Hiện tượng trào ngược, lâu ngày làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi dưới - nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân (Ảnh: mimithealth).
Khuyến cáo trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Duy Kiên đang công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đa số bệnh nhân chờ đến khi chân có biểu hiện nóng, tê, đau, nhức, nổi búi to mới đi khám. Bệnh nhân thường đến khám nhiều nhất khi đang ở cấp độ 1 (giãn tĩnh mạch mạng nhện, dạng lưới) và cấp độ 2 (giãn búi to > 3mm).
Suy giãn tĩnh mạch chân độ 1 (Ảnh: vein centers of florida).
Ngoài điều trị nền tảng như mang vớ giãn tĩnh mạch áp lực, tránh đứng ngồi lâu, tập thể dục, can thiệp ít xâm lấn hiện nay được xem như bước tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch dưới da mức độ 1 ảnh hưởng thẩm mỹ, tiêm xơ hoặc laser xung dài là phương pháp điều trị hiệu quả.
Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giãn búi to (độ 2), can thiệp nội mạch bằng laser bước sóng dài (EVLA) được khuyến cáo với mức độ cao nhất bởi các Hiệp hội Tĩnh mạch trên thế giới.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng tiêm xơ (Ảnh: surfacemedicalesthetics).
Hiện nay, để tăng tỷ lệ hài lòng và hiệu quả thẩm mỹ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1, nhiều chuyên gia đã giới thiệu về ứng dụng công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài) vì hiệu quả cải thiện rõ rệt so với tiêm xơ hay laser xung dài đơn thuần.
Bắn laser xung dài điều trị suy giãn tĩnh mạch (Ảnh: certifiedfoot).
Với suy giãn tĩnh mạch độ 2 nguyên nhân từ hệ thống tĩnh mạch hiển (chiếm 80% nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch nông), công nghệ laser nội mạch (EVLA) kết hợp với kỹ thuật bóc búi tĩnh mạch làm tăng hiệu quả điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân theo khuyến cáo mới nhất của ESVS 2022 (Hiệp hội tĩnh mạch châu Âu).
"EVLA SafeClean giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị và đảm bảo được 2 tiêu chí: an toàn và sạch búi tĩnh mạch (Safe & Clean)", bác sĩ Kiên khẳng định.
Biến chứng khidùng laser xung dài điều trị giãn tĩnh mạch chân
Theo bác sĩ Kiên, laser xung dài chỉ hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 dạng mạng nhện. Việc điều trị nếu không được thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ làm tổn thương mô, gây nên những biến chứng thường gặp như: đỏ ở vùng da điều trị, phồng rộp, đóng vảy, sưng tấy, đốm, thay đổi (tăng hoặc giảm) sắc tố da qua thời gian, tổn thương thần kinh dưới da, viêm do tổn thương, tái phát…
Tình trạng tái phát sau điều trị bằng laser xung dài diễn ra khá phổ biến, chủ yếu do không thực hiện đúng quy trình chẩn đoán chuyên sâu mà chỉ điều trị dựa vào biểu hiện bề mặt. Vì vậy, bệnh nhân nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu, khám lâm sàng kết hợp siêu âm đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới ở tư thế đứng và nằm, nhằm đưa ra phương án điều trị tối ưu (bảo tồn hoặc can thiệp).
Phát triển quy trình kỹ thuật SCLASER trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết SCLASER là quy trình công nghệ ứng dụng kết hợp tiêm xơ và laser xung dài trong 1 đợt điều trị nhằm phát huy thế mạnh của cả hai, giúp đem lại hiệu quả tối ưu thay vì chỉ dùng một biện pháp đơn thuần. Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chuẩn y khoa gồm:
Thăm khám với bác sĩ mạch máu để đánh giá chính xác tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Chẩn đoán loại trừ: loại trừ các bệnh lý đi kèm có chung triệu chứng giống suy giãn tĩnh mạch như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống liên quan đến xương khớp. Siêu âm mạch máu chuyên sâu ở tư thế đứng và nằm, kiểm tra dòng mạch máu trào ngược, đánh giá huyết động tĩnh mạch chi dưới nhằm phát hiện dòng trào ngược bệnh lý (reflux sign). Kết luận cấp độ giãn tĩnh mạch.
Các giai đoạn điều trị:
Giai đoạn 1: điều trị bằng vi tiêm xơ để xử lý giãn tĩnh mạch dạng lưới. Đánh giá hiện tượng refill: các tĩnh mạch sẽ lại đầy và tái hiện, chiếm tỷ lệ 20-40% sau tiêm xơ đơn thuần.
Giai đoạn 2: bổ sung liệu trình laser xung dài (NYAG 1064nm) nhằm triệt tiêu các tĩnh mạch tồn dư không thể xử lý được bằng tiêm xơ đơn thuần trước đó.
Tái khám định kỳ: bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi, tái khám định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch cần đến các tổ chức y tế chuyên sâu (Ảnh: Dr. Vein).
