hỗ trợ tinh thần nhân viên cũng có thể có ích: tổ chức lớp thiền giờ nghỉ trưa, tham vấn sức khỏe tinh thần online với chuyên gia...
Khi nhiều trường học phải nghỉ vì giãn cách khiến công việc và cuộc sống gia đình của nhiều người bị xáo trộn, công ty cũng nên tạo điều kiện cho nhân sự có con nhỏ làm việc tự do hơn, miễn sao đảm bảo hiệu quả công việc, ví dụ như nghỉ trưa linh hoạt, nới lỏng quy định điểm danh...
Ngoài ra, hãy khuyến khích các trưởng bộ phận hỏi han nhân viên trong nhóm, lắng nghe vấn đề họ gặp phải, kể cả những vấn đề cá nhân.
Hoàn thành trách nhiệm của người quản lý
Do đại dịch, một số công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ việc để duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu đây là trường hợp của công ty bạn, đừng ‘qua cầu rút ván’. Hãy nhớ rằng nhân viên chính là người từng chung lưng đấu cật với bạn.
Nếu bạn giữ vững giá trị cốt lõi của mình và duy trì giao tiếp cởi mở, nhân viên có thể thông cảm cho quyết định của công ty. Điều tốt nhất bạn có thể làm là hỗ trợ họ tìm việc mới. Nếu bạn biết về một cơ hội việc làm, đừng ngại giới thiệu cho họ. Với tư cách là người quản lý, bạn cũng có thể viết thư giới thiệu, trong đó đề cập đến những ưu điểm và thành tích của nhân viên.
Trong mùa dịch Covid-19, duy trì hoạt động doanh nghiệp vốn đã khó khăn, nhiều công ty không để ý tới duy trì mối quan hệ với nhân viên. Nhưng đừng quên nhân viên chính là những “chiến binh” bảo vệ và vận hành công ty trong thời gian khủng hoảng. Nói cách khác, đầu tư vào mối quan hệ với nhân viên cũng chính là đầu tư vào lực lượng phòng hộ nòng cốt - điều chắc chắn mang lại lợi ích bền vững và lâu dài.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" alt=""/>Bí quyết gắn kết nhân viên trong mùa dịch