Bác sĩ Kiên lưu ý, trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần đến các tổ chức y tế chuyên sâu được Bộ Y tế cấp phép; được thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm; giúp đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát hoặc bệnh nặng hơn.
" alt=""/>Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng laser xung dàiBác sĩ sẽ tìm kiếm bất kỳ thay đổi nào trên bề mặt lưỡi hoặc cách lưỡi di chuyển. Điều này có thể chỉ ra các vấn đề trong chính miệng, cũng như tình trạng sức khỏe và khả năng miễn dịch tổng thể.
Nhưng không cần phải đợi đến khi đi khám bác sĩ. Vệ sinh lưỡi hai lần một ngày có thể giúp bạn kiểm tra lưỡi và cải thiện hơi thở.
Bạn nên vệ sinh lưỡi 2 lần trong ngày (Ảnh minh họa: Healthline).
Lưỡi khỏe mạnh trông như thế nào?
Lưỡi đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống, nói chuyện và các chức năng quan trọng khác. Nó không phải là một cơ duy nhất mà gồm 8 cặp cơ giúp lưỡi di chuyển. Bề mặt lưỡi được bao phủ bởi các nốt nhỏ có thể nhìn thấy và cảm nhận được, được gọi là nhú lưỡi, tạo cho lưỡi một bề mặt nhám.
Theo Bệnh viện Vinmec, lưỡi bình thường sẽ có màu hồng cùng với một lớp phủ mỏng màu trắng ở phía trên. Sắc thái hồng của lưỡi có thể ở mức độ đậm nhạt tùy theo mỗi người. Lưỡi khỏe mạnh cần có nhiều nhú ở trên mặt và hai bên, và các nhú này thường có những nốt sần nhỏ, nhiều thịt, có kết cấu thô ráp ở đầu lưỡi.
Một lượng nhỏ lớp phủ màu trắng có thể là bình thường. Nhưng những thay đổi đáng kể hoặc đổi màu có thể chỉ ra các vấn đề khác.
Tôi nên vệ sinh lưỡi như thế nào?
Theo The Conversation,việc vệ sinh lưỡi chỉ mất khoảng 10-15 giây, nhưng đây là một cách tốt để kiểm tra sức khỏe và có thể dễ dàng kết hợp vào thói quen đánh răng.
Bạn có thể vệ sinh lưỡi bằng cách chà nhẹ lưỡi bằng bàn chải đánh răng thông thường. Thao tác này sẽ loại bỏ mọi mảnh vụn thức ăn và giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trên bề mặt có kết cấu thô ráp của lưỡi.
Hoặc bạn có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi đặc biệt. Những dụng cụ có hình dạng cong này được làm bằng kim loại hoặc nhựa và có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với việc chà bằng bàn chải đánh răng.
Việc vệ sinh lưỡi có thể giúp chống lại hơi thở hôi. Dụng cụ cạo lưỡi đặc biệt hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn thường gây hôi miệng, ẩn trong bề mặt lưỡi.
Các vấn đề thường gặp trên lưỡi
- Lớp phủ màu trắng
Phát triển lớp phủ màu trắng trên bề mặt lưỡi là một trong những thay đổi phổ biến nhất ở những người khỏe mạnh. Điều này có thể xảy ra nếu bạn ngừng chải hoặc cạo lưỡi, ngay cả trong vài ngày.
Trong trường hợp này, các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn đã tích tụ và gây ra mảng bám. Chà hoặc cạo nhẹ sẽ loại bỏ lớp phủ này. Loại bỏ vi khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng mãn tính, có thể lây lan sang các cơ quan khác và gây ra các bệnh nghiêm trọng.
- Lớp phủ màu vàng
Điều này có thể chỉ ra bệnh tưa lưỡi, một bệnh nhiễm nấm để lại bề mặt thô khi chà xát.
Tưa lưỡi thường gặp ở người cao tuổi dùng nhiều loại thuốc hoặc bị tiểu đường. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên sau khi bị bệnh do hệ thống miễn dịch bị ức chế tạm thời hoặc do sử dụng kháng sinh.
Nếu bạn bị tưa lưỡi, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc chống nấm trong ít nhất một tháng.
- Lớp phủ màu đen
Hút thuốc hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn và đồ uống có màu đậm - chẳng hạn như trà và cà phê hoặc các món ăn có nghệ - có thể khiến lưỡi trông như phủ một lớp lông đen. Đây không phải là lông mà là sự phát triển quá mức của vi khuẩn, có thể chỉ ra tình trạng vệ sinh răng miệng kém.
- Các mảng màu hồng
Các mảng màu hồng được bao quanh bởi viền trắng có thể khiến lưỡi của bạn trông giống như một bản đồ, đây được gọi là lưỡi địa lý hay lưỡi bản đồ. Người ta không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này, thường không cần điều trị.
- Đau và viêm
Lưỡi đỏ, đau có thể chỉ ra một loạt các vấn đề, bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic hoặc vitamin B12, các bệnh bao gồm thiếu máu ác tính, bệnh Kawasaki và sốt ban đỏ, viêm, chấn thương do đồ uống nóng hoặc thức ăn, loét, bao gồm mụn rộp và loét miệng, hội chứng bỏng miệng.
- Khô
Nhiều loại thuốc có thể gây khô miệng, còn gọi là xerostomia. Chúng bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc lợi tiểu. Nếu miệng bạn rất khô, nó có thể gây đau.
Dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo bệnh ung thư
Các mảng trắng hoặc đỏ trên lưỡi không thể cạo sạch, đã tồn tại lâu hoặc ngày càng phát triển cần được bác sĩ nha khoa kiểm tra càng sớm càng tốt, cũng như các vết loét không đau. Những vết loét này có nguy cơ cao biến thành ung thư so với các bộ phận khác của miệng.
Ung thư miệng có tỷ lệ sống sót thấp do phát hiện muộn. Vì vậy, việc kiểm tra xem lưỡi có thay đổi về màu sắc, kết cấu, vết đau hay vết loét không là rất quan trọng.
" alt=""/>Bạn có cần vệ sinh lưỡi hằng ngày?Mọi phụ nữ bất kể ở lứa tuổi nào cũng đều có thể mắc bệnh phụ khoa (Ảnh minh họa: Istock).
Nhiều người cho rằng bệnh phụ khoa là bệnh của phụ nữ đã có gia đình. Tuy nhiên theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, thực tế các cô gái chưa từng quan hệ tình dục cũng có thể mắc bệnh. Quan hệ tình dục chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân gây bệnh phụ khoa.
"Mọi phụ nữ, thậm chí là trẻ gái 12-13 tuổi, đều có khả năng mắc bệnh do cấu trúc của vùng kín mở hẳn ngoài da, lại nằm giữa lỗ đi đại tiện và tiểu tiện - nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu giữ vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn, nấm sẽ phát triển gây viêm nhiễm", BS Dung cho biết.
Thực tế, ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa thấp hơn vì có màng trinh bảo vệ. Màng trinh giống như một lớp màng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong nhưng chỉ một phần nào đó.
Theo BS Dung, một số trường hợp mắc bệnh phụ khoa là do thụt rửa sâu âm đạo, đặt thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc thủ dâm bằng tay khi tay cũng như môi trường tiến hành không sạch cũng có thể gây bệnh.
Một nguyên nhân khác là do chị em mặc quần chật, bó sát người trong thời gian dài khiến cho vùng kín bị bí khí, tạo môi trường ẩm thấp. Đây là điều kiện cho vi khuẩn, đặc biệt là nấm phát triển.
Một số trường hợp mắc bệnh do quá sạch. Nhiều chị em có thói quen rửa vùng âm đạo liên tục vì nghĩ như thế là sạch. Tuy nhiên, chính việc vệ sinh quá thường xuyên, cộng thêm hóa chất trong dung dịch sát khuẩn khiến niêm mạc âm đạo bị khô, mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, các hóa chất cũng tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển.
Trong môi trường âm đạo tồn tại cả vi khuẩn có lợi và có hại. Âm đạo khỏe mạnh khi lợi khuẩn vượt trội hoặc cân bằng với hại khuẩn. Độ pH trong âm đạo quyết định môi trường sống của các loại vi khuẩn này.
"Vì vậy, thay đổi độ pH là một trong những lý do gây mất cân bằng hệ sinh thái trong âm đạo, khiến hại khuẩn phát triển nhanh về số lượng trong khi lợi khuẩn giảm đi", BS Dung khuyến cáo.
Biểu hiện của bệnh là ngứa, rát âm hộ, ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi, màu sắc không bình thường. Bên cạnh đó, có thể có một số biểu hiện như mụn lở loét ở vùng kín, đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
Bệnh không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, với cảm giác nóng rát, khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh dễ chuyển sang mãn tính, để lại di chứng như teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung, BS Dung cho biết.
Hơn nữa, ngứa bộ phận sinh dục có thể do dị ứng, ký sinh trùng, hắc lào... Vì thế trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, chị em cần đi khám, phát hiện nguyên nhân để việc điều trị mang lại hiệu quả.
Để tránh mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ khuyên chị em nên giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, tắm thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), tránh mặc quần chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát, chọn chất liệu cotton. Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn hạn sử dụng, sau 4-6 giờ phải thay một lần.
Khi vệ sinh vùng kín, chị em cũng cần nhớ không dùng nước bẩn để tắm rửa, không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, không dùng nước muối vì muối có tác dụng giữ ẩm.
Khi thấy có những biểu hiện ngứa, rát vùng kín nhiều ngày không khỏi, chị em nên đi khám.
" alt=""/>Chưa từng quan hệ có mắc bệnh phụ khoa không